Danh mục

Kí sự Nam Phi: Phía kia của Cape Town

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.34 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Steven dừng xe ở một trạm xăng trước khi vào Khayelitsa, gỡ biển taxi trên nóc. Anh bảo rằng, tốt nhất là không nên để người dân ở khu định cư da đen này để ý đến việc có chiếc taxi chở một phóng viên châu Á là tôi đến nơi ở của họ. Anh đúng. Tôi khoái chiếc xe Ford cà tàng đời 1980 của anh. Không phải vì nó không hề có điều hòa, cửa kính vẫn phải mở bằng cách quay tay và thay vì trong xe nức lên mùi nước hoa dễ chịu lại là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kí sự Nam Phi: Phía kia của Cape Town Kí sự Nam Phi: Phía kia của Cape TownSteven dừng xe ở một trạm xăng trước khi vào Khayelitsa, gỡ biển taxi trênnóc. Anh bảo rằng, tốt nhất là không nên để người dân ở khu định cư da đennày để ý đến việc có chiếc taxi chở một phóng viên châu Á là tôi đến nơi ở củahọ. Anh đúng.Tôi khoái chiếc xe Ford cà tàng đời 1980 của anh. Không phải vì nó không hề cóđiều hòa, cửa kính vẫn phải mở bằng cách quay tay và thay vì trong xe nức lênmùi nước hoa dễ chịu lại là mùi hôi nách của anh, mà vì chiếc xe ấy đúng là khôngthể gây ra những chú ý lớn lao từ người dân sống trong Khayelitsa, khu định cư dađen lớn nhất ở Cape Town, và chỉ đứng thứ 2 sau Soweto về số dân cũng như diệntích. Anh lái xe taxi to béo người da đen ấy cũng dặn, là sẽ chỉ đi vào những chỗnào anh cảm thấy an toàn, cần phải chốt tất cả các cửa khi ngồi trong xe chụp ảnhvà sẽ nhắc tôi kéo cửa kính nhanh chóng nếu có dấu hiệu nguy hiểm. Tôi đ ã đi vàonhững khu dân cư rộng lớn và lụp xụp của Soweto, và tôi cũng đã quen với nhữnglời khuyên kiểu ấy. Khu định cư da đenPhải, cuộc sống ở những khu định cư da đen là thế, và cũng có thể định kiến củanhững ai sống ở thế giới khác với họ có suy nghĩ thế, nhưng rõ ràng là ởKhayelitsa, những lời dặn ấy không thừa. Thế nên, người ta sợ và ghẻ lạnh ngườida đen, hệt như chế độ apartheid đã đẩy họ ra ngoài các thành phố lớn, dồn họ vàocác khu dân cư và lấy hàng rào sắt bao quanh. Bây giờ, 2 thập niên sau khi chế độấy sụp đổ, những khu định cư không hề mất đi, mà ngày càng phình to ra hơn baogiờ hết. Những ai đến Cape Town, vui vẻ ầm ỹ trong những tửu quán tr ên đườngLong, những khu shopping ở Waterfront, chắc chắn sẽ không biết rằng, tồn tạingay bên cạnh Cape Town giàu có, xa hoa và lắm tiền của ăn chơi như New Yorknày, lại có một thế giới của những người cùng đinh trong xã hội.Chỉ cần đi dọc con đường N2, qua sân bay Cape Town International một đoạn vàrẽ trái vào đường Mew Way, bạn sẽ thấy tất cả. Ở Khayelitsa, người ta sống chủyếu trong những ngôi nhà bằng kẽm. Các cửa hàng bán đủ thứ nhì nhằng được đặttrong các container. Nhà vệ sinh công cộng chỉ mới được đưa đến cách đây chưalâu và đặt thành hàng dài trước các khu nhà bẩn thỉu. Nhưng ở đây hình như ngườita không có thói quen đi vệ sinh như thế. Ở nơi đó không có World Cup. Sowetocòn có những dãy cờ của các đội tuyển tham dự giải, có những tranh vẽ về giải đấudo những “nghệ sĩ đường phố” thể hiện trên các bức tường hoặc ngay trên đường,có những dãy ăng ten parabol ở những nhà khấm khá, có cả khách du lịch, vì ởkhu Orlando của Soweto, có ngôi nhà cũ của lãnh tụ Nelson Mandel. Ở đây khôngcó gì hết. Không cần phải đến tận các safari với hổ báo, h ươu nai, hay chạy xe đếnsa mạc Kalahari giáp với biên giới Namibia, bối cảnh của phim “Đến Thượng đếcũng phải cười”, để hiểu được ở đó người ta không hề biết đến giải đấu đang diễnra.Những hiệu cắt tócNhiều trong số hàng trăm nghìn dân ở đây thậm chí không biết World Cup được tổchức trên đất nước mình, đúng ra, ở thành phố mình, cách đấy chỉ 20 cây. Họkhông có tivi. Những nhà nào có điện thì hầu hết là câu trộm. Ở đấy, người takhông trả bất cứ thứ tiền nào hết, từ điện, nước đến vệ sinh. Rác ùn lên hàng đốngbên những con đường. Tương phản với cảnh nhếch nhác ấy, là một trung tâm thểthao lớn mới được xây dựng nguy nga và tráng lệ. Nhưng Steven cười, bảo:“Người ta muốn những đứa trẻ thoát khỏi đói nghèo bằng cách tạo cho chúng giấcmơ “thuốc phiện” trở thành cầu thủ bóng đá? Chỉ có một Drogba hay Eto’o màthôi. Điều mà người dân ở đây cần là việc làm, y tế và học hành”.Ở Khayelitsa, World Cup trên thực tế lại là một thứ tội nợ, khi nhiều trong sốnhững người dân ở đó sống bằng cướp bóc không thể “hành nghề” nổi vì đường sábị “cảnh sát hóa”, vì nỗi lo sợ nay mai sẽ bị ủi đổ nhà khi thành phố mở rộng raphía ngoài và “dọn dẹp” các khu cùng đinh. Ông trưởng một khu xóm ởKhayelitsa mà tôi gặp trong một hiệu cắt tóc tại đó, trong một lần hiếm hoi xuốngxe (hiệu cắt tóc này cũng được làm trong các container với những tên rất kêu như“Number 1 salon”) bảo rằng: “Chúng tôi căm ghét vuvuzela, căm ghét World Cup.Nhưng chúng tôi không ghét Blatter hay Shakira, vì không biết họ là ai. Tôi mongcái World Cup chết tiệt này kết thúc, để chúng tôi trở lại cuộc sống bình thường.Chúng tôi chẳng sung sướng gì khi có nó. Tiền được đổ vào đâu đó, tôi khôngbiết, nhưng không đến đây”. Nhưng không phải mọi thứ đều xám xịt. Dấu hiệu“của cuộc sống tươi đẹp” tồn tại trong những cái gọi là nhà – những gian nhà bằngkẽm rộng chừng 10 mét vuông có giá 3 nghìn rand (hơn 400 USD) được rao bánngay trên hè phố, các bà bán quán béo ú đang tích cực nướng thịt (à, vì đấy là chủnhật), và số lượng các hiệu cắt tóc, làm đầu ở Khayelitsa nhiều một cách kì lạ. Các“hair salon” được trang hoàng một cách lộng lẫy, và lúc nào cũng có người đếnchăm sóc cho mái tóc. Kết luận của Steven: “Mọi thứ ở đây chưa ...

Tài liệu được xem nhiều: