Thông tin tài liệu:
Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta nhiều nguồn năng lượng quý, trong đó có ánh sáng mặt trời. Các sinh vật sơ cấp như cây xanh, vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp nên nguồn năng lượng sống qua quá trình quang hợp. Trong đó Tảo (Algae) đóng góp nguồn sinh khối sơ cấp khổng lồ. Việc nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của tảo đang ngày càng được chú trọng. Trong những thập niên gần đây, tảo Spirulina......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kĩ thuật trồng tảo Spirulina Mục lục Mở đầu Thành phần dinh dưỡng của Spirulina Tại sao chúng ta lại nuôi trồng Spirulina Nuôi cấy tảo như thế nào? Hệ thống bể nuôi tảo Trang trại nuôi tảo Giống – Hoá chất nuôi tảo Nuôi cấy tảo như thế nào? Thu hoạch Hỗn hợp Spirulina khô Ngoài ra còn có một số vấn đề khác sauPDF processed with CutePDF evaluation edition www.CutePDF.com Mở đầu Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta nhiều nguồn năng lượng quý, trongđó có ánh sáng mặt trời. Các sinh vật sơ cấp như cây xanh, vi sinh vật quangtự dưỡng sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp nên nguồn năng lượng sốngqua quá trình quang hợp. Trong đó Tảo (Algae) đóng góp nguồn sinh khốisơ cấp khổng lồ. Việc nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của tảo đang ngày càngđược chú trọng. Trong những thập niên gần đây, tảo Spirulina được tậptrung nhiều nghiên cứu cho những giá trị dinh dưỡng của chúng. Kỹ thuậtnuôi đơn giản, thời gian sản xuất hầu như quanh năm. Sinh khối thu được cógiá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng protein đạt 60-70% trọng lượng khô,đầy đủ các axit amin đặc biệt là các axit amin không thay thế, giàu cácvitamin, các nguyên tố khoáng, các chất khoáng, các sắc tố và nhiều chất cóhoạt tính sinh học khác. Nhờ vậy, những ứng dụng của tảo không chỉ lànguồn dinh dưỡng quý mà còn được ứng dụng nhiều trong y-dược học.Những thành tựu về công nghệ nuôi trồng và sử dụng tảo phát triển mạnh. Đã từ lâu, tảo Spirulina đã được con người sử dụng làm thức ăn. Mộtsố tài liệu sử học ghi nhận ở thế kỷ XVI, thổ dân Aztec sống quanh vùng hồTexcoco vẫn thường thu vớt một loại thức ăn từ hồ này, họ gọi món ăn đó là“Tecuilat”. Tecuilat được bán taị các chợ của Mexico và được ăn cùng vớingô và các ngũ cốc khác hoặc cùng với nước chấm gọi là “Chilmolli”. Vềsau “Tecuilat” được xác định là làm từ tảo lam Spirulina maxima, một loạithức ăn rẻ tiền và nhiều dinh dưỡng. Dân địa phương quanh thị trấn FortLamy, nay là nước cộng hoà Chad thuộc Châu phi, vẫn ăn một thứ thức ăngọi là “Dihe”. Họ làm “Dihe” từ những váng màu xanh nổi trên mặt nước hồChad. Họ thu vớt và phơi khô chúng trên cát dưới ánh sáng mặt trời rồi đậpnhỏ đem bán. Làm khô Spirulina nhờ cát Dangeard - một nhà nghiên cứu người Pháp đã xác định thành phầnchính của Dihe là loại tảo xoắn Arthrospira(=Spirulina) platensis. Năm1970 việc nghiên cứu và sản xuất tảo được tiến hành trên diện tích 12 ha vớisản lượng trên 1 tấn tảo khô mỗi ngày. Ngày nay, có rất nhiều các nước nuôitrồng sản xuất tảo với quy mô lớn. Cháu bé mắc bệnh suy dinh dưỡng trầm trọng Cháu bé trong ảnh mắc căn bệnh Kwashiorkor - tiếng địa phương củaGhana có nghĩa là “nếu một đứa trẻ mắc phải thì tiếp sau đó đứa trẻ thứ haicũng trong tình trạng tương tự” thực ra đây là căn bệnh suy dinh dưỡng gặpphổ biến ở các nước đang phát triển đặc biệt ở châu Phi và châu Á. Chúng tabiết rằng nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng là do chúng khôngđược cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cơ bản trong thức ăn hàngngày như protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Cách đây nhiều năm,UNICEF đã báo cáo rằng hàng ngày có khoảng 40.000 trẻ em đói ăn và mắccác bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng. Ngày nay, UNICEF cho biết khoảng 30.000 ca tử vong/ngày do suydinh dưỡng. Từ chiến tranh thế giới thứ 2 trở lại đây theo tính toán đã có tới700 triệu người chết do suy dinh dưỡng. Hàng ngày, có rất nhiều trẻ em phảihứng chịu cảnh đói khát do thiếu các điều kiện chăm sóc cần thiết. Tuynhiên, sẽ thật vô lý nếu chúng ta không thể làm gì tốt hơn, đặc biệt nạn nhânlại là trẻ em. Bởi vậy, điều bức thiết đặt ra là chúng ta phải nhìn thẳng vàosự thật và tìm kiếm các điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ lâu,đông đảo người dân lao động các nước trên thế giới thường mơ ước mộtđiều đơn giản: Thế giới được tạo nên bởi các khu vườn và ở đó cây lươngthực được trồng một cách thừa thãi, nó thậm chí còn mọc được trên cả cácvách đá, sa mạc và cả các đại dương có băng tuyết và sóng dữ. Tuy nhiêncuộc đấu tranh của con người với miếng ăn không bao giờ công bằng. Mộtsố trong chúng ta phải mất cả thời gian nghỉ ngơi để tìm kiếm thức ăn dođiều kiện sống khắc nghiệt và kỹ thuật canh tác lạc hậu. Trong khi đó một sốkhác lại có dư thừa lương thực và họ có thời gian học và xây dựng nhữngcông trình to lớn, vui chơi và làm nhiều việc khác nữa. Sự bất công của tạohóa đã khiến cho tài sản được phân bố không đồng đều đối với từng khuvực. Liệu chúng ta có thể làm tốt hơn để cải tạo cuộc sống so với những gìthiên nhiên đã ban tặng ? Có nhiều lý do chúng ta biện minh rằng để phát triển cuộc sống đầyđủ là điều không dễ dàng song sẽ là không chính đáng nếu như trẻ em phảichịu cảnh đói khát, suy dinh dưỡ ...