Kịch bản thị trường theo quan điểm của phân tích kỹ thuật
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 979.02 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sự sụt giảm của thị trường theo quan điểm của phân tích kỹ thuật và của cá nhân tôi là một phần tất yếu. Nó được hình thành và di chuyển để tạo thành những hình mẫu có thể phỏng đoán được.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kịch bản thị trường theo quan điểm của phân tích kỹ thuật Kịch bản thị trường theo quan điểm của phân tích kỹ thuật Việc dự đoán của bài viết không nhằm môc đích cho kết quả chính xác, hay tìm kiếm đỉnh hoặc đáy trong một khoảng thời gian, mà là dự đoán những khả năng có thể xảy ra của thị trường từ đó có cách hành xử hợp lý. Tác giả cố gắng: cung cấp cái nhìn toàn cục diễn biến của thị trường. Phần nào tránh được tâm lý hoảng loạn trước diễn biến xấu của thị trường; Ước đoán khoảng thời gian có thể xảy ra của một sự kiện, kiểm chứng với thông tin trên thị trường; Từ đó xác định thời điểm ra vào thị trường, hạn chế được phần nào rủi ro; Việc dự báo không mang tính chất đề cao vai trò của PTKT. Cơ sở lý luận Các phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trong quá trình phân tích Đồ thị phân tích là đồ thị tuần, phân tích thị trường trong dài hạn để giảm bớt độ nhiễu của thị trường do các yếu tố thông tin tạo ra. Ngày phân tích là ngày 10/01/2008. Phương pháp phân tích hình mẫu – Pattern: các hình mẫu có thể xảy ra trong biểu đồ là: + Cup with Handle: biểu đồ hình chiếc cốc có tay cầm, dạng mẫu biểu đồ này thường hình thành trong dài hạn. Hình mẫu này dự báo sau khi biểu đồ di chuyển trong một thời gian dài nếu vô tình hình thành nên hình mẫu chiếc cốc thì khả năng xảy ra tiếp theo của thị trường có thể là “tay cầm – Handle”, tạo thành một xu thế tăng giá mạnh. Hình mẫu này sẽ được biểu diễn trong biểu đồ. + Hình lá cờ - Flag: sau khi biểu đồ giá có dạng lá cờ thì khả năng tiếp theo của đường giá là những ngày tăng giá mạnh. + Tripple Tops, hay Double Tops: dạng biểu đồ này cho thấy diễn biến tiếp theo của thị trường nhiều khả năng sẽ là giảm. Một trong những lý thuyết không thể thiếu trong dự báo PTKT là lý thuyết sóng Elliott và lý thuyết Fibonacci. Hai lý thuyết này căn cứ trên cơ sở toán học nên sẽ làm gia tăng độ tin cậy của dự báo. Các lý thuyết này sẽ lần lượt được giới thiệu trong quá trình phân tích. Ngoài ra trong quá trình phân tích cũng sử dụng các Indicators (chỉ số kỹ thuật) để kiểm chứng vấn đề. Việc phân tích và dự báo chỉ sử dụng đơn thuần những phương pháp của phân tích kỹ thuật và những công cụ của MetaStock. Không đưa những yếu tố thông tin vào trong quá trình phân tích. Một vài ví dụ để kiểm chứng xác suất thành công của các phương pháp PTKT Kiểm chứng mức độ tin cậy của các phương pháp kỹ thuật qua việc phân tích ROI (Return On Investment) - lợi nhuận từ việc đầu tư vào AGF – CTCP Thuỷ Sản An Giang bằng phương pháp PTKT. Sử dụng phương pháp thống kê và công cụ Enhanced System Tester trong Meta Stock. Vốn đấu tư ban đầu – Initial Equity: 10.000 USD Thời gian đầu tư 245 ngày. Sau đây là LN thu được nếu áp dụng đúng các nguyên tắc của phương pháp Pattern – hình mẫu Hình 1 Nguồn vốn đầu tư được thống kê qua từng ngày có kèm biểu đồ vốn qua từng thời điểm. Hình 2 Lợi nhuận thu từ phương pháp này từ ngày 9/01/2007 đến ngày 10/01/2007 là 2662,24 USD trên vốn đầu tư 10.000 USD, ROI = 26,62%, Tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận (Reward/Risk) là 56,97%. Sau đây là lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đúng những nguyên lý của một đại diện các chỉ số kỹ thuật – MACD Hình 3 hình 4 Trong cùng 1 khoảng đầu tư 245 ngày chỉ số MACD mang về một khoản lợi nhuận 2999,99 USD trên vốn đầu tư 10.000 USD, ROI=30%, nhưng mức tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận cao hơn 86,95%. Mức rủi ro trong 2 phương pháp chênh lệch nhau khá lớn. Để có thể giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả đầu tư cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật. Mức độ tin cậy của các phương pháp kỹ thuật khác sẽ được trình bày dần trong quá trình phân tích. Dự báo kịch bản thị trường theo phương pháp phân tích kỹ thuật Biểu đồ tổng hợp Hình 5 Quan sát trực quan trong dài hạn từ giữa năm 2001 đến giữa tháng 3 năm 2007 thị trường di chuyển theo hình chiếc cốc có tay cầm và hệ quả của mô hình này ta có thể thấy rõ, đó là xu hướng tăng mạnh tạo thành một Tay Cầm Handle khá dài. Với diễn biến của thị trường trong thời gian qua có thể thấy hình mẫu này đó kết thúc và xu hướng tiếp theo của thị trường có thể sẽ điều chỉnh giảm sau một thời gian tăng giá mạnh, để có thể hình thành một hình mẫu mới hình lá cờ - Flag. Nhìn trực quan trong trung hạn từ thời điểm nửa cuối năm 2006 đến nay có thể thấy biểu đồ đang hình thành nên một hình lá cờ khá rõ nét. Dự báo xu hướng tiếp theo là sự hồi phục của thị trường. Tuy nhiên hiện nay, Flag vẫn chưa hình thành nên một mô hình chuẩn. Chính vì thế tôi sử dụng mô hình này để dự báo điểm hồi phục của thị trường. Tôi sử dụng phương pháp vẽ hình học và quan sát trực quan để đưa tấm hình mẫu Flag chuẩn. Qua hình vẽ có thể thấy điểm hồi phục của thị trường dao động trong mức giá từ 800 đến 810, nơi giao nhau của 3 đường: đường xu thế thứ cấp của lý thuyết DOW, đường nối 2 điểm đáy gần nhất và đường đứt nét màu xanh. Để kiểm chứng quan sát trực quan của mình tôi sử dụng các kỹ thuật khác của PTKT: Thứ nhất trong ngắn hạn biểu đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kịch bản thị trường theo quan điểm của phân tích kỹ thuật Kịch bản thị trường theo quan điểm của phân tích kỹ thuật Việc dự đoán của bài viết không nhằm môc đích cho kết quả chính xác, hay tìm kiếm đỉnh hoặc đáy trong một khoảng thời gian, mà là dự đoán những khả năng có thể xảy ra của thị trường từ đó có cách hành xử hợp lý. Tác giả cố gắng: cung cấp cái nhìn toàn cục diễn biến của thị trường. Phần nào tránh được tâm lý hoảng loạn trước diễn biến xấu của thị trường; Ước đoán khoảng thời gian có thể xảy ra của một sự kiện, kiểm chứng với thông tin trên thị trường; Từ đó xác định thời điểm ra vào thị trường, hạn chế được phần nào rủi ro; Việc dự báo không mang tính chất đề cao vai trò của PTKT. Cơ sở lý luận Các phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trong quá trình phân tích Đồ thị phân tích là đồ thị tuần, phân tích thị trường trong dài hạn để giảm bớt độ nhiễu của thị trường do các yếu tố thông tin tạo ra. Ngày phân tích là ngày 10/01/2008. Phương pháp phân tích hình mẫu – Pattern: các hình mẫu có thể xảy ra trong biểu đồ là: + Cup with Handle: biểu đồ hình chiếc cốc có tay cầm, dạng mẫu biểu đồ này thường hình thành trong dài hạn. Hình mẫu này dự báo sau khi biểu đồ di chuyển trong một thời gian dài nếu vô tình hình thành nên hình mẫu chiếc cốc thì khả năng xảy ra tiếp theo của thị trường có thể là “tay cầm – Handle”, tạo thành một xu thế tăng giá mạnh. Hình mẫu này sẽ được biểu diễn trong biểu đồ. + Hình lá cờ - Flag: sau khi biểu đồ giá có dạng lá cờ thì khả năng tiếp theo của đường giá là những ngày tăng giá mạnh. + Tripple Tops, hay Double Tops: dạng biểu đồ này cho thấy diễn biến tiếp theo của thị trường nhiều khả năng sẽ là giảm. Một trong những lý thuyết không thể thiếu trong dự báo PTKT là lý thuyết sóng Elliott và lý thuyết Fibonacci. Hai lý thuyết này căn cứ trên cơ sở toán học nên sẽ làm gia tăng độ tin cậy của dự báo. Các lý thuyết này sẽ lần lượt được giới thiệu trong quá trình phân tích. Ngoài ra trong quá trình phân tích cũng sử dụng các Indicators (chỉ số kỹ thuật) để kiểm chứng vấn đề. Việc phân tích và dự báo chỉ sử dụng đơn thuần những phương pháp của phân tích kỹ thuật và những công cụ của MetaStock. Không đưa những yếu tố thông tin vào trong quá trình phân tích. Một vài ví dụ để kiểm chứng xác suất thành công của các phương pháp PTKT Kiểm chứng mức độ tin cậy của các phương pháp kỹ thuật qua việc phân tích ROI (Return On Investment) - lợi nhuận từ việc đầu tư vào AGF – CTCP Thuỷ Sản An Giang bằng phương pháp PTKT. Sử dụng phương pháp thống kê và công cụ Enhanced System Tester trong Meta Stock. Vốn đấu tư ban đầu – Initial Equity: 10.000 USD Thời gian đầu tư 245 ngày. Sau đây là LN thu được nếu áp dụng đúng các nguyên tắc của phương pháp Pattern – hình mẫu Hình 1 Nguồn vốn đầu tư được thống kê qua từng ngày có kèm biểu đồ vốn qua từng thời điểm. Hình 2 Lợi nhuận thu từ phương pháp này từ ngày 9/01/2007 đến ngày 10/01/2007 là 2662,24 USD trên vốn đầu tư 10.000 USD, ROI = 26,62%, Tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận (Reward/Risk) là 56,97%. Sau đây là lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đúng những nguyên lý của một đại diện các chỉ số kỹ thuật – MACD Hình 3 hình 4 Trong cùng 1 khoảng đầu tư 245 ngày chỉ số MACD mang về một khoản lợi nhuận 2999,99 USD trên vốn đầu tư 10.000 USD, ROI=30%, nhưng mức tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận cao hơn 86,95%. Mức rủi ro trong 2 phương pháp chênh lệch nhau khá lớn. Để có thể giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả đầu tư cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật. Mức độ tin cậy của các phương pháp kỹ thuật khác sẽ được trình bày dần trong quá trình phân tích. Dự báo kịch bản thị trường theo phương pháp phân tích kỹ thuật Biểu đồ tổng hợp Hình 5 Quan sát trực quan trong dài hạn từ giữa năm 2001 đến giữa tháng 3 năm 2007 thị trường di chuyển theo hình chiếc cốc có tay cầm và hệ quả của mô hình này ta có thể thấy rõ, đó là xu hướng tăng mạnh tạo thành một Tay Cầm Handle khá dài. Với diễn biến của thị trường trong thời gian qua có thể thấy hình mẫu này đó kết thúc và xu hướng tiếp theo của thị trường có thể sẽ điều chỉnh giảm sau một thời gian tăng giá mạnh, để có thể hình thành một hình mẫu mới hình lá cờ - Flag. Nhìn trực quan trong trung hạn từ thời điểm nửa cuối năm 2006 đến nay có thể thấy biểu đồ đang hình thành nên một hình lá cờ khá rõ nét. Dự báo xu hướng tiếp theo là sự hồi phục của thị trường. Tuy nhiên hiện nay, Flag vẫn chưa hình thành nên một mô hình chuẩn. Chính vì thế tôi sử dụng mô hình này để dự báo điểm hồi phục của thị trường. Tôi sử dụng phương pháp vẽ hình học và quan sát trực quan để đưa tấm hình mẫu Flag chuẩn. Qua hình vẽ có thể thấy điểm hồi phục của thị trường dao động trong mức giá từ 800 đến 810, nơi giao nhau của 3 đường: đường xu thế thứ cấp của lý thuyết DOW, đường nối 2 điểm đáy gần nhất và đường đứt nét màu xanh. Để kiểm chứng quan sát trực quan của mình tôi sử dụng các kỹ thuật khác của PTKT: Thứ nhất trong ngắn hạn biểu đ ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 323 0 0
-
15 trang 311 0 0
-
DECREE No. 109-2007-ND-CP FROM GOVERNMENT
30 trang 228 0 0 -
Tài liệu thẩm định dự án đầu tư - Phần 1
42 trang 200 0 0 -
BIỂU MẪU Báo cáo tình hình hoạt động quản lý danh mục đầu tư Phụ lục 13
2 trang 181 0 0 -
32 trang 163 0 0
-
30 trang 112 0 0
-
7 trang 98 0 0
-
Thông tư Số: 08/2008/TTLT-BTP-BNV
4 trang 71 0 0 -
Tóm tắt các công thức phần Phân tích CK
12 trang 65 0 0