Danh mục

Kích thích hứng thú và sáng tạo trong học tập môn Vật lý bằng việc gắn kiến thức môn học với thực tiễn cuộc sống

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.67 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bằng việc phác họa bức tranh toàn cảnh việc dạy và học trong nhà trường hiện nay và phân tích những khó khăn, hạn chế của hệ thống trường lớp, những tồn tại thực tế trong việc tổ chức và đổi mới phương pháp dạy học, tác giả nêu ra và đề xuất một số kinh nghiệm và giải pháp thiết thực nhằm Gắn lý thuyết với thực tiễn, vận dụng kiến thức phục vụ cuộc sống trong việc dạy và học môn vật lý hiện nay, nhằm góp phần tạo ra sự hào hứng, kích thích tính tích cực và sáng tạo trong học tập của học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kích thích hứng thú và sáng tạo trong học tập môn Vật lý bằng việc gắn kiến thức môn học với thực tiễn cuộc sống Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69 KÍCH THÍCH HỨNG THÚ VÀ SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ BẰNG VIỆC GẮN KIẾN THỨC MÔN HỌC VỚI THỰC TIỄN CUỘC SỐNG Nguyễn Minh Tân* Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Cuộc vận động “Cùng nghĩ suy và hiến kế cho giáo dục” đã thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp của xã hội, trong đó có những ý kiến phân tích, đánh giá và đề xuất hết sức sâu sắc và tâm huyết của các nhà giáo lão thành, các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục hàng đầu như GS. Hoàng Tụy, GS. Phạm Tất Dong, GS. NGND Nguyễn Ngọc Lanh vv… Trong đó, vấn đề cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học được phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu trung lại đều thống nhất ở một điểm: năng lực thực tế của sinh viên còn thấp so với yêu cầu của xã hội, hàng vạn HS, SV ra trường chưa tìm được việc làm thích hợp. Điều đó phản ánh thực tế là nền giáo dục Việt Nam còn mang nặng tính lý thuyết, không gắn với thực tiễn, ngày càng xa rời dân, xa rời lao động, xa rời thực tế cuộc sống... kết quả là, một số lớn sinh viên học xong đại học nhưng chưa có “nghề”, không có khả năng hội nhập, không hiểu mình cần làm cái gì, làm như thế nào. Bằng việc phác họa bức tranh toàn cảnh việc dạy và học trong nhà trường hiện nay và phân tích những khó khăn, hạn chế của hệ thống trường lớp, những tồn tại thực tế trong việc tổ chức và đổi mới phương pháp dạy học, tác giả nêu ra và đề xuất một số kinh nghiệm và giải pháp thiết thực nhằm Gắn lý thuyết với thực tiễn, vận dụng kiến thức phục vụ cuộc sống trong việc dạy và học môn vật lý hiện nay, nhằm góp phần tạo ra sự hào hứng, kích thích tính tích cực và sáng tạo trong học tập của học sinh. Từ khóa: Đổi mới phương pháp dạy học, gắn lí thuyết với thực tiễn, kiến thức phục vụ cuộc sống, tích cực, tự lực, linh hoạt, sáng tạo. ĐẶT VẤN ĐỀ* Tại cuộc tọa đàm “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”, được tổ chức vào dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, tại Hà Nội, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình khẳng định: “Cần hết sức coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh, chỉ có như vậy nhà trường mới đào tạo được những công dân tự tin, tự chủ, tự lập để có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Ngay sau hội thảo, một phong trào “Cùng nghĩ suy và hiến kế cho giáo dục” đã thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp của xã hội, thể hiện qua hàng ngàn bài viết được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, trong đó có những ý kiến phân tích, đánh giá và đề xuất hết sức sâu sắc và tâm huyết của các nhà giáo lão thành, các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục hàng đầu như GS. Hoàng Tụy, GS. Phạm Tất Dong, GS. Nguyễn Ngọc Lanh vv... * Tel: 0913005415 Vấn đề cải cách giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói chung được nhìn nhận và phân tích dưới nhiều góc độ, nhưng đều thống nhất ở một điểm: năng lực thực tế của sinh viên hiện còn thấp so với yêu cầu của xã hội, nên hàng năm, hàng vạn HS, SV ra trường chưa tìm được việc làm thích hợp. Điều đó phản ánh một thực tế là nền giáo dục Việt Nam còn mang nặng tính lý thuyết, xa rời thực tế cuộc sống... kết quả là, một số lớn sinh viên học xong đại học nhưng chưa có “nghề”, không có khả năng hội nhập, không hiểu mình cần làm cái gì, làm như thế nào... Tại cuộc thi về kỹ năng trẻ thế giới (World Skills) tổ chức ở Anh vào đầu tháng 10 năm 2011 vừa qua, rất đông thí sinh chúng ta tham dự nhưng không đoạt được huy chương nào, trong khi các bạn trẻ từ Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Macao giành được rất nhiều (theo Vietnamnet.vn/vn/giao-duc, ngày 10/10/2011). Trong giới hạn bài viết ngắn này, tác giả xin không trình bày những vấn đề mang tính lí luận, và học thuật, mà chỉ nêu vấn đề và đề 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ xuất một vài giải pháp cụ thể, thiết thực theo đúng tinh thần: cùng suy nghĩ và hiến kế cho giáo dục, mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phát động. Những vấn đề mà tác giả trình bày là sự đúc kết từ những kết quả thu được qua đợt khảo sát từ 600 đối tượng là cán bộ, sinh viên của Đại học Thái Nguyên, được triển khai vào đầu năm học 2010-2011 vừa qua, trong khuôn khổ dự án Giáo dục đại học 2, dưới sự hợp tác, hỗ trợ của Trường đại học Melburn, Australia. Những giải pháp, đề xuất được trình bày còn là kết quả của sự khảo cứu và trải nghiệm của bản thân qua hơn 30 năm trực tiếp giảng dạy môn học và tham gia công tác quản lí về đào tạo tại các trường đại học, tác giả muốn nêu lên để cùng thảo luận va chia sẻ với các thày cô, các bạn đồng nghiệp. Bài báo cũng đã tham khảo các báo cáo, nhận xét, đánh giá của các chuyên gia mà tác giả đã từng được hợp tác làm việc trong khoảng 10 năm gần đây, thông qua các dự án liên quan đến đào tạo tại trường đại học Y dược-Đại học Thá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: