Cách đây vừa tròn sáu mươi năm, đúng vào dịp kỷ niệm Tết Độc lập lần thứ hai (tháng 9/1946),
vở kịch "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng được xuất bản. Với tất cả sự khiêm tốn của mình, tác
giả đã không kìm được mình ghi trong nhật ký: "Vũ Như Tô đã xuất bản. Khá bằng lòng. Kịch vĩ
đại”.
Nhưng đồng thời ông cũng chua thêm một lời bình, như ông vẫn thường có cách nhìn khắt khe về
các tác phẩm của mình: “Chỉ tiếc rằng nó cổ”......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kịch - Vũ Như Tô
'Vũ Như Tô' một chặng đường trường (phần 1)
Nguyễn Huy Thắng
Cách đây vừa tròn sáu mươi năm, đúng vào dịp kỷ niệm Tết Độc lập lần thứ hai (tháng 9/1946),
vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng được xuất bản. Với tất cả sự khiêm tốn của mình, tác
giả đã không kìm được mình ghi trong nhật ký: Vũ Như Tô đã xuất bản. Khá bằng lòng. Kịch vĩ
đại”.
Nhưng đồng thời ông cũng chua thêm một lời bình, như ông vẫn thường có cách nhìn khắt khe về
các tác phẩm của mình: “Chỉ tiếc rằng nó cổ”...
Cái mà Nguyễn Huy Tưởng gọi là “khá bằng lòng” ấy, cũng có thể dùng để nói về một vở kịch
khác của ông ra trong cùng năm. Đó là kịch Bắc Sơn mà đến nay cũng vừa tròn sáu mươi năm
tuổi. Xin được dừng lại đôi chút để nói thêm về tác phẩm này. Với hai đêm diễn đầu tiên vào đầu
tháng 4/1946 trên sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội, vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng đã thu
được thành công vang dội. Các báo đương thời nhất trí đánh giá: “Bắc Sơn xứng đáng là vở kịch
cách mạng thành công nhất từ trước tới nay”, “Bắc Sơn là một vở kịch cách mạng mà không có
tính cách tuyên truyền”, “Bắc Sơn mở ra một nền kịch mới”... Dễ hiểu là thành công này của
Nguyễn Huy Tưởng mà cũng là thành quả chung của nền văn nghệ mới cần được nhanh
chóng phát huy. Như một hiệu ứng lan truyền, khắp nơi người ta diễn kịch dựng kịch Bắc Sơn, từ
Văn Giang đến Nam Định, từ Vinh đến Hội An... Đặc biệt, tháng 7/1946, nghĩa là chỉ ba tháng
sau ngày công diễn, Bắc Sơn được Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản. Đó là một ấn phẩm có thể
nói là đáng mơ ước với bất cứ tác giả nào: ngoài phần kịch bản của tác giả, ấn phẩm còn kèm
theo lời nói đầu của Nguyễn Đình Thi, phụ bản màu của Trần Đình Thọ, bản nhạc Bắc Sơn của
Văn Cao (được dùng làm nhạc nền cho vở diễn), ấn phẩm cũng trích đăng hơn chục trang các bài
báo phê bình kịch Bắc Sơn mà âm hưởng chung là khẳng định giá trị tư tưởng và nghệ thuật của
tác phẩm. Tất cả được in trên một thứ giấy trơn nhẵn, bìa dày, khổ sách cao toát lên vẻ sang
trọng, trang nhã. Ngoài các bản thường, còn có một số bản được đánh số kèm theo chữ ký tác
giả...
Trở lại với kịch Vũ Như Tô, cũng là một ấn phẩm khá đẹp, ít nhất là so với lúc bấy giờ. Cuốn sách
được in trên giấy lụa, bìa dày, khổ rộng ngang trông khá là bề thế. Ngoài các bản thường, còn có
thêm một số bản in bằng giấy vêlanh mịn màu kem, cũng được đánh số kèm chữ ký tác giả. Tuy
nhiên, điều đáng lưu ý hơn cả ở ấn phẩm này, theo chúng tôi lại là một chi tiết không thuộc về
hình thức, mà là ở cách đề tên tác giả ở ngoài bìa. Song song với ba chữ Nguyễn Huy Tưởng, là
một hàng chữ kèm theo: Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam.
Chúng ta nên hiểu về điều này như thế nào?
Khác với Bắc Sơn, Vũ Như Tô không phải do Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam xuất bản. Vở kịch
lịch sử này của Nguyễn Huy Tưởng được xuất bản trong Tủ sách kịch Hoa Lư, một tủ sách
chuyên xuất bản các tác phẩm kịch của các tác giả thuộc mọi khuynh hướng. Ta có thể thấy được
điều này qua mấy tên sách sắp ra trong cùng tủ sách, được quảng cáo ở bìa 4 cuốn kịch Vũ Như
Tô: đó là các vở Thái Nguyên của Hoàng Việt Sinh, Lam Sơn họp mặt, kịch thơ của Nguyễn Xuân
Trâm, Nước lụt, kịch của nhà văn Trung Quốc Điền Hán, do Thế Lữ dịch. Bên trong, ở trang cuối
sách khép lại vở kịch có đề hàng chữ: “Tác giả giữ bản quyền”. Nghĩa là, tác giả có toàn quyền
quyết định để tên mình như thế nào theo ý muốn, và việc ghi danh mình song song với Hội Văn
hóa cứu quốc rõ ràng là ý nguyện của Nguyễn Huy Tưởng.
Vậy tại sao Nguyễn Huy Tưởng lại quyết định như thế?
Phải chăng ông làm thế vì lợi ích cá nhân mình? Phải chăng ông muốn mượn danh nghĩa Hội
Văn hóa cứu quốc, cơ quan của đoàn thể để khẳng định vị thế chính trị của mình? Hay phải
chăng ông muốn mượn tiếng Hội hòng làm tăng uy tín cho tác phẩm của mình? Theo chúng tôi
cả ba giả định trên đều không phải. Những ai từng biết Nguyễn Huy Tưởng đều rõ một điều rằng,
ông là người rất coi trọng tư cách nhà văn của mình, một người như ông chắc chắn không bao giờ
mượn bất cứ danh nghĩa gì, ngoài văn học, để khẳng định chân giá trị của mình. Vả lại, ở vào thời
điểm lúc bấy giờ, danh nghĩa Hội Văn hóa cứu quốc chưa hẳn đã là hay, là thuyết phục đối với
một bộ phận không nhỏ văn nghệ sĩ có xu hướng chỉ coi trọng các sáng tác tự do. Thậm chí
“dòng” văn chương của đoàn thể còn bị coi là một thứ văn chương mặt trận. Nhật ký của ông có
đoạn tự nói về kịch Bắc Sơn như sau: “Có tiếng, nhưng có vẻ như là nhờ mặt trận” (17/7/1946).
Còn đây là lời của nhà báo Phạm Ngọc Khuê mà ông ghi lại với đầy chua chát: “Phạm Ngọc
Khuê nói một thằng bị giam muốn cho nó chết chỉ [việc] cho đọc báo mặt trận” (24/5/1946).
Vậy thì Nguyễn Huy Tưởng để tên mình đi liền với Hội Văn hóa cứu quốc để làm gì?
Câu trả lời duy nhất chỉ có thể là: Với Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô và Văn hóa cứu quốc là
một, theo kiểu không có cái này thì cũng không có cái kia. Hay nói cụ thể hơn, quá trình ông viết
Vũ Như Tô cũng chính là quá trình ông tham gia hoạt động Văn h ...