Danh mục

Kiểm chứng lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.78 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này thực hiện việc kiểm chứng thực nghiệm bốn tiêu chí của lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu (Optimum Currency Area – OCA): tính cứng nhắc danh nghĩa, tính cứng nhắc thực, mức độ mở cửa, và tính bất cân xứng của các cú sốc bên ngoài. Bài viết này sử dụng phương pháp mô phỏng để kiểm chứng, với lập luận rằng các nghiên cứu khác sử dụng phương pháp kiểm chứng kinh tế lượng có thể bị sai lệch vì hai nguyên nhân thiết kế sai mô hình kinh tế lượng và bỏ qua đặc điểm nội sinh của vấn đề nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm chứng lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu Kiểm chứng lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu ∗ Trường hợp lựa chọn chế độ tỷ giá cho Việt nam Lê Hồng Giang† Ngày 7 tháng 9 năm 2006 Tóm tắt nội dung Bài viết này thực hiện việc kiểm chứng thực nghiệm bốn tiêu chí của lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu (Optimum Currency Area – OCA): tính cứng nhắc danh nghĩa, tính cứng nhắc thực, mức độ mở cửa, và tính bất cân xứng của các cú sốc bên ngoài. Bài viết này sử dụng phương pháp mô phỏng để kiểm chứng, với lập luận rằng các nghiên cứu khác sử dụng phương pháp kiểm chứng kinh tế lượng có thể bị sai lệch vì hai nguyên nhân thiết kế sai mô hình kinh tế lượng và bỏ qua đặc điểm nội sinh của vấn đề nghiên cứu. Bài viết cũng trình bày một ứng dụng của phương pháp mô phỏng này để phân tích các cơ chế tỷ giá hối đoái khác nhau cho Việt Nam. Thuật ngữ then chốt: OCA, Chế độ tỷ giá, CGE ∗ Bài viết này được chuẩn bị cho buổi thuyết trình tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TPHCM, Việt nam. Một phiên bản trước đó của bài viết này đã được trình bày tại Đại học Quốc gia Australia, tháng 9 năm 2005. † Giảng viên, FETP. Email: gianglh@fetp.vnn.vn, Tel: 84-8-9325103 1 Giới thiệu Từ sau bài nghiên cứu đột phá của Mundell (1961), lý thuyết Khu vực Tiền tệ Tối ưu (Optimum Currency Area – OCA) đã trở thành một lý thuyết chính để: (i) đánh giá khả năng tồn tại của một khu vực tiền tệ chung cho một nhóm nước và (ii) chọn một cơ chế tỷ giá hối đoái tối ưu cho một quốc gia cụ thể. Lý thuyết này thiết lập một số tiêu chí cho một khu vực với nhiều quốc gia khác nhau có thể trở thành một OCA. Trong OCA đó các quốc gia tốt nhất là dùng chung một đồng tiền do một cơ quan tiền tệ duy nhất quản lý, và đồng tiền đó cần được thả nổi đối với đồng tiền của các OCA khác. Sau Mundell (1961), nhiều tác giả khác đã đóng góp thêm nhiều phát triển cho lý thuyết OCA. Trên phương diện lý thuyết, McKinnon (1963), Kenen (1969), Vaubel (1976), Sala-i Martin & Sachs (1991), Masson & Taylor (1993), Bayoumi (1994), Ricci (1997), Alesina & Barro (2000) đã đề xuất thêm một số tiêu chí cho OCA và xây dựng một số mô hình toán để minh họa lý thuyết. Trên phương diện thực nghiệm, Bayoumi & Eichengreen (1996), Bayoumi & Mauro (1999), Velasco (2000), de Brouwer (2001), Wyplosz (2001) cùng nhiều người khác đã vận dụng lý thuyết OCA cho châu Âu và Đông Á để đánh giá khả năng tồn tại của một đồng tiền chung trong các khu vực này hay các hình thức tỷ giá hối đoái khác cho từng nước hay nhóm nước trong khu vực. Trong số các nghiên cứu thực nghiệm về lý thuyết OCA, một số tác giả đã kiểm chứng các tiêu chí OCA bằng phương pháp kinh tế lượng (Heller 1978, Holden, Holden & Suss 1979, Savvides 1990, Rizzo 1998, Berger, Sturm & de Haan 2000, von Hagen & Zhou 2002). Tất cả các nghiên cứu này đều sử dụng số liệu của nhiều quốc gia khác nhau để chạy hồi qui các cơ chế tỷ giá hối đoái hiện tại theo các biến số kinh tế khác. Mặc dù các nghiên cứu này rất chặt chẽ về mặt số liệu và kỹ thuật tính toán, chúng đều mắc phải hai vấn đề về phương pháp luận. Thứ nhất, khi đặt biến cơ chế tỷ giá hối đoái vào vế trái của các mô hình kinh tế lượng, các tác giả này giả định rằng việc chọn lựa cơ chế tỷ giá hối đoái là một biến nội sinh được xác định theo các yếu tố kinh tế khác. Trên thực tế có một quan điểm (Goodhard 1995) cho rằng cơ chế tỷ giá hối đoái hoàn toàn được xác định bên ngoài phạm vi tính toán về mặt kinh tế, mà chỉ bởi các yếu tố khác như chính trị trong trường hợp của Liên minh Tiền tệ châu Âu (EMU). Ngay cả nếu không quá cực đoan như vậy, hầu hết các nhà kinh tế học cũng sẽ đồng ý rằng việc chọn lựa cơ chế tỷ giá hối đoái là một quyết định chính sách có tính ngoại sinh. Cho dù các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa cơ chế tỷ giá hối đoái, người ta cần phải xây dựng một lý thuyết về hành vi của những người đưa ra quyết định để nội sinh hóa việc chọn lựa cơ chế tỷ giá (để có thể để nó sang vế trái của mô hình). Thứ hai, vì OCA là một lý thuyết chuẩn tắc, những yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến việc chọn lựa cơ chế tỷ giá hối đoái về mặt lý thuyết phải là các yếu tố có trước khi cơ chế tỷ giá hối đoái được xác lập. Trong khi đó, toàn bộ số liệu sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm hiện thời đều là số liệu sau khi cơ chế tỷ giá đã được thực hiện. Tạm gác qua một bên khả năng các nhà hoạch định chính sách có thể chọn lựa một cơ chế sai lầm, mà điều này xem ra rất có thể đúng bởi khủng hoảng tỷ giá hối đoái khá phổ biến trên thế giới, rõ ràng một cơ chế tỷ giá nếu được chọn sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh tế và các biến số kinh tế quan sát được. Đây là vấn đề nội sinh mà Frankel & Rose (1998) đã chỉ 1 ...

Tài liệu được xem nhiều: