Danh mục

Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền tại Việt Nam: Những mốc phát triển trong khuyến nghị năm 2014

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 326.99 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) là một tiến trình rà soát định kỳ thành tích nhân quyền của tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ). Đây là một cơ chế giám sát nhân quyền dựa trên đối thoại giữa các quốc gia trong khuôn khổ cấu trúc của Hội đồng Nhân quyền - cơ chế dựa trên Hiến chương LHQ được cải cách từ năm 2006 thay cho Ủy ban Nhân quyền trước kia. Kỳ UPR đầu tiên đã diễn ra từ năm 2008 đến năm 2011 với 192 nước thành viên tham gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền tại Việt Nam: Những mốc phát triển trong khuyến nghị năm 2014 KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT VỀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM: NHỮNG MỐC PHÁT TRIỂN TRONG KHUYẾN NGHỊ NĂM 2014. Nghiêm Hoa* Giới thiệu Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) là một tiến trình rà soát định kỳ thành tích nhân quyền của tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ). Đây là một cơ chế giám sát nhân quyền dựa trên đối thoại giữa các quốc gia trong khuôn khổ cấu trúc của Hội đồng Nhân quyền – cơ chế dựa trên Hiến chương LHQ được cải cách từ năm 2006 thay cho Ủy ban Nhân quyền trước kia. Kỳ UPR đầu tiên đã diễn ra từ năm 2008 đến năm 2011 với 192 nước thành viên tham gia. Kỳ UPR thứ hai đang diễn ra từ 5/2012 và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 7/2016. Khái niệm “phổ quát” trong UPR thể hiện nguyên tắc bình đẳng: việc kiểm điểm được áp dụng với tất cả các quốc gia thành viên LHQ. Trên nguyên tắc này, sau một kỳ kiểm điểm, tình hình nhân quyền trên toàn cầu sẽ được rà soát (khác với trước kia Ủy ban Nhân quyền LHQ chỉ xem xét đơn lẻ từng quốc gia khi cần thiết). Xét ở một góc độ nhất định, “phổ quát” còn có hàm ý các tiêu chuẩn áp dụng trong kiểm điểm là tất cả các nghĩa vụ nhân quyền có thể được xét đến, chiểu theo (1) Hiến chương LHQ; (2) Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát; (3) Các công ước nhân quyền mà Nhà nước được kiểm điểm là thành viên; (4) Các lời hứa và cam kết tự nguyện của Nhà nước và (5) Luật Nhân đạo Quốc tế có thể áp dụng.1 Việt Nam đã tiến hành kiểm điểm theo kỳ đầu tiên với phiên kiểm điểm tại Hội đồng Nhân quyền vào tháng 5/2009, và kỳ thứ hai với phiên kiểm điểm vào tháng 02/2014 và kết quả được công bố tháng 6/2014. Ở kỳ thứ nhất, Việt Nam đã ủng hộ 94 trong tổng số 146 khuyến nghị, từ chối 46 khuyến nghị, trả lời chung với 05 khuyến nghị và để ngỏ 01 khuyến nghị.2 Ở kỳ thứ hai, Việt Nam đã chấp thuận 182 trong tổng số 227 khuyến nghị được 106 quốc gia đưa ra trong phiên đối thoại.3 Trong bối cảnh đó, có sự thay đổi nào đáng kể có thể nhận thấy được từ kết quả của hai kỳ kiểm điểm, và những thay đổi đó có ý nghĩa như thế nào với các tổ chức xã hội dân sự? Việc đối chiếu các khuyến nghị được chấp thuận năm 2009 và 2014 và kết quả những đối thoại với các cơ chế nhân quyền LHQ trước đó4 cho thấy những bằng chứng tương đối rõ ràng về những cam kết đang mở rộng hơn về nhân quyền của Việt Nam, xét trên cả mức độ tương tác với các bên liên quan và nội dung các khuyến nghị *Tư vấn độc lập. Bài viết cho Hội thảo Các cam kết của Việt Nam trong Kỳ kiểm định nhân quyền (UPR) 2014 và ý nghĩa của nó cho hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, do GPAR, GENCOMNET, CIFPEN và PPWG tổ chức tại Hà Nội ngày 19/8/2014. ------------------------------------------------------1 Khác với phạm vi của các cơ chế khác theo công ước (ủy ban công ước) hoặc các thủ tục đặc biệt theo chủ đề/quốc gia tại Hội đồng Nhân quyền. Tham khảo Basic Facts about the UPR (OHCHR). Có tại http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/BasicFacts.aspx Truy cập ngày 10/8/2014. 2 UN. Report of the Human Rights Council on its twelfth session. Tài liệu A/HRC/12/50 3 UN. Report of the Working Group on the Universal Periodic Review: Vietnam. Tài liệu A/HRC/26/6/Add.1 4 Bao gồm các khuyến nghị của các Ủy ban Công ước mà Việt Nam là thành viên, khuyến nghị của các Thủ tục đặc biệt và phúc đáp khuyến nghị của chính phủ Việt Nam, cũng như cam kết tự nguyện của Việt Nam khi ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 – 2016. 1 được chấp thuận. Mức độ mở rộng đó là cụ thể là như thế nào, và đâu là cơ hội cho các tổ chức và tác nhân xã hội dân sự nói chung5 để cùng hành động nhằm thực hiện các cam kết chung của chính phủ Việt Nam với người dân, và trước cộng đồng quốc tế. Bài viết này đưa ra phân tích và kiến giải cho những vấn đề nêu trên. Bài viết gồm 4 phần: phần 1 mô tả những thay đổi trong sự tham gia của các bên vào tiến trình UPR qua hai chu kỳ; phần 2 phân tích những vấn đề được mở rộng hơn trong khuyến nghị UPR 2014 so với các đối thoại trước đó với bộ máy nhân quyền LHQ, chủ yếu từ UPR 2009; phần 3 trình bày các bước tiếp theo trong tiến trình UPR đến kỳ thứ 3 (dự kiến năm 2018) và một số cách làm tốt trên thế giới; và phần cuối cùng đưa ra một số khuyến nghị với các tác nhân xã hội dân sự trong nước nhằm tham gia tích cực và hiệu quả hơn vào tiến trình UPR cũng như các cơ chế giám sát nhân quyền khác của LHQ. 1. Một tiến trình có sự tham gia rộng rãi hơn vào việc kiểm điểm Trước tiên, cần lưu ý rằng UPR được coi là một tiến trình gồm nhiều giai đoạn. Việc kiểm điểm diễn ra tại kỳ họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva là một giai đoạn nổi bật và thu hút nhiều sự chú ý hơn cả (trong sơ đồ bên dưới, giai đoạn này gồm một phần bước A, và các bước B, C). Tuy thế, bản thân việc kiểm điểm tại Geneva, xét về mặt thời gian chỉ chiếm khoảng 1/9 trong chu kỳ 4,5 năm của tiến trình UPR. Xét về tầm quan trọng thực chất, công việc chính yếu trong tiến trình UPR là việc thực hiện và giám sát thực hiện các khuyến nghị trên thực tế, và việc này luôn luôn diễn ra mọi lúc trong chu kỳ UPR. Trong khi nghĩa vụ thực hiện khuyến nghị chủ yếu là của nhà nước, các bên liên quan khác, bao gồm các tác nhân xã hội dân sự, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và cùng thực hiện các khuyến nghị cũng như việc giám sát và tiếp tục tham gia vào việc kiểm điểm của chu kỳ tiếp theo. Khó có thể đo đếm các NGO đã tham gia như thế nào vào toàn bộ chu kỳ kiểm điểm, đặc biệt vào quá trình thúc đẩy và giám sát việc thực hiện khuyến nghị. Tuy nhiên, giữa hai kỳ kiểm điểm, có thể thấy con số các tổ chức và tác nhân xã hội dân sự trong và ngoài nước chính thức tham gia vào việc kiểm điểm thông qua việc nộp báo cáo UPR đã tăng một cách ấn tượng. Ở kỳ kiểm điểm đầu tiên, có 12 tổ chức xã hội dân sự nộp báo cáo, trong đó không có các tổ chức trong nước.6 Ở kỳ thứ hai, có 59 báo cáo của các bên liên quan đã được gửi tới cho việc kiểm điểm của Việt Nam, trong đó có 7 báo cáo nhóm. Các t ...

Tài liệu được xem nhiều: