Danh mục

Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thực trạng và một số khuyến nghị hàm ý chính sách

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.99 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày tổng quan về các kết quả đã đạt được trong công tác kiểm định chất lượng GDNN tại Việt Nam trong 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ khi kiểm định chất lượng dạy nghề lần đầu tiên được quy định trong Luật Dạy nghề 2006 và Giai đoạn 2 từ khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực (ngày 1.7.2015) đến nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thực trạng và một số khuyến nghị hàm ý chính sách KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Đỗ Năng Khánh* Phạm Thị Minh Hiền* TÓM TẮT: Bài viết trình bày tổng quan về các kết quả đã đạt được trong công tác kiểm định chấtlượng GDNN tại Việt Nam trong 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ khi kiểm định chất lượng dạynghề lần đầu tiên được quy định trong Luật Dạy nghề 2006 và Giai đoạn 2 từ khi Luật Giáodục nghề nghiệp có hiệu lực (ngày 1.7.2015) đến nay. Bài viết cũng nêu ra những hạn chế,tồn tại trong công tác kiểm định chất lượng GDNN tại Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phântích các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, tồn tại, bài viết đề xuất một số khuyến nghị hàmý chính sách phát triển hệ thống kiểm định chất lượng GDNN trong giai đoạn sắp tới. Từ khóa: kiểm định, đánh giá, công nhận chất lượng, đảm bảo chất lượng, giáo dụcnghề nghiệp. Chất lượng đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở GDNN.Theo đó, công tác kiểm định chất lượng GDNN được xác định là một những cộngcụ quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng của hệ thốngGDNN. Ngày 06/6/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 37-CT/TW, trong đó, nêu rõ “Chú trọng kiểm định chất lượng đào tạo, tăng cường quảnlý chương trình, nội dung và chất lượng GDNN, nhất là đào tạo nhân lực có taynghề cao” [1]. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đảm bảo chấtlượng hay kiểm định chất lượng ở Việt Nam chưa đưa ra định nghĩa về “đảm bảochất lượng”. Theo Mạng lưới quốc tế Các cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục đạihọc (INQAAHE) thì “đảm bảo chất lượng” là tổng thể các chính sách, quy trình,thủ tục hệ thống và các biện pháp thực hiện trong nội bộ và từ bên ngoài của tổchức giáo dục nhằm đạt được, duy trì, và nâng cao chất lượng và các tiêu chuẩn”[10]. Định nghĩa này nhấn mạnh các quy trình, biện pháp thực hiện cả trong nộibộ tổ chức và từ bên ngoài tổ chức để duy trì và nâng cao chất lượng. Trên nềntảng định nghĩa này, “đảm bảo chất lượng bên trong” (Interal Quality Assurance)được định nghĩa là các hoạt động đảm bảo chất lượng do cơ sở giáo dục thực hiệnvà “Đảm bảo chất lượng bên ngoài” (External Quality Assurance) được thực hiệnbởi cơ quan, tổ chức bên ngoài cơ sở giáo dục. Có thể thấy, trong những năm qua,* Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp476GDNN của Việt Nam đã tiếp cận được định nghĩa về đảm bảo chất lượng theoquan điểm của INQAAHE nêu trên. “Kiểm định chất lượng” (accreditation) trong bài viết này được định nghĩalà một hình thức, công cụ đảm bảo chất lượng bên ngoài cơ sở GDNN, được quyđịnh bởi cơ quan quản lý nhà nước về GDNN. Công cụ này nhằm đánh giá, côngnhận chất lượng cơ sở GDNN hay chương trình GDNN sau khi đăng ký hoạt độngGDNN và chỉ thực hiện đánh giá, công nhận chất lượng đối với cơ sở GDNN hoặcchương trình đào tạo sau khi cơ sở GDNN đã có ít nhất một khóa sinh viên tốtnghiệp. Đảm bảo chất lượng bên ngoài trong GDNN Việt Nam còn có các côngcụ/quy trình khác bao gồm đăng ký hoạt động GDNN, thanh tra, kiểm tra, đánhgiá, công nhận trường chất lượng cao..., tuy nhiên không thuộc phạm vi đánh giácủa bài viết này. I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤCNGHỀ NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TỪ 2006 ĐẾN NAY 1. Kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định Luật Dạy nghề Các hoạt động nghiên cứu về kiểm định chất lượng GDNN tại Việt Nam bắtđầu được thực hiện trong khuôn khổ Dự án ODA Giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghềdo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp triển khai thực hiện (Dự án VTEP/1999-2009).Từ kết quả của dự án, kiểm định chất lượng đào tạo nghề lần đầu tiên được quyđịnh trong văn bản quy phạm pháp luật là Luật Dạy nghề năm 2006 (tại ChươngVIII, từ Điều 73 đến Điều 78). Đây là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự hìnhthành hệ thống kiểm định chất lượng GDNN tại Việt Nam. Các kết quả chính đã đạt được trong giai đoạn này gồm: - Đã ban hành được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định chấtlượng đào tạo khá đồng bộ, tạo điều kiện pháp lý triển khai các hoạt động kiểmđịnh chất lượng cơ sở GDNN trên phạm vi cả nước, gồm: các quy định về hệ thốngtiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng với từng loại hình cơ sở GDNN gồmtrung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và trường cao đẳng nghề; quy định vềkiểm định viên chất lượng dạy nghề; quy định về quy trình kiểm định chất lượngcơ sở GDNN. Các văn bản được xây dựng theo quy trình chặt chẽ, có sự tham giacủa các chuyên gia quốc tế đến từ Viện Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) là các chuyên giađầu ngành trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục của Hoa Kỳ; - Xây dựng và ngày càng hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chuyên môn vềkiểm định chất lượng đào tạo nghề như quy trình t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: