Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế: bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 441.35 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ nhân quả giữa phát triển của thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2021. Nghiên cứu sử dụng mô hình VECM chuỗi thời gian theo tần suất quý bao gồm bốn chỉ số khác nhau để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa mức độ phát triển của thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế: bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA BẢO HIỂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM TS. Lê Thị Thúy Hằng Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ nhân quả giữa phát triển của thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2021. Nghiên cứu sử dụng mô hình VECM chuỗi thời gian theo tần suất quý bao gồm bốn chỉ số khác nhau để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa mức độ phát triển của thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế. Các chỉ số bao gồm: nguồn thu bảo hiểm, tỷ trọng đầu tư trong tổng sản phẩm nội địa (GDP), tăng trưởng của cung tiền mở rộng và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến việc liệu quan hệ nhân quả tồn tại giữa các biến theo quan hệ một chiều hay hai chiều? Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa sự phát triển của thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế. Hàm ý chính sách là các chính sách kinh tế cần chú trọng hiệu ứng qua lại giữa thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế để duy trì tăng trưởng bền vững tại Việt Nam. Từ khóa: Bảo hiểm, tăng trưởng kinh tế, quan hệ nhân quả, Việt Nam 1. Giới thiệu Tầm quan trọng của các hoạt động trên thị trường bảo hiểm đối với sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện trong các kết quả nghiên cứu thực nghiệm: (i) thông qua chuyển giao tài chính và các hoạt động bồi thường, các dịch vụ bảo hiểm sẽ thúc đẩy và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế (Ward và Zurbruegg, 2000); (ii) các sản phẩm bảo hiểm khuyến khích tiết kiệm dài hạn và tái đầu tư các quỹ đáng kể vào các dự án của khu vực công và tư nhân (Beck và Webb, 2003). Điều này một lần nữa cho thấy bảo hiểm giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, thị trường bảo hiểm với các dịch vụ và hoạt động khác nhau có thể có những tác động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế do hai loại hình hoạt động bảo hiểm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi các loại rủi ro đa dạng. Một cách chính xác, các công ty bảo hiểm khuyến khích đầu tư dài hạn hơn đầu tư ngắn hạn. Do đó, hoạt động bảo hiểm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế theo những cách khác nhau. Ngược lại, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm phù hợp với lý thuyết cho thấy hiệu ứng của thị trường bảo hiểm có thể được xác nhận 177 bằng cách cung cấp nhiều vốn hơn và giảm thiểu rủi ro với sự phát triển của kinh tế (Browne và Kim, 1993; Liu và Chiu, 2012; Liu và cộng sự, 2014). Với tầm quan trọng của thị trường bảo hiểm đối với tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu này xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này nhằm xác định làm thế nào để các hoạt động của thị trường bảo hiểm tạo ra tăng trưởng kinh tế? Với mục đích này, nghiên cứu sử dụng mô hình để kiểm định sự phát triển của thị trường bảo hiểm tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mục tiêu chính là phân tích để thấy hoạt động thị trường bảo hiểm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay chính tăng trưởng kinh tế thúc đẩy hoạt động thị trường bảo hiểm tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2021. Kết quả của kiểm định cho thấy, tầm quan trọng của lĩnh vực bảo hiểm phát triển hơn sẽ được nhấn mạnh đối với các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam. Sự nổi trội của lĩnh vực bảo hiểm trong hệ thống kinh tế của một quốc gia sẽ đóng vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hoạt động của thị trường bảo hiểm. Sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm cũng có thể dẫn đến việc nâng cao mức sống của người dân nói chung do nhiều cá nhân có thể hòa nhập trở thành khách hàng của khối ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Với sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm và việc nâng cao mức sống của người dân mỗi quốc gia, có khả năng sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. 2. Các nghiên cứu về tác động của bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế Levine (2005) cho rằng, khu vực tài chính trung gian phát triển kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra các điều kiện kinh tế để nâng cao hiệu quả phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế. Một trong những trung gian tài chính là bảo hiểm, các công ty đầu tư thu được phí bảo hiểm khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng của họ. Các ngành Bảo hiểm bảo vệ tài sản của các chủ hợp đồng bằng cách chuyển rủi ro từ một cá nhân hoặc doanh nghiệp cho một công ty bảo hiểm. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển – UNCTAD (1964) thừa nhận rằng, một thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc gia lành mạnh là một đặc điểm quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Lĩnh vực bảo hiểm không chỉ là một đơn vị kinh tế chỉ cung cấp bảo hiểm chống lại rủi ro của con người và tổ chức, mà nó còn hỗ trợ nền kinh tế vĩ mô bằng cách mang lại việc làm và nguồn vốn cho một quốc gia (Outreville, 1996). Bảo hiểm cũng cung cấp sự ổn định bằng cách cho phép các doanh nghiệp lớn và nhỏ hoạt động với ít rủi ro biến động hơn hoặc giảm thiểu nguy cơ thất bại (Akanro, 2008). Thom và cộng sự (2019) lưu ý rằng, sự phát triển của thị trường bảo hiểm và chức năng bảo hiểm là quản lý rủi ro cũng như trung gian tài chính, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và duy trì tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Họ cũng khẳng định thêm, sự phát triển của thị trường bảo hiểm là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia ở các giai đoạn khác nhau của sự phát triển. Trong khi Phutkaradze (2014) tìm thấy mối tương quan tiêu cực và không có ý nghĩa thống kê giữa bảo hiểm và tăng trưởng GDP ở các nền kinh tế sau chuyển đổi. Nghiên cứu 178 của Azman-saini và Smith ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế: bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA BẢO HIỂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM TS. Lê Thị Thúy Hằng Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ nhân quả giữa phát triển của thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2021. Nghiên cứu sử dụng mô hình VECM chuỗi thời gian theo tần suất quý bao gồm bốn chỉ số khác nhau để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa mức độ phát triển của thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế. Các chỉ số bao gồm: nguồn thu bảo hiểm, tỷ trọng đầu tư trong tổng sản phẩm nội địa (GDP), tăng trưởng của cung tiền mở rộng và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến việc liệu quan hệ nhân quả tồn tại giữa các biến theo quan hệ một chiều hay hai chiều? Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa sự phát triển của thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế. Hàm ý chính sách là các chính sách kinh tế cần chú trọng hiệu ứng qua lại giữa thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế để duy trì tăng trưởng bền vững tại Việt Nam. Từ khóa: Bảo hiểm, tăng trưởng kinh tế, quan hệ nhân quả, Việt Nam 1. Giới thiệu Tầm quan trọng của các hoạt động trên thị trường bảo hiểm đối với sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện trong các kết quả nghiên cứu thực nghiệm: (i) thông qua chuyển giao tài chính và các hoạt động bồi thường, các dịch vụ bảo hiểm sẽ thúc đẩy và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế (Ward và Zurbruegg, 2000); (ii) các sản phẩm bảo hiểm khuyến khích tiết kiệm dài hạn và tái đầu tư các quỹ đáng kể vào các dự án của khu vực công và tư nhân (Beck và Webb, 2003). Điều này một lần nữa cho thấy bảo hiểm giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, thị trường bảo hiểm với các dịch vụ và hoạt động khác nhau có thể có những tác động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế do hai loại hình hoạt động bảo hiểm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi các loại rủi ro đa dạng. Một cách chính xác, các công ty bảo hiểm khuyến khích đầu tư dài hạn hơn đầu tư ngắn hạn. Do đó, hoạt động bảo hiểm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế theo những cách khác nhau. Ngược lại, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm phù hợp với lý thuyết cho thấy hiệu ứng của thị trường bảo hiểm có thể được xác nhận 177 bằng cách cung cấp nhiều vốn hơn và giảm thiểu rủi ro với sự phát triển của kinh tế (Browne và Kim, 1993; Liu và Chiu, 2012; Liu và cộng sự, 2014). Với tầm quan trọng của thị trường bảo hiểm đối với tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu này xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này nhằm xác định làm thế nào để các hoạt động của thị trường bảo hiểm tạo ra tăng trưởng kinh tế? Với mục đích này, nghiên cứu sử dụng mô hình để kiểm định sự phát triển của thị trường bảo hiểm tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mục tiêu chính là phân tích để thấy hoạt động thị trường bảo hiểm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay chính tăng trưởng kinh tế thúc đẩy hoạt động thị trường bảo hiểm tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2021. Kết quả của kiểm định cho thấy, tầm quan trọng của lĩnh vực bảo hiểm phát triển hơn sẽ được nhấn mạnh đối với các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam. Sự nổi trội của lĩnh vực bảo hiểm trong hệ thống kinh tế của một quốc gia sẽ đóng vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hoạt động của thị trường bảo hiểm. Sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm cũng có thể dẫn đến việc nâng cao mức sống của người dân nói chung do nhiều cá nhân có thể hòa nhập trở thành khách hàng của khối ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Với sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm và việc nâng cao mức sống của người dân mỗi quốc gia, có khả năng sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. 2. Các nghiên cứu về tác động của bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế Levine (2005) cho rằng, khu vực tài chính trung gian phát triển kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra các điều kiện kinh tế để nâng cao hiệu quả phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế. Một trong những trung gian tài chính là bảo hiểm, các công ty đầu tư thu được phí bảo hiểm khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng của họ. Các ngành Bảo hiểm bảo vệ tài sản của các chủ hợp đồng bằng cách chuyển rủi ro từ một cá nhân hoặc doanh nghiệp cho một công ty bảo hiểm. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển – UNCTAD (1964) thừa nhận rằng, một thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc gia lành mạnh là một đặc điểm quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Lĩnh vực bảo hiểm không chỉ là một đơn vị kinh tế chỉ cung cấp bảo hiểm chống lại rủi ro của con người và tổ chức, mà nó còn hỗ trợ nền kinh tế vĩ mô bằng cách mang lại việc làm và nguồn vốn cho một quốc gia (Outreville, 1996). Bảo hiểm cũng cung cấp sự ổn định bằng cách cho phép các doanh nghiệp lớn và nhỏ hoạt động với ít rủi ro biến động hơn hoặc giảm thiểu nguy cơ thất bại (Akanro, 2008). Thom và cộng sự (2019) lưu ý rằng, sự phát triển của thị trường bảo hiểm và chức năng bảo hiểm là quản lý rủi ro cũng như trung gian tài chính, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và duy trì tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Họ cũng khẳng định thêm, sự phát triển của thị trường bảo hiểm là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia ở các giai đoạn khác nhau của sự phát triển. Trong khi Phutkaradze (2014) tìm thấy mối tương quan tiêu cực và không có ý nghĩa thống kê giữa bảo hiểm và tăng trưởng GDP ở các nền kinh tế sau chuyển đổi. Nghiên cứu 178 của Azman-saini và Smith ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng trưởng kinh tế Kiểm định mối quan hệ nhân quả Quan hệ nhân quả Thị trường bảo hiểm Tổng sản phẩm nội địa Chính sách kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê
29 trang 290 0 0 -
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 273 0 0 -
38 trang 231 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 230 1 0 -
Bài giảng Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
13 trang 224 0 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 223 0 0 -
13 trang 187 0 0
-
32 trang 185 0 0
-
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 165 0 0