Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2007 đến nay,lạm
phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam đang là vấn đề nổi lên
được nhiều người quan tâm. Mức lạm phát của năm 2007 là
12,6% và dự kiến năm 2008 lên tới 24-25% đã và đang đặt ra đòi
hỏi với Chính phủ phải làm sao để kiềm chế lạm phát, đưa tỷ lệ
lạm phát xuống mức có thể chấp nhận được. Trước tình hình nền
kinh tế đang đối mặt với thách thức tỷ lệ lạm phát cao, ngay quý
2/2008, Chính phủ đã đưa ra 8 nhóm giải pháp;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công để kiềm chế lạm phát và vai trò của Kiểm toán nhà nước
Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công để
kiềm chế lạm phát và vai trò của Kiểm
toán nhà nước
Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công để kiềm chế
lạm phát và vai trò của Kiểm toán nhà nước
Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2007 đến nay,lạm
phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam đang là vấn đề nổi lên
được nhiều người quan tâm. Mức lạm phát của năm 2007 là
12,6% và dự kiến năm 2008 lên tới 24-25% đã và đang đặt ra đòi
hỏi với Chính phủ phải làm sao để kiềm chế lạm phát, đưa tỷ lệ
lạm phát xuống mức có thể chấp nhận được. Trước tình hình nền
kinh tế đang đối mặt với thách thức tỷ lệ lạm phát cao, ngay quý
2/2008, Chính phủ đã đưa ra 8 nhóm giải pháp; trong đó đặc biệt
nhấn mạnh đến 2 nhóm giải pháp liên quan đến chi tiêu công,đó
là: Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công,tiết kiệm
chi thường xuyên; và triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất
và tiêu dùng, các đơn vị chủ động sử dụng dự toán đã được giao,
không bổ sung chi ngân sách ngoài dự toán. Kết quả thực hiện
khẩn trương và đồng bộ 8 nhóm giải pháp, trực tiếp nhất là các
biện pháp quyết liệt trong thắt chặt chi tiêu công đã phát huy tác
dụng, bước đầu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Vậy chi
tiêu công có quan hệ gì với lạm phát? Phải chăng kiểm soát tốt
chi tiêu công sẽ kiểm soát được lạm phát? Bài viết này sẽ góp
phần làm sáng tỏ vấn đề đó.
Lạm phát và mối quan hệ giữa chi tiêu công với lạm phát ở
Việt Nam
Lạm phát là một quá trình giá tăng liên tục.Quan điểm các
nhà kinh tế học thuộc trường phái trọng tiền luôn cho rằng, lạm
phát là hiện tượng tiền tệ. Điển hình là Milton Friendman- nhà
kinh tế học được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1976, đã đưa ra
kết luận: “Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ”.
Như vậy, phải chăng lạm phát chỉ liên quan đến chính sách tiền
tệ, mà không liên quan đến chính sách tài khóa?Nghiên cứu của
các nhà kinh tế dựa vào mô hình tổng cung và tổng cầu đã chỉ ra,
lạm phát có thể xảy ra do tổng cầu tăng ( lạm phát do cầu kéo)
hoặc do tổng cung giảm (lạm phát do chi phí đẩy). Tăng đầu tư
và chi tiêu công để tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng
làm tăng tổng cầu. Do vậy, muốn giảm lạm phát thì Chính phủ
cần cắt giảm tổng cầu thông qua giảm chi tiêu công, đặc biệt là
đầu tư công, chấp nhận hy sinh mục tiêu tăng trưởng trong ngắn
hạn để có được tăng trưởng cao, bền vững trong tương lai. Ở
Việt Nam, từ năm 2001 Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa
và chính sách tiền tệ mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.Nhìn chung, tỷ lệ chi tiêu công luôn được duy trì ở mức khá
cao so với GDP trong giai đoạn 2004-2007. Việc duy trì liên tục
chi tiêu công ở mức cao, nhưng cũng có tác động làm tăng mức
giá, gây ra lạm phát.
- Trước hết, liên tục tăng chỉ tiêu công cao gây ra bội chi NSNN
tăng dần theo thời gian. Tăng chi NSNN để kích cầu tiêu dùng,
kích thích đầu tư và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng
trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi quá mức cho phép của nền
kinh tế, dẫn đến thâm hụt NSNN quá cao và để bù đắp thâm hụt
này phải đi vay từ hai nguồn là vay trong nước và vay nước
ngoài. Việc bù đắp thâm hụt NSNN bằng nguồn huy động từ bên
ngoài góp phần trực tiếp làm tăng cung tiền vào thị trường trong
nước (lượng tiền tệ đổ vào đòi hỏi nhiều Ngân hàng Nhà nước
phải phát hành nhiều tiền hơn để nội tệ hóa). Trong vòng 3 năm
trở lại đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao
trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này là ưu tiên tăng trưởng
kinh tế. Giai đoạn từ năm 2001-2007, NSNN cũng có chuyển biến
đáng kể. Tốc độ tăng thu hàng năm bình quân tăng là 18,8%,
nhưng thiếu bền vững do chủ yếu phụ thuộc vào thu từ dầu thô
(27-30%) có biến động giá mạnh, trong khi tốc độ tăng chi bình
quân hằng năm đạt 18,5%.Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mức
bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản được cân đồi ở mức
5%GDP và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP, tăng cao hơn các
năm trước đó, chẳng hạn giai đoạn năm 1991-1995, mức bội chi
NSNN so với GDP chỉ ở mức 2,63% và giai đoạn từ năm 2000 ở
mức 3,87%so với GDP.(nguồn chinh phu.vn)
- Thứ hai, tăng chi tiêu công thông qua phát hành trái phiếu,
công trái giáo dục cho đầu tư các dự án. Chương trình mục tiêu
không trong cân đối NSNN, làm tăng số bội chi thực tế. Ngoài ra,
Ngân hàng Nhà nước phải cung ứng một lượng tiền không nhỏ
để xử lý thiếu hụt tạm thời NSNN, theo quy định phải được hoàn
trả trong năm ngân sách, nhưng trên thực tế thường không được
hoàn trả đúng hạn; phát hành tiền ra để kích cầu đầu tư, phát
hành tiển ra để tăng vốn các Ngân hàng thương mại nhà nước,
ngân hàng chính sách xã hội. Điều đó dẫn đến sự tích tụ tiền tệ
qua các năm và góp phần làm cho lượng tiền trong lưu thông
tăng cao.
- Thứ ba, sự gia tăng quy mô chi tiêu công cao cho đầu tư,
nhưng không kiểm soát được hiểu quả của nguồn vốn đầu tư
công; tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư cao, làm cho nhu
cầu chi đầu tư phát triển càng gia tăng không thực chất, cao hơn
mức cần thiết. Chi chuyển nguồn hàng năm còn quá lớn, ảnh
hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và tạo ra “hư số” trong
thu, chi NSNN(theo báo cáo Kiểm toán của KTNN: số chi chuyển
nguồn từ năm 2005 sang năm 2006 hơn 50.500 tỷ đồng, bằng
21,9% dự toán chi NSNN và bằng 16% tổng số chi NSNN; từ
năm 2006 đến năm 2007 hơn 77.600 tỷ đồng, bằng 26,3% dự
toán chi NSNN và bằng 20% tổng số chi NSNN). Những năm gần
đây, chúng ta đã quá chú ý tới tốc độ tăng trưởng và quyết tâm
đạt tốc độ tăng trưởng cao nên đã dẫn tới tình trạng đầu tư năm
sau cao hơn năm trước. Đầu tư ngân sách nhà nước có cơ cấu
chưa hợp lý, còn dàn trải; hiệu quả đầu tư còn thấp, thất thoát,
lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, quản lý vốn đầu tư
XDCB còn nghiêm trọng. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số ICOR
của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86, năm 2007 là
4,76(1) Theo đánh giá của các chuyên gia, c ...