Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của giai cấp thống trị và của xã hội. Nhà nước sinh ra từ yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp và các nhu cầu của xã hội, nhưng nó khác với các tổ chức xã hội khác chủ yếu ở chỗ: nhà nước được sử dụng một thứ quyền lực đặc biệt do xã hội trao cho- quyền lực nhà nước. Đó là một loại quyền lực gắn liền với khả năng bắt buộc- cưỡng chế đối với tất cả mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhà nước Kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhà nướcNhà nước là một tổ chức đặc biệt của giai cấp thống trị và của xã hội. Nhà nướcsinh ra từ yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp và các nhu cầu của xã hội, nhưng nókhác với các tổ chức xã hội khác chủ yếu ở chỗ: nhà nước được sử dụng một thứquyền lực đặc biệt do xã hội trao cho- quyền lực nhà nước. Đó là một loại quyềnlực gắn liền với khả năng bắt buộc- cưỡng chế đối với tất cả mọi tổ chức và cánhân trong xã hội. Đó còn là thứ quyền lực cho phép nhà nước thâu tóm trong taymình hầu hết các nguồn nhân lực, tài lực của Quốc gia. Nhà nước còn là chủ thểduy nhất được đại diện cho quốc gia- dân tộc trong các quan hệ quốc tế. Trong cácchế độ nô lệ và phong kiến, quyền lực nhà nước- mà thể hiện tập trung ở quyềnlực của nhà vua, được coi như một thứ quyền lực thần thánh, không giới hạn.Đặc trưng về sự vận động của mọi loại quyền lực nói chung, trong đó có quyền lựcnhà nước, là hai xu hướng: Thứ nhất, đó là xu hướng sử dụng trái phép quyền lực được giao để phục vụ cho lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ ( lợi dụng quyền hạn). Xu hướng thứ hai là lạm dụng quyền lực ( lộng quyền, lạm quyền). Cả hai xu hướng này đều là biểu hiện của sự tha hóa quyền lực, vốn là xu hướngkhách quan trong quá trình vận động, phát triển của quyền lực. Cả hai xu hướngtrên đều dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại cho xã hội, và người phải gánhchịu chính là nhân dân.Do tính chất đặc biệt của quyền lực nhà nước như vậy, nên ngay từ khi nhà nướcra đời cho tới nay, tất cả các chế độ xã hội đều nhận thức và đặc biệt coi trọng việckiểm soát quyền lực nhà nước, với những phương thức và thiết chế đa dạng khácnhau. Nhân loại, bằng kinh nghiệm lịch sử đầy máu và nước mắt của mình, đãhiểu ra rằng, quyền lực nhà nước phải được kiểm soát, hơn thế nữa, phải đượckiểm soát chặt chẽ. Nói cách khác, quyền lực nhà nước phải có giới hạn và đượcgiới hạn, không phải là vô hạn, nhất là trong một chế độ dân chủ, đặc biệt là trongchế độ dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa.Trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân vì dân hiệnnay ở nước ta, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước đang là một vấn đề vừa cơbản, vừa cấp bách. Là vấn đề cơ bản, vì nó là một yếu tố cấu thành khách quan củahoạt động thực thi quyền lực nhà nước. Khi chúng ta thừa nhận quyền lực nhànước bắt nguồn từ nhân dân, thì hoạt động thực thi quyền lực nhà nước sẽ gồm bayếu tố cấu thành: trao quyền, sử dụng quyền và kiểm soát quyền. Để bảo đảmquyền lực thực sự của nhân dân, không để xảy ra việc dân “ trao quyền rồi mấtquyền”, thì tất yếu phải kiểm soát. Mặt khác, việc kiểm soát quyền lực nhà nướchiện nay ở nước ta , tuy có nhiều cố gắng và đạt được một số tiến bộ, nhưng vẫncòn rất nhiều hạn chế, cả về lý luận và thực tiễn.Trong thực tế, hoạt động này còn rất lúng túng, mang tính hình thức, hiệu lực vàhiệu quả còn thấp so với yêu cầu. Hiện tượng trao quyền mà kiểm soát lỏng lẻo,không thường xuyên, hình thức, thậm chí không kiểm soát…đã dẫn đến nhiều hậuquả tai hại như tham nhũng phổ biến và những tiêu cực khác trong bộ máy nhànước…làm ảnh hưởng xấu tới bản chất nhà nước, xói mòn lòng tin của nhân dânvới Đảng và Nhà nước. Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có một vấn đề gốcrễ, đó là phương thức tổ chức thực hiện quyền lực.Đây là vấn đề chúng ta cần tậptrung nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn, trên cơ sở phương pháp luận củachủ nghĩa Mác- Lê nin. Đặc biệt, phải đoạn tuyệt với quan điểm giáo điều, bảo thủvà những định kiến về hệ tư tưởng.Để kiểm soát tốt quyền lực nhà nước, vấn đề trước tiên là phải xác định đúngphương thức cơ bản trong tổ chức quyền lực. Nghĩa là phải trả lời đúng câu hỏi:Muốn nhà nước thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tránh được xuhướng lạm quyền, lộng quyền thì phải tổ chức quyền lực nhà nước theophương thức nào là tốt nhất? Không có cách nào khác, chúng ta chỉ có thể tìmcâu trả lời trong lịch sử hàng nghìn năm tồn tại, phát triển của Nhà nước.Ngay từ thời cổ đại, nhiều nhà tư tưởng vĩ đại như Hê-ra-clít, Pla-ton, Xi- xe-ron…đã đề xuất quan điểm: quyền lực nhà nước cần phải được giới hạn bằng phápluật. Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định, còn công dân đượcphép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Muồn tránh đ ược hiện tượnglạm quyền, thì không thể trao trọn quyền lực vào tay một cá nhân, một cơ quannào. Sau này, các nhà tư tưởng tư sản như J. Lốc-cơ, Mong-te-ski-ơ đã tổng kếtlịch sử chế độ phong kiến, kế thừa và phát triển tư tưởng đó thành học thuyết về tổchức quyền lực nhà nước của Nhà nước tư sản ở thế kỷ 18: thuyết “ Tam quyềnphân lập”. Đây là một học thuyết có rất nhiều ưu điểm, thể hiện sự tiến bộ lớntrong tư tưởng nhân loại về xây dựng nhà nước, đặc biệt về phương thức tổ chứcquyền lực nhà nước.Theo các ông, mỗi nhà nước đều có ba loại quyền: lập ...