Danh mục

Kiểm soát chi bồi thường bảo hiểm nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 287.74 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày tổng quan về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam; tình hình kiểm soát chi phí bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam; tình hình kiểm soát chi phí bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm soát chi bồi thường bảo hiểm nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam 52 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA KIỂM SOÁT CHI BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM NHẰM ĐẢM BẢO SỰ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu Hà* TÓM TẮT: Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển cả về chất lượng và qui mô, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, không chỉ tập trung mở rộng thị phần, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cần phải kiểm soát chi phí hoạt động kinh doanh, trong đó có chi phi bồi thường bảo hiểm - là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn. Các doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ phải đảm bảo bồi thường cho khách hàng đúng, đủ, kịp thời mà còn phải kiểm soát nguy cơ làm gia tăng chi phí này. Từ khóa: chi phí bồi thường, tỷ lệ bồi thường gốc, tăng trưởng bền vững, bảo hiểm phi nhân thọ 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển nhanh chóng và từng bước hội nhập với khu vực và trên thế giới. Nếu như giai đoạn 1965- 1993, Bảo Việt là doanh nghiệp duy nhất trên thị trường thì tính đến 31/12/2018, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có sự tham gia của 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp bảo hiểm cùng với các yếu tố thuận lợi về tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân và đặc biệt là nhận thức của người dân về bảo hiểm đã tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cả về qui mô và chất lượng. Bảng 1: Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 2014- 2018 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượng DN 30 30 30 30 31 Doanh thu PBH (tỷ 27.522 31.891 36.866 41.594 46 957 đồng) Bồi thường BH 10.954 13.851 13.246 15.957 19 908 (tỷ đồng) Dự phòng NV 13.309 15.685 18.473 19.907 21 464 (tỷ đồng) * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 53 Đầu tư 25 678 32 568 35 927 39.612 42 851 (tỷ đồng) Đóng góp GDP (%) 0,70 0,76 0,82 0,83 0,85 Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam -Bộ Tài chính Tính đến 2018, số lượng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chỉ tăng 1 doanh nghiệp nhưng một số chỉ tiêu cho thấy thị trường bảo hiểm phi nhân tăng trưởng ấn tượng (so với 2017): doanh thu phí bảo hiểm tăng 12,89%, dự phòng nghiệp vụ tăng 7,8%, đầu tư vào nền kinh tế tăng 8,17%. Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường rất đa đạng. Số lượng sản phẩm bảo hiểm hiện nay là 850 sản phẩm, chia thành 12 nhóm: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh, bảo hiểm tín dụng và rủi ro, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm bảo lãnh. Năm 2018, về doanh thu phí bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất (30,87%), tiếp đến là bảo hiểm sức khoẻ (30,79%); bảo hiểm tài sản và thiệt hại (13,85%), bảo hiểm cháy nổ (8,86%), bảo hiểm hàng hoá vận chuyển (5,51%), bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu (4,51%); bảo hiểm trách nhiệm (2,20%), bảo hiểm hàng không (1,47%). Một số nghiệp vụ bảo hiểm vẫn chiếm tỷ trọng thấp như bảo hiểm thiệt hại kinh doanh (0,53%). bảo hiểm nông nghiệp (0,10%), bảo hiểm bảo lãnh (0,10%) Về cơ bản, bảo hiểm phi nhân thọ đã tận dụng được những điều kiện thuận lợi để phát triển, đáp ứng được các nhu cầu bảo hiểm trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, dịch vụ và đầu tư nước ngoài, có đóng góp tích cực trong huy động vốn đầu tư phát triển đất nước. 2. TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT CHI PHÍ BỒI THƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM Trên cơ sở thông báo tổn thất của khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giám định tổn thất (đối với bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự) hoặc kiểm tra tính xác thực của hồ sơ, chứng từ bệnh viện (đối với bảo hiểm con người). Nếu thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện bồi thường cho khách hàng. Trên thực tế, để hạn chế gian lận, sai phạm trong giải quyết bồi thường bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện: - Tổ chức bộ phận giải quyết bồi thường độc lập với bộ phận giám định tổn thất. Một số doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện bồi thường tập trung với những loại bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường cao như bảo hiểm xe cơ giới. - Phê chuẩn bồi thường thông qua hướng dẫn qui trình bồi thường được áp dụng thống nhất trong toàn doanh nghiệp; - Với những doanh nghiệp có qui định phân cấp bồi thường cho các thành viên, các khiếu nại được giải quyết với số tiền bồi thường lớn, vượt mức phân cấp, phải có xác nhận Hội sở chính bởi các cá nhân có thẩm quyền; - Việc phối hợp với các phòng liên quan rất cần thiết để đảm bảo giải quyết đúng, kịp thời quyền lợi cho khách hàng, xử lý những trường hợp đặc biệt (nợ phí, có TBH): bộ phận ...

Tài liệu được xem nhiều: