Danh mục

Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn hội nhập mới

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 798.72 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phản ánh hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đề xuất một số giải pháp để kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong mối quan hệ với chủ trương đẩy mạnh thu hút nguồn FDI của Chính phủ cũng như của chính quyền các địa phương trên cả nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn hội nhập mới KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP MỚI NCS. Đàm Thanh Tú1 ThS. Đàm Thị Thanh Huyền2 ThS. Nguyễn Thị Liên Hương3 Tóm tắt Khi TPP có hiệu lực thì làn sóng đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, bên cạnh những đóng góp tích cực của các doanh nghiệp FDI vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực này cũng đã bộc lộ một số vấn đề như tình trạng chuyển giá, trốn thuế, gây thất thu ngân sách, tác động không tốt đến môi trường đầu tư của Việt Nam… Bài viết phản ánh hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đề xuất một số giải pháp để kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong mối quan hệ với chủ trương đẩy mạnh thu hút nguồn FDI của Chính phủ cũng như của chính quyền các địa phương trên cả nước. Từ khoá: Chuyển giá, doanh nghiệp FDI. 1. Đặt vấn đề TPP là khu vực thương mại tự do lớn nhất với trên 800 triệu dân, tổng GDP lên tới 28.000 tỷ USD, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới. Việt Nam trở thành thành viên của TPP sẽ tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống kinh tế - xã hội, đem lại những cơ hội lớn về tăng trưởng GDP và phúc lợi xã hội. Bên cạnh những cơ hội mở ra, khi TPP có hiệu lực cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức không nhỏ cho nền kinh tế của Việt Nam. Tự do hóa thương mại của TPP sẽ khiến nhu cầu giao thương giữa các quốc gia trên thế giới với Việt Nam được mở rộng không ngừng. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu về vốn, về công nghệ để phát triển đất nước luôn là đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt là vốn để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 1 Học viện Tài chính. 2, 3 Trường Đại học Thương mại. Email: thanhhuyenqttc.vcu@gmail.com 623 Theo Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/10/2015, đã có 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam (Nguồn: Bộ KHĐT - Tình hình đầu tư nước ngoài 10 tháng năm 2015). Hàn Quốc vẫn đang dẫn đầu các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tiếp đến là các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Malaysia, Singapore,... Đồng thời, trong thời gian tới, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam thay vì tập trung đầu tư vào Trung Quốc vì đầu tư vào Trung Quốc chi phí nhân công cao và là nước đang tranh chấp về vấn đề biển đảo với Nhật. Với những diễn biến kể trên cho thấy, trong những năm tới mặc dù vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam vẫn có xu hướng tăng cao, thậm chí như Giáo sư Nguyễn Mại nhận định, sẽ có làn sóng đầu tư FDI thứ ba đổ vào Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, các doanh nghiệp FDI cũng đã và đang bộc lộ những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực mà nổi bật là hoạt động chuyển giá, trốn thuế, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến môi trường đầu tư… Như vậy, qua phân tích xu hướng nguồn vốn FDI và hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, có thể thấy việc trở thành thành viên của TPP vừa có cơ hội và vừa là thách thức đặt ra cho kiểm soát hoạt động chuyển giá của các đối tượng này. Vấn đề đặt ra là, làm sao vừa gia tăng được nguồn FDI nhiều nhất, vừa bảo vệ khai thác nguồn thu đầy tiềm năng từ hoạt động của các doanh nghiệp FDI hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa là, phải đặt vấn đề kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên lãnh thổ trong mối quan hệ với chủ trương đẩy mạnh thu hút nguồn FDI của Chính phủ cũng như của chính quyền địa phương. Muốn vậy, phải xác lập được quan điểm và thực thi hệ thống các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI một cách đúng đắn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, vấn đề chuyển giá đã trở thành chủ đề quan tâm nghiên cứu không chỉ có ở Việt Nam mà cả nước ngoài, trong đó điển hình là: Sebastian Krautheim (Paris School of economics) and Tim Schmidt- Eisenlohr (2009), Heterogeneous Firms, “Profit Shifting” FDI and International Tax competition, European University Institute, Villa San Paolo, Via della Piazzuola 43, 50133 624 Florence, Italy; Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD (2010), Transfer pricing Guidelines for Multinationl Enterprises and Tax Administration; Nguyễn Ngọc Thanh, Phan Hiển Minh, Bành Thúy Sơn (2000), Định giá chuyển giao và chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa - Chủ biên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2014). Tăng cường kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá trong doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam”, Nxb Giáo dục. Năm 2010, NCS. Phan Thị Thành Dương - Đại học Luật Hồ Chí Minh nghiên cứu đề tài “Pháp luật kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam”, PGS.TS Lê Văn Ái ( 2012), “Một số vấn đề cơ bản về chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI”, Kỷ yếu hội thảo khoa học hoạt động chuyển giá - những vấn đề lý luận, thực tiễn và biện pháp hạn chế, Nxb Tài chính (8/2012); TS Nguyễn Thị Kim Anh (2013), “Chuyển giá và chống chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 4 (419) từ tran ...

Tài liệu được xem nhiều: