Có ngàn lẻ một cách kiếm sống, từ nhọc nhằn cho đến nhàn hạ. Không ai có thể lựa chọn cho mình cách kiếm sống, tức sẽ làm cái gì, mà bàn tay của Tạo hóa sẽ chơi trò “Sắp đặt” đối với con người - loài động vật biết nói và biết lao động. Tôi xin chứng minh những nhận định có tính “tiên đề” nói trên bằng câu chuyện sau đây. Khi tôi đến làm việc tức “kiếm sống” ở cái lò bánh ngọt “tiểu thủ công” này thì đội ngũ “thợ thuyền” ở đây đã có 11...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiếm sống Kiếm sống TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ NGỌC THẠCHCó ngàn lẻ một cách kiếm sống, từ nhọc nhằn cho đến nhàn hạ. Không ai có thể lựa chọncho mình cách kiếm sống, tức sẽ làm cái gì, mà bàn tay của Tạo hóa sẽ chơi trò “Sắp đặt”đối với con người - loài động vật biết nói và biết lao động. Tôi xin chứng minh nhữngnhận định có tính “tiên đề” nói trên bằng câu chuyện sau đây.Khi tôi đến làm việc tức “kiếm sống” ở cái lò bánh ngọt “tiểu thủ công” này thì đội ngũ“thợ thuyền” ở đây đã có 11 người: 4 người đứng lò, 4 người làm thành cái bánh và đónggói sản phẩm và một người làm nhiệm vụ “nuôi quân” tức nấu ăn. Những người thợ ở lòbánh này làm việc từ 6 giờ sáng cho đến 6 giờ tối, buổi trưa nghỉ ăn cơm tại chỗ khoảngnửa giờ. Trừ hao những lúc nghỉ giữa giờ vì nhiều lý do thì tổng số giờ lao động của thợbánh là tròn Mười giờ, tức hơn giờ làm việc của Nhà nước hai giờ. Đó cũng là thời gianlao động nói chung của hầu hết những cơ sở sản xuất tư nhân và có thể nói cái thời gianlao động “dôi ra” này chính là một trong những “yếu tố” làm nên lợi nhuận của giới chủ.Khi tôi đến lò bánh làm việc, ông chủ lò bánh nói: “Lò bánh của chúng ta đang phát triểnvà đã có “thương hiệu” trên thị trường, vì thế tất cả hãy cố gắng làm thật tốt phần việcđược giao. Số người của chúng ta vừa đủ bộ 12 con giáp Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ NgọMùi Thân Dậu Tuất Hợi, vì thế mỗi người sẽ mang tên một con giáp, cứ thế mà gọi. Tạisao lại gọi như vậy? Đây là con số tuyệt đẹp, nó sẽ giúp chúng ta làm ăn phát tài, vì thế tasẽ giữ con số màu nhiệm này, không thêm không bớt”. Nói rồi ông chủ đưa ra một cái rổnhựa, trong có sẵn mười hai mảnh giấy viết sẵn từ Tý cho đến Hợi, ai bốc được chữ nàothì sẽ mang “thợ danh” chữ đó. Tôi chờ cho mọi người bốc hết, mở mẩu giấy cuối cùngra có chữ “Tý”, đúng là số trời đã an bài!Điều kỳ lạ là không chỉ riêng tôi mà năm người nữa là Sửu Dần Mão Thìn Tỵ cũng bốcđược chữ trùng với năm sinh của mình. Năm người này, cùng với tôi là sáu, còn có đặcđiểm giống nhau nữa là không phải thuộc nhóm “lao động phổ thông” tức lao động chântay chuyên nghiệp mà tối thiểu là đã tốt nghiệp đại học nhưng đang thất nghiệp (do gặp“nạn” bi kịch gia đình và bè phái đấu đá ở công sở nên bỏ nhà, bỏ nhiệm sở đi hoang).Cái truyện ngắn này chủ yếu nói về năm người này: Sửu đã từng du học nước ngoài thờibao cấp, có bằng Tiến sĩ về Toán học, được rất nhiều trường đại học ở nước ngoài mờilàm giáo sư nhưng vì nhớ quê hương, nhớ vợ mà trở về Việt Nam; Dần là cựu Sinh viêntrường Đại học TDTT, chuyên về võ thuật (đã từng làm chân trụ cho đoàn xiếc của mộttỉnh ở ĐBSCL, tức giữ thăng bằng cho một cái cột lớn đặt trên vai, trên có một, hai ngườilàm những động tác uốn dẻo…); Mão là cựu học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự,chuyên về vũ khí có sức công phá lớn; Thìn và Tỵ đều là “thầy giáo mất dạy” tức đã trảiqua giáo viên Phổ thông Trung học, về môn văn và sử. Sáu người còn lại (từ Ngọ tớiHợi) tuy không qua đại học nhưng đều đã qua chốn quan trường, thấp nhất cũng làTrưởng phòng, cao nhất là Tổng giám đốc và đều giống nhau ở chỗ đã từng qua vòng laolý vì nhiều tội danh khác nhau…***Công việc ở lò bánh thủ công tuy là lao động giản đơn (còn gọi là lao động phổ thông,lao động chân tay) nhưng cũng có những công đoạn rất khó, đòi hỏi tính chuyên nghiệpcao, nếu không sản phẩm sẽ hỏng, tức quăng sọt rác, tức ông chủ lò bánh sẽ lỗ vốn! Đó làkhâu đánh kem và nướng bìa bánh. Sản phẩm bánh ngọt ở đây gọi là bánh xốp, gồm cóhai thành phần chính: lớp kem nằm giữa hai hoặc ba lớp bìa xốp. Kem là đường trắng xaythành bột, trộn với dầu mỡ và cho vào một ít tinh dầu, tạo mùi vị thơm ngon. Bìa xốp làbột năng được nướng cho giòn, khi nướng cho vào chút bột nở thì sẽ giòn và xốp. Nướngkhéo thì sẽ giòn thơm, cộng với hương thơm của lớp kem tạo thành mùi thơm đặc trưngcủa bánh. Nói thì đơn giản thế, nhưng cái khó là để có được chậu kem sóng sánh, sủi bọtli ti và thơm lừng, mới nhìn đã muốn ăn thử…thì người đánh kem phải có sức mạnh cửđỉnh của Hạng Võ để dùng tay ngoáy nhào cho đám bột đường trộn với đầu mỡ kia biếnthành kem (nếu làm bằng máy thì…tốn điện!). Còn cái khó của nướng bìa bánh là ngườilàm phải đứng bên lò lửa, đổ bột đã trộn nước vào những cái kẹp đặc dụng bằng sắt, mỗicái to bằng cái cặp sách học trò, lật qua lật lại trên ngọn lửa sao cho chín đều hai mặt.Non lửa thì bìa bánh sẽ sống, quá lửa thì tất nhiên là cháy khét, đều bỏ. Vì thế ngườinướng bìa bánh phải là loại “Người chịu lửa” và có sự nhạy cảm về thời gian (cũng cóphần giống với tố chất của Nhà thơ).Nhóm sáu người của nửa trên 12 con giáp phụ trách đánh kem và nướng bìa bánh, tứcphần công việc nặng nhọc và đòi hỏi “tay nghề” cao (riêng tôi, người viết truyện ngắnnày, “học nghề” chỉ nửa buổi là đã thành thạo mọi công đoạn nên được giao làm nhiệmvụ “đốc công”, tức khâu nào làm sai thì chỉnh sửa, hoặc thiếu người thì tạm lấp chỗtrống). Còn n ...