Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH LÀ GÌ? MỤC TIÊU CỦA KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời hai câu hỏi trên. 1. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực, chính xác, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập. 1.2. Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính * Các đối tượng gồm: Bảng cân đối kế toán Kết quả kinh doanh Lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính Các báo cáo này chứa đựng những thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, thông tin định lượng và thông tin không định lượng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình và kết quả lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác để người sử dụng báo cáo tài chính có thể phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị. Cơ sở của báo cáo tài chính là các quy định về Kế toán , gồm cả quy định pháp lý về Kế toán như : luật Kế toán, chuẩn mực Kế toán, chế độ Kế toán, và quy định về Kế toán tại đơn vị như các quy định về hệ thống tài khoản, hình thức ghi sổ kế toán,.. Ngoài ra cơ sở của báo cáo tài chính còn bao gồm cả các quy định pháp lý khác có liên quan đến quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị như những quy định về sản xuất kinh doanh, trao đổi, mua bán sản phẩm, quản lý lao động, vật tư, nghĩa vụ đối với ngân sách,… 1.3. Kết quả của kiểm toán báo cáo tài chính Kết quả của kiểm toán báo cáo tài chính Là các báo cáo kiểm toán, trong đó nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên về mức độ trung thực hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán. Ngoài ra, kết quả kiểm toán của báo cáo tài chính được kiểm toán còn có thể gồm cả thư quản lý nêu lên những tồn tại trong việc thiết lập và vận hành hệ thốn kiểm soát nội bộ, trong việc tổ chức công tác Kế toán và lập báo cáo tài chính ở đơn vị đồng thời đề xuất hướng khắc phục để đơn vị nâng cao chất lượng của các báo cáo tài chính. 1.4. Các bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Các bằng chứng của kiểm toán báo cáo tài chính Là những bằng chứng liên quan đến các nghiệp vụ, các số dư tài khoản và cả những bằng chứng khác như những bằng chứng về hệ thống kiểm soát nội bộ, về tình hình kinh doanh, về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, về các nghĩa vụ và tình hình tuân tủ pháp luạt của đơn vị.. Nó có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và bằng nhiều kỹ thuật khác nhau. Dựa trên các bằng chứng kiểm toán này, kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình trên báo cáo kiểm toán về mức độ trung thực hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán. 1.5. Yêu cầu của kiểm toán viên với báo cáo tài chính Yêu cầu của kiểm toán viên đối với báo cáo tài chính Kiểm toán viên phải độc lập và có năng lực: + Độc lập là nguyên tắc cơ bản đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, nó làm cho quá trình kiểm toán, các đánh giá trong kiểm toán cũng như ý kiến cuối cùng trên báo kiểm toán là khách quan. + Năng lực là cơ sở đảm bảo cho kiểm toán viên có thể tổ chức, triển khai và hoàn thành cuộc kiểm toán có hiệu quả Trong quá trình kiểm toán đòi hỏi kiểm toán viên phải có năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ do công việc kiểm toán đặt ra. 2. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính Mục tiêu tổng quát của kiểm toán báo cáo tài chính là “giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được chấp nhận ), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không” Ngoài ra mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Sự đạt được các mục tiêu kiểm toán trên đây được biểu hiện thông qua kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán được biểu hiện qua kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đó là báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Hướng tới mục tiêu cuối cùng, lý do duy nhất để kiểm toán viên thu thập bằng chứng kểm toán là để họ có thể đi đến kết luận là các báo cáo tài chính có trung thực hợp lý hay không và đưa ra một bản báo cáo kiểm toán thích hợp. 3. Nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính Nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính Báo cáo tài chính được kiểm toán bằng việc chia báo cáo tài chính thành các bộ phận. Có hai phương pháp tiếp cận kiểm toán báo cáo tài chính là: + phương pháp trực tiếp (1) + phương pháp chu kì (2) Do vậy, nội dung kiểm toán theo hai phương pháp này cũng khác nhau * Phương pháp tiếp cận kiểm toán trực tiếp Tiếp cận báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu hoặc nhóm các chỉ tiêu như tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định,.. + ưu điểm: theo phương pháp này nội dung kiểm toán và đối tượng thông tin trực tiếp của kiểm toán là như nhau nên dễ xác định. + nhược điểm: tuy nhiên, các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính không hoàn toàn độc lập với nhau nên việc triển khia kiểm toán theo hướng này thường không đạt hiệu quả. * Phương pháp tiếp cận kiểm toán chu kì Theo phương pháp này, những chỉ tiêu có liên quan đến cùng một loại nghiệp vụ được nghiên cứu trong mối quan hệ với nhua. Các nghiệp vụ, các chỉ tiêu có thể khái quát thành các chu kì sau: + chu kỳ mua vào và thành toán + chu kỳ bán hàng và thanh toán + chu kỳ nhâ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Báo cáo tài chính Tài chính doanh nghiệp Kiểm toán báo cáo tài chính Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính Bằng chứng kiểm toán Kiểm toán tài chính Bảng cân đối kế toán Lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chínhTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 773 21 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 423 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 385 1 0 -
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 384 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 372 10 0 -
3 trang 306 0 0
-
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 294 1 0 -
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 294 0 0 -
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 294 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 287 0 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 275 1 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính: Phần 2 (Tái bản lần thứ nhất)
388 trang 274 1 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 255 0 0 -
88 trang 234 1 0
-
Quản lý tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Hữu Phước
248 trang 226 4 0 -
Đề thi kết thúc học phần môn Tài chính doanh nghiệp - Học viện Ngân hàng (Đề 105)
3 trang 224 1 0 -
128 trang 223 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 (2016)
209 trang 214 5 0