Kiểm toán nhà nước, lực lượng nòng cốt thực hiện kiểm toán môi trường
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 263.10 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Kiểm toán nhà nước, lực lượng nòng cốt thực hiện kiểm toán môi trường tập trung vào việc phân tích thực trạng kiểm toán môi trường ở Việt Nam hiện hay. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của kiểm toán môi trường, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm toán nhà nước, lực lượng nòng cốt thực hiện kiểm toán môi trường KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC, LỰC LƯỢNG NÒNG CỐT THỰC HIỆN KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG Phạm Huy Hùng, Ngô Thị Kiều Trang Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Kiểm toán môi trường là một trong những công cụ hữu hiệu nhất trong quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, lĩnh vực này mới chỉ có kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán, chưa thấy vai trò của kiểm toán độc lập. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm tổng hợp và phân tích các tài liệu, trong khuôn khổ của nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào việc phân tích thực trạng kiểm toán môi trường ở Việt Nam hiện hay. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của kiểm toán môi trường, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế. Từ khóa: Kiểm toán; Môi trường; Kiểm toán môi trường. Abstract State audit, the key force implementing environmental audit Environmental audit is one of the most effective tools in environmental management for production and business establishments and socio-economic development projects in the direction of sustainable development. However, in Vietnam at present, this field is only audited by the State Audit, not seeing the role of independent audit. By qualitative research method to synthesize and analyze documents, within the framework of this study, the authors focus on analyzing the current state of environmental audit in Vietnam, thereby proposing solutions to improve the role and effectiveness of environmental audit to meet practical requirements, in line with international trends and practices. Keywords: Audit; Environment; Environmental audit. 1. Đặt vấn đề Môi trường và sự phát triển bền vững hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu đang được thế giới đặc biệt quan tâm. Nếu đặt mục tiêu phát triển kinh tế cao, khả năng phải sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và khả năng xảy ra sự ô nhiễm là rất lớn, dẫn đến việc ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của môi trường và ngược lại. Do đó, các quốc gia cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Vấn đề này ở nước ta đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Với quan điểm nhất quán “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”, nhiều chính sách, giải pháp đã được thực hiện nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững, trong đó kiểm toán môi trường (KTMT) được nhìn nhận như là một công cụ sắc bén và hiệu quả. KTMT không phải là một loại hình kiểm toán mà được coi là một nội dung kiểm toán. Nó bao gồm tất cả các loại hình kiểm toán: kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán hoạt động. Thực hiện KTMT nhằm đánh giá sự tuân thủ công ước, luật pháp, quy định về môi trường cũng như tính kinh tế, hiệu quả, hiệu năng của các chương trình, dự án hay chính sách về môi trường. KTMT không chỉ giúp giảm thiểu các rủi ro về môi trường cũng như những rủi ro về sức khỏe cộng đồng, cải thiện công tác quản trị môi trường ở mức độ doanh nghiệp mà còn góp 344 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững phần nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh trong bảo vệ và phát triển môi trường bền vững. Hầu hết các nghiên cứu về KTMT trong các năm vừa qua đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thực hiện KTMT. Một số các nghiên cứu khác thì tìm hiểu về bản chất, nội dung, quy trình thực hiện KTMT. Như vậy, thực trạng KTMT ở Việt Nam hiện nay ra sao và giải pháp nào cần được chú trọng để KTMT thực sự trở thành công cụ quản lý sắc bén, hiệu quả đối với các đơn vị, tổ chức và các cơ quan quản lý môi trường là những vấn đề cần phải được làm rõ trong bài viết này, nhằm bổ sung thêm một phần cơ sở lý luận quan trọng liên quan đến KTMT. 2. Những nét cơ bản về kiểm toán môi trường ở Việt Nam Môi trường ngày càng có xu hướng thay đổi, tạo thêm nhiều áp lực và phát sinh thêm nhiều bất ổn, thiệt hại của các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra đang tăng lên nhanh chóng, gây ảnh hưởng ngày càng lớn tới cuộc sống, tài sản và sinh kế của con người cũng như các hệ thống sinh thái có giá trị. Theo Báo cáo về phát triển con người năm 2019 - 2020 của UNDP, trong số các nước đang phát triển thì Việt Nam là một trong những nước bị đe dọa nhiều nhất bởi hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Nếu nhiệt độ trái đất tăng lên 2 0C thì khoảng 04 triệu người Việt Nam sẽ bị mất nhà và 60 % diện tích đất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị chìm trong nước biển. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó không thể phủ nhận được thực tế rằng có sự vi phạm về môi trường của doanh nghiệp, như: Gây ô nhiễm môi trường nước; Ô nhiễm môi trường không khí; Ô nhiễm môi trường đất; Ô nhiễm tiếng ồn;… đã diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở các tỉnh trọng điểm phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, lĩnh vực này mới chỉ có kiểm toán nhà nước (KTNN) thực hiện kiểm toán, chưa thấy vai trò của kiểm toán độc lập. Điều này có thể do sự tự nguyện thực hiện KTMT và công bố thông tin về môi trường của các doanh nghiệp còn rất hạn chế do chưa được luật hóa. Với vai trò là công cụ quản lý quan trọng trong hệ công cụ quản lý của một quốc gia, hiện nay, KTNN là lực lượng nòng cốt đảm nhiệm thực hiện KTMT. Năm 2008, KTNN Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên nhóm công tác về KTMT của Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI WGEA). Qua đó, tiếp nhận các kiến thức và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực KTMT của các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm toán nhà nước, lực lượng nòng cốt thực hiện kiểm toán môi trường KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC, LỰC LƯỢNG NÒNG CỐT THỰC HIỆN KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG Phạm Huy Hùng, Ngô Thị Kiều Trang Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Kiểm toán môi trường là một trong những công cụ hữu hiệu nhất trong quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, lĩnh vực này mới chỉ có kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán, chưa thấy vai trò của kiểm toán độc lập. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm tổng hợp và phân tích các tài liệu, trong khuôn khổ của nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào việc phân tích thực trạng kiểm toán môi trường ở Việt Nam hiện hay. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của kiểm toán môi trường, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế. Từ khóa: Kiểm toán; Môi trường; Kiểm toán môi trường. Abstract State audit, the key force implementing environmental audit Environmental audit is one of the most effective tools in environmental management for production and business establishments and socio-economic development projects in the direction of sustainable development. However, in Vietnam at present, this field is only audited by the State Audit, not seeing the role of independent audit. By qualitative research method to synthesize and analyze documents, within the framework of this study, the authors focus on analyzing the current state of environmental audit in Vietnam, thereby proposing solutions to improve the role and effectiveness of environmental audit to meet practical requirements, in line with international trends and practices. Keywords: Audit; Environment; Environmental audit. 1. Đặt vấn đề Môi trường và sự phát triển bền vững hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu đang được thế giới đặc biệt quan tâm. Nếu đặt mục tiêu phát triển kinh tế cao, khả năng phải sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và khả năng xảy ra sự ô nhiễm là rất lớn, dẫn đến việc ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của môi trường và ngược lại. Do đó, các quốc gia cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Vấn đề này ở nước ta đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Với quan điểm nhất quán “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”, nhiều chính sách, giải pháp đã được thực hiện nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững, trong đó kiểm toán môi trường (KTMT) được nhìn nhận như là một công cụ sắc bén và hiệu quả. KTMT không phải là một loại hình kiểm toán mà được coi là một nội dung kiểm toán. Nó bao gồm tất cả các loại hình kiểm toán: kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán hoạt động. Thực hiện KTMT nhằm đánh giá sự tuân thủ công ước, luật pháp, quy định về môi trường cũng như tính kinh tế, hiệu quả, hiệu năng của các chương trình, dự án hay chính sách về môi trường. KTMT không chỉ giúp giảm thiểu các rủi ro về môi trường cũng như những rủi ro về sức khỏe cộng đồng, cải thiện công tác quản trị môi trường ở mức độ doanh nghiệp mà còn góp 344 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững phần nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh trong bảo vệ và phát triển môi trường bền vững. Hầu hết các nghiên cứu về KTMT trong các năm vừa qua đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thực hiện KTMT. Một số các nghiên cứu khác thì tìm hiểu về bản chất, nội dung, quy trình thực hiện KTMT. Như vậy, thực trạng KTMT ở Việt Nam hiện nay ra sao và giải pháp nào cần được chú trọng để KTMT thực sự trở thành công cụ quản lý sắc bén, hiệu quả đối với các đơn vị, tổ chức và các cơ quan quản lý môi trường là những vấn đề cần phải được làm rõ trong bài viết này, nhằm bổ sung thêm một phần cơ sở lý luận quan trọng liên quan đến KTMT. 2. Những nét cơ bản về kiểm toán môi trường ở Việt Nam Môi trường ngày càng có xu hướng thay đổi, tạo thêm nhiều áp lực và phát sinh thêm nhiều bất ổn, thiệt hại của các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra đang tăng lên nhanh chóng, gây ảnh hưởng ngày càng lớn tới cuộc sống, tài sản và sinh kế của con người cũng như các hệ thống sinh thái có giá trị. Theo Báo cáo về phát triển con người năm 2019 - 2020 của UNDP, trong số các nước đang phát triển thì Việt Nam là một trong những nước bị đe dọa nhiều nhất bởi hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Nếu nhiệt độ trái đất tăng lên 2 0C thì khoảng 04 triệu người Việt Nam sẽ bị mất nhà và 60 % diện tích đất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị chìm trong nước biển. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó không thể phủ nhận được thực tế rằng có sự vi phạm về môi trường của doanh nghiệp, như: Gây ô nhiễm môi trường nước; Ô nhiễm môi trường không khí; Ô nhiễm môi trường đất; Ô nhiễm tiếng ồn;… đã diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở các tỉnh trọng điểm phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, lĩnh vực này mới chỉ có kiểm toán nhà nước (KTNN) thực hiện kiểm toán, chưa thấy vai trò của kiểm toán độc lập. Điều này có thể do sự tự nguyện thực hiện KTMT và công bố thông tin về môi trường của các doanh nghiệp còn rất hạn chế do chưa được luật hóa. Với vai trò là công cụ quản lý quan trọng trong hệ công cụ quản lý của một quốc gia, hiện nay, KTNN là lực lượng nòng cốt đảm nhiệm thực hiện KTMT. Năm 2008, KTNN Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên nhóm công tác về KTMT của Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI WGEA). Qua đó, tiếp nhận các kiến thức và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực KTMT của các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kiểm toán môi trường Kiểm toán nhà nước Suy thoái đất Quản lý môi trường Phát triển môi trường bền vữngTài liệu liên quan:
-
30 trang 245 0 0
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 181 0 0 -
Tiểu luận Quản lý môi trường: Công trình kiến trúc xanh
45 trang 172 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 146 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 139 0 0 -
69 trang 119 0 0
-
Môi trường trong địa lý học: Phần 1
175 trang 111 0 0 -
Thuyết trình: Hệ thống quản lý môi trường tại công ty cổ phần kỹ thuật dầu khí Việt Nam - PTSC
28 trang 97 0 0 -
86 trang 82 0 0
-
Công cụ kinh tế - Quản lý môi trường: Phần 1
158 trang 82 0 0