Kiểm toán nội bộ ở Việt Nam thực trạng và những việc cần làm
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 231.00 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu thực trạng, những thách thức, yêu cầu cũng như những việc cần làm để đưa Luật Kế toán vào cuộc sống, để kiểm toán nội hoạt động có hiệu lực, có hiệu quả ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm toán nội bộ ở Việt Nam thực trạng và những việc cần làm n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam KIỂM TOÁN NỘI BỘ Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VIỆC CẦN LÀM PGS.TS Đặng Văn Thanh Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam Trước yêu cầu của cải cách thể chế và đổi mới nền kinh tế sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập ở Việt Nam, kiểm toán nội bộ (KTNB) đã hình thành và là đòi hỏi cấp thiết trong quản lý tài chính Nhà nước, kiểm tra và kiểm soát hoạt động tài chính doanh nghiệp (DN). Đến nay, KTNB đã được quy định mang tính pháp lý trong Luật Kế toán 2015. Chính phủ giao cho Bộ Tài chính soạn thảo quy chế và văn bản hướng dẫn về KTNB, trong quá trình triển khai các quy định Luật Kế toán 2015. Cần thấy rõ thực trạng, những thách thức, yêu cầu cũng như những việc cần làm để đưa Luật Kế toán vào cuộc sống, để KTNB hoạt động có hiệu lực, có hiệu quả ở Việt Nam. Từ khóa: KTNB, Internal Audit. Thực ra, KTNB đã hình thành ở Việt Nam khá sớm, nhưng không được quan tâm và không vận hành một cách có hiệu quả. Cách đây hơn 30 năm (từ năm 1986), cùng với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, nhiều thể chế kinh tế, trong đó có các thể chế tài chính, các công cụ quản lý kinh tế - tài chính đã đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện, góp phần tích cực hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập của Việt Nam. Ở tầm quốc gia, Nhà nước đã kiên quyết từ bỏ cách quản lý, điều hành và kiểm soát nền kinh tế bằng biện pháp hành chính, mà chuyển dần sang quản lý nền kinh tế bằng luật pháp và sử dụng có hiệu quả các công cụ, các biện pháp kinh tế. Theo nguyên tắc hạch toán kinh tế trong cơ chế thị trường, các tổ chức kinh tế, DN phải tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Để có được những quyết định đúng, để tồn tại và phát triển, an toàn và chiến thắng trong kinh doanh. Nhà nước đã và đang cố gắng tạo dựng một môi trường pháp lý rõ ràng, bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế. Hệ thống tài chính, quản lý tài chính nhà nước, tài chính DN đã được đổi mới. Hệ thống kế toán, kể cả kế toán nhà nước, kế toán DN đã được cải cách triệt để và đổi mới toàn diện từ năm 1995 theo yêu cầu kinh tế thị trường và từng bước hòa nhập, hội tụ với chuẩn mực, nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế. Hệ thống kiểm toán được hình thành và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Kiểm toán độc lập hình thành từ 1991, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) hình thành từ năm 1994, KTNB hình thành năm 1997. Trong đó, KTNN, kiểm toán độc lập đã phát triển mạnh mẽ, tạo lập vị trí vững chắc trong nền kinh tế, đóng góp tích cực và có hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, minh bạch hóa tài chính nhà nước và tài chính DN. Có thể đánh giá, Hệ thống kế toán và kiểm toán Việt Nam đã chuyển đổi khá nhanh từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và phát triển đúng hướng, vững chắc trong nền kinh tế đa sở hữu, hội nhập và mở cửa. Nhưng rất đáng tiếc là KTNB đã hình thành nhưng hoạt động không có hiệu quả, không duy trì được. Điều đáng buồn là, Quyết định số 832 TC/QĐ của Bộ Tài chính về 4 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam KTNB ban hành đang đi vào cuộc sống, dù rất khó khăn, nhưng đã được không ít Tổng công ty, Liên hiệp các xí nghiệp, Công ty,… hưởng ứng và vận hành. Nhưng vì nhiều lý do, rồi chính Bộ Tài chính lại ban hành quyết định dừng áp dụng Quyết định 832. Tất cả là do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, về tác dụng và bản chất của KTNB trong một nền kinh tế tự do cạnh tranh, mở cửa và hội nhập. Kể cả nhận thức của các tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý nhà nước, làm công tác hoạch định chính sách, đang mang nặng tư duy quản lý của thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu và bao cấp. Hơn nữa trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gần 100% là DN Nhà nước, là xí nghiệp quốc doanh, với 12 000 DN Nhà nước và một vài DN vừa được Cổ phần hóa, kinh tế tư nhân hầu như chưa phát triển là cản trở quan trọng cho hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) và KTNB tồn tại trong những DN mà người quản lý đều là viên chức Nhà nước làm công ăn lương. Quá sốt ruột với thực trạng quản lý kinh tế - tài chính, quá tiếc nuối cho một công cụ hữu hiệu trong quản trị kinh tế tài chính quốc gia, cũng như từng tổ chức kinh tế, trước hết và trực tiếp là các tổ chức tài chính nhà nước, một lần nữa quy định về KTNB được đưa vào một điều trong Luật KTNN năm 2005 (Điều 6). Với mong muốn, tài chính nhà nước, tiền của dân của nước phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ngay trong quá trình tập trung, phân phối sử dụng ở từng đơn vị, từng tổ chức. Đồng thời, hy vọng KTNB sẽ trở thành cánh tay nối dài của KTNN. Nhưng rất buồn, sau gần 10 năm thực hiện Luật KTNN, điều quy định này vẫn không được triển khai trong thực tế. Đến năm 2015, Luật Kế toán được Quốc hội thông qua, có một điều quy định về KSNB và KTNB. Vai trò và vị trí của KTNB trong các tổ chức kinh tế tài chính lại được quan tâm, có ai đó và những ai đó đã thấy sự cần thiết của công cụ này vì sự an nguy của nền tài chính, của các hoạt động tài chính. Tất nhiên cũng có câu hỏi, vì sao lại quy định kiểm toán trong Luật Kế toán? Luật Kế toán (số 88) được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2015, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017. Nhưng cho đến nay (8/2018), Chính phủ (trực tiếp là Bộ Tài chính) vẫn chưa có văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện. Các tổ chức kinh tế chưa triển khai thi hành nội dung này của Luật. Nhiều cơ sở đào tạo (kể cả các trường Đại học kinh tế) chưa có nội dung này trong chương trình đào tạo. Lại một lần nữa có sự nghi ngờ về tính khả thi của Luật cũng như tính nghiêm minh của Luật pháp Việt Nam. Đây cũng là thách thức cho Việt Nam, khi vận hành hệ thống KSNB và KTNB. Thách thức lớn nhất vẫn là nhận thức, chưa có sự nhận thức đúng mức ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm toán nội bộ ở Việt Nam thực trạng và những việc cần làm n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam KIỂM TOÁN NỘI BỘ Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VIỆC CẦN LÀM PGS.TS Đặng Văn Thanh Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam Trước yêu cầu của cải cách thể chế và đổi mới nền kinh tế sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập ở Việt Nam, kiểm toán nội bộ (KTNB) đã hình thành và là đòi hỏi cấp thiết trong quản lý tài chính Nhà nước, kiểm tra và kiểm soát hoạt động tài chính doanh nghiệp (DN). Đến nay, KTNB đã được quy định mang tính pháp lý trong Luật Kế toán 2015. Chính phủ giao cho Bộ Tài chính soạn thảo quy chế và văn bản hướng dẫn về KTNB, trong quá trình triển khai các quy định Luật Kế toán 2015. Cần thấy rõ thực trạng, những thách thức, yêu cầu cũng như những việc cần làm để đưa Luật Kế toán vào cuộc sống, để KTNB hoạt động có hiệu lực, có hiệu quả ở Việt Nam. Từ khóa: KTNB, Internal Audit. Thực ra, KTNB đã hình thành ở Việt Nam khá sớm, nhưng không được quan tâm và không vận hành một cách có hiệu quả. Cách đây hơn 30 năm (từ năm 1986), cùng với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, nhiều thể chế kinh tế, trong đó có các thể chế tài chính, các công cụ quản lý kinh tế - tài chính đã đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện, góp phần tích cực hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập của Việt Nam. Ở tầm quốc gia, Nhà nước đã kiên quyết từ bỏ cách quản lý, điều hành và kiểm soát nền kinh tế bằng biện pháp hành chính, mà chuyển dần sang quản lý nền kinh tế bằng luật pháp và sử dụng có hiệu quả các công cụ, các biện pháp kinh tế. Theo nguyên tắc hạch toán kinh tế trong cơ chế thị trường, các tổ chức kinh tế, DN phải tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Để có được những quyết định đúng, để tồn tại và phát triển, an toàn và chiến thắng trong kinh doanh. Nhà nước đã và đang cố gắng tạo dựng một môi trường pháp lý rõ ràng, bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế. Hệ thống tài chính, quản lý tài chính nhà nước, tài chính DN đã được đổi mới. Hệ thống kế toán, kể cả kế toán nhà nước, kế toán DN đã được cải cách triệt để và đổi mới toàn diện từ năm 1995 theo yêu cầu kinh tế thị trường và từng bước hòa nhập, hội tụ với chuẩn mực, nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế. Hệ thống kiểm toán được hình thành và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Kiểm toán độc lập hình thành từ 1991, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) hình thành từ năm 1994, KTNB hình thành năm 1997. Trong đó, KTNN, kiểm toán độc lập đã phát triển mạnh mẽ, tạo lập vị trí vững chắc trong nền kinh tế, đóng góp tích cực và có hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, minh bạch hóa tài chính nhà nước và tài chính DN. Có thể đánh giá, Hệ thống kế toán và kiểm toán Việt Nam đã chuyển đổi khá nhanh từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và phát triển đúng hướng, vững chắc trong nền kinh tế đa sở hữu, hội nhập và mở cửa. Nhưng rất đáng tiếc là KTNB đã hình thành nhưng hoạt động không có hiệu quả, không duy trì được. Điều đáng buồn là, Quyết định số 832 TC/QĐ của Bộ Tài chính về 4 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam KTNB ban hành đang đi vào cuộc sống, dù rất khó khăn, nhưng đã được không ít Tổng công ty, Liên hiệp các xí nghiệp, Công ty,… hưởng ứng và vận hành. Nhưng vì nhiều lý do, rồi chính Bộ Tài chính lại ban hành quyết định dừng áp dụng Quyết định 832. Tất cả là do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, về tác dụng và bản chất của KTNB trong một nền kinh tế tự do cạnh tranh, mở cửa và hội nhập. Kể cả nhận thức của các tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý nhà nước, làm công tác hoạch định chính sách, đang mang nặng tư duy quản lý của thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu và bao cấp. Hơn nữa trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gần 100% là DN Nhà nước, là xí nghiệp quốc doanh, với 12 000 DN Nhà nước và một vài DN vừa được Cổ phần hóa, kinh tế tư nhân hầu như chưa phát triển là cản trở quan trọng cho hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) và KTNB tồn tại trong những DN mà người quản lý đều là viên chức Nhà nước làm công ăn lương. Quá sốt ruột với thực trạng quản lý kinh tế - tài chính, quá tiếc nuối cho một công cụ hữu hiệu trong quản trị kinh tế tài chính quốc gia, cũng như từng tổ chức kinh tế, trước hết và trực tiếp là các tổ chức tài chính nhà nước, một lần nữa quy định về KTNB được đưa vào một điều trong Luật KTNN năm 2005 (Điều 6). Với mong muốn, tài chính nhà nước, tiền của dân của nước phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ngay trong quá trình tập trung, phân phối sử dụng ở từng đơn vị, từng tổ chức. Đồng thời, hy vọng KTNB sẽ trở thành cánh tay nối dài của KTNN. Nhưng rất buồn, sau gần 10 năm thực hiện Luật KTNN, điều quy định này vẫn không được triển khai trong thực tế. Đến năm 2015, Luật Kế toán được Quốc hội thông qua, có một điều quy định về KSNB và KTNB. Vai trò và vị trí của KTNB trong các tổ chức kinh tế tài chính lại được quan tâm, có ai đó và những ai đó đã thấy sự cần thiết của công cụ này vì sự an nguy của nền tài chính, của các hoạt động tài chính. Tất nhiên cũng có câu hỏi, vì sao lại quy định kiểm toán trong Luật Kế toán? Luật Kế toán (số 88) được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2015, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017. Nhưng cho đến nay (8/2018), Chính phủ (trực tiếp là Bộ Tài chính) vẫn chưa có văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện. Các tổ chức kinh tế chưa triển khai thi hành nội dung này của Luật. Nhiều cơ sở đào tạo (kể cả các trường Đại học kinh tế) chưa có nội dung này trong chương trình đào tạo. Lại một lần nữa có sự nghi ngờ về tính khả thi của Luật cũng như tính nghiêm minh của Luật pháp Việt Nam. Đây cũng là thách thức cho Việt Nam, khi vận hành hệ thống KSNB và KTNB. Thách thức lớn nhất vẫn là nhận thức, chưa có sự nhận thức đúng mức ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kiểm toán nội bộ Kiểm toán nội bộ ở Việt Nam Thực trạng kiểm toán nội bộ ở Việt Nam Luật Kế toán Đội ngũ nhân viên kiểm toánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Quy trình tạm ứng và thanh toán kinh phí
10 trang 164 0 0 -
Thông tư Hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán
6 trang 139 0 0 -
8 trang 100 0 0
-
Bài giảng Luật Kế toán: Phần 1 - ThS. Võ Thị Thùy Trang
31 trang 78 0 0 -
7 trang 68 0 0
-
Bài giảng Chuẩn mực kế toán: Chương 1 - PGS. TS. Trần Thị Cẩm Thanh
125 trang 55 0 0 -
14 trang 48 0 0
-
Nghị định số: 174/2016/NĐ-CP năm 2016
23 trang 45 0 0 -
40 trang 44 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần Luật kế toán
33 trang 44 0 0 -
18 trang 43 0 0
-
Bài giảng Kiểm toán nội bộ - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ
22 trang 42 1 0 -
Thông tư số 89/2013/TT-BTC 2013
9 trang 42 0 0 -
KiỂM TOÁN CHU TRÌNH TiẾP NHẬN VÀ HOÀN TRẢ VỐN
9 trang 41 0 0 -
71 trang 41 0 0
-
25 trang 41 0 0
-
TIỂU LUẬN 'TÌM HIỂU VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC'
23 trang 39 0 0 -
171 trang 39 0 0
-
9 trang 39 0 0
-
Thông tư số 78/2013/TT-BTC 2013
8 trang 38 0 0