Danh mục

Kiểm toán nội bộ và định hướng phát triển kiểm toán nội bộ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 392.18 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày vai trò, chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ; thực trạng kiểm toán nội bộ; định hướng phát triển kiểm toán nội bộ ở Việt Nam hướng đến các chuẩn mực quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm toán nội bộ và định hướng phát triển kiểm toán nội bộ n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN NỘI BỘ Ở VIỆT NAM  Ths. Nguyễn Ánh Hồng* *Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Tóm tắt: Kiểm toán nội bộ (KTNB) ra đời, phát triển và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong quá trình quản trị của các tổ chức, đơn vị, DN (DN). Mặc dù đã được thừa nhận khá lâu trên thế giới, song vai trò, chức năng cũng như hoạt động KTNB ở Việt Nam phần lớn chưa thực sự được hiểu theo đúng bản chất vốn có. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát ở cả từ phía các tổ chức, đơn vị, DN và cả hạn chế từ chính khung pháp lý của Việt Nam. Do vậy, cần phải có một cuộc cách mạng lớn đối với KTNB ở Việt Nam, để Việt Nam bắt kịp đà phát triển trong sân chơi chung của thế giới. 1. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của KTNB KTNB ra đời cách đây hơn 60 năm nhưng chỉ thực phát triển từ sau các vụ gian lận tài chính ở Cty Worldcom và Enron (Mỹ) những năm 2000 - 2001 và đặc biệt là khi Luật Sarbanes - Oxley của Mỹ được ban hành năm 2002. Luật này quy định các Cty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống KSNB (HTKSNB) Cty. Tính đến nay, KTNB đã được thừa nhận ở trên 165 quốc gia như một nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp. Việc tổ chức KTNB (IIA) được thành lập tại New York (Mỹ) vào năm 1941 một lần nữa khẳng định được sự lớn mạnh và tầm quan trọng của KTNB, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vừa bước qua cuộc khủng hoảng tài chính được đánh giá là tồi tệ nhất của thế kỷ 20. IIA ra đời và đã quy định rõ bản chất, mục tiêu và phạm vi hoạt động của KTNB. Tất cả các kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) là thành viên của IIA, bắt buộc phải tuân thủ các chuẩn mực và quy định về KTNB của IIA. Vai trò của KTNB trong điều kiện thay đổi phức tạp của các nền kinh tế thị trường, đặc biệt là kinh tế Mỹ, trong đề xuất cho Quốc hội Mỹ năm 2002, IIA nhấn mạnh: “KTNB, Hội đồng quản trị (HĐQT), ban giám đốc và kiểm toán độc lập là nền tảng của một cơ chế quản trị DN hiệu quả hơn đang bắt buộc phải có ở các DN” và khẳng định rằng“KTNB là hoạt động đảm bảo và tư vấn mang tính độc lập, khách quan được thiết lập nhằm tạo ra giá trị gia tăng và cải tiến hoạt động của một tổ chức. KTNB giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng một phương pháp có hệ thống, có tính kỷ luật để đánh giá, cải tiến hiệu lực của quá trình quản trị DN, kiểm soát và quản lý rủi ro”. Đặc biệt, IIA đưa ra các chuẩn mực quốc tế về KTNB và liên tục cập nhật các chuẩn mực này như là một thông lệ tốt nhất về KTNB. Về vị trí thì KTNB được xem là tầng phòng thử thứ 3 trong hệ thống phòng thủ của một tổ chức. Đứng đầu hệ thống phòng thủ của tổ chức là ban quản trị, với tầng phòng thủ thứ nhất là hệ thống kiểm soát của ban điều hành, tầng phòng thủ thứ 2 là các bộ phận quản trị rủi ro và tuân thủ. Tầng phòng thủ thứ 3 chính là KTNB, với vai trò hỗ trợ ban điều hành xây dựng và phát triển hệ thống kiểm soát rủi ro, quản lý các KSNB và các vấn đề liên quan đến phòng thủ, cung cấp các kết quả KSNB dựa trên các thủ tục đã thực hiện một cách độc lập và 138 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam khách quan. Với vai trò đó, KTNB có tác dụng rất lớn đối với tổ chức, vì nó là công cụ giúp tổ chức phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của mình. Thông qua công cụ này, nhà quản lý có thể kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được chiến lược và các mục tiêu hoạt động. Một tổ chức có hệ thống KTNB hoạt động sẽ làm gia tăng hệ thống quản trị, khi đó tổ chức sẽ có các báo cáo đúng hạn, có mức độ minh bạch cao, khả năng gian lận thấp, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan và cuối cùng là hiệu quả của các hoạt động trong tổ chức cao hơn so với các tổ chức khác không có bộ phận này. Trong quá trình hoạt động, KTNB cho thấy 2 chức năng cơ bản, đó là: Chức năng đảm bảo và chức năng tư vấn. Chức năng đảm bảo: Đối với KTNB thì chức năng đầu tiên không phải là kiểm tra, xác nhận, đảm bảo báo cáo tài chính mà lại là sự đảm bảo tính thích hợp và tính hiệu quả của HTKSNB trong đơn vị. Trong khi, Ban lãnh đạo (BLĐ) và người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì HTKSNB, thì KTNB đưa ra việc đảm bảo cho BLĐ và người đứng đầu có thể yên tâm rằng HTKSNB được thiết kế thích hợp (đã được bộ phận KTNB thẩm định) và vận hành một cách hiệu quả như mong muốn (đã được đảm bảo qua kiểm toán quá trình hoạt động của tổ chức). Chức năng tư vấn: Chức năng tư vấn của KTNB bao gồm việc đánh giá và khuyến nghị cho BLĐ và người đứng đầu tổ chức về quan điểm, nhận thức cũng như văn hóa quản lý rủi ro trong tổ chức để nâng cao tính hiệu quả của các chính sách quản lý rủi ro. Việc đánh giá HTKSNB cùng với các bước kiểm soát rủi r ...

Tài liệu được xem nhiều: