'Kiểm tra nhu cầu kinh tế' ('economic need test' – ENT) trong điều kiện thực thi cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ phân phối
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 317.72 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mức độ mở cửa thị trường thể hiện trong các cam kết quốc tế của Việt Nam đối với dịch vụ phân phối ngày càng trở nên sâu rộng, tạo nên hiệu quả kinh tế về cạnh tranh và phát triển trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, trên cơ sở các nguyên tắc chung của thương mại quốc tế, một số công cụ mang tính chất bảo hộ hợp pháp và hợp lý vẫn được duy trì, trong đó có “kiểm tra nhu cầu kinh tế” – ENT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Kiểm tra nhu cầu kinh tế” (“economic need test” – ENT) trong điều kiện thực thi cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ phân phối Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 “KIỂM TRA NHU CẦU KINH TẾ” (“ECONOMIC NEED TEST” – ENT) TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI ECONOMIC NEED TEST IN THE CONTEXT OF IMPLEMENTING VIETNAM’S INTERNATIONAL COMMITMENTS ON DISTRIBUTION SERVICES Nguyễn Lê Lý Khoa kinh tế - Đại học Bạc Liêu nguyenlely@blu.edu.vn Tóm tắt Mức độ mở cửa thị trường thể hiện trong các cam kết quốc tế của Việt Nam đối với dịch vụ phân phối ngày càng trở nên sâu rộng, tạo nên hiệu quả kinh tế về cạnh tranh và phát triển trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, trên cơ sở các nguyên tắc chung của thương mại quốc tế, một số công cụ mang tính chất bảo hộ hợp pháp và hợp lý vẫn được duy trì, trong đó có “kiểm tra nhu cầu kinh tế” – ENT. Quá trình nội luật hóa các tiêu chí ENT yêu cầu một mặt vẫn đảm bảo tuân thủ các cam kết, mặt khác tạo ra phương cách hữu hiệu để kiểm soát thị trường. Việt Nam đã xây dựng ENT trong dịch vụ phân phối theo hướng ngày càng minh bạch hóa để tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư và cạnh tranh công bằng. Abstract In the commitments of Vietnam signed in the international treaties, the level of opening market of distribution servives has been wider and deeper in order to create the economic effects of competition and development. However, based on general principles of international trade, some tools which can protect domestic services ecomomics legally and reasonably are maintained such as “economic need test” (ENT). The process of internalization of the criteria of ENT requires guarantee in compliance with the commitments, as well as establish an effective method to control the market. Vietnam has built the ENT in distribution services in the more transparent orientation to facilitate for environment of investment and fair competition. 1. Giới thiệu Theo danh mục phân loại các ngành dịch vụ của WTO [5], dịch vụ phân phối được xác định bao gồm 4 phân ngành là dịch vụ bán buôn (CPC 622), dịch vụ bán lẻ (CPC 631 + 632 + 6111 + 6113 + 6126), dịch vụ đại lý ủy quyền/ ủy thác (CPC 621) và nhượng quyền/ cấp đặc quyền kinh doanh (CPC 8929). Đây là lĩnh vực có tầm quan trọng rất lớn đối với kinh tế - xã hội, là sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, kích thích hỗ trợ sản xuất phát triển, có khả năng thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho xã hội cũng là ngành thu hút đầu tư lớn từ bên ngoài, chiếm phần đáng kể trong các hoạt động kinh tế, đóng góp to lớn trong GDP các nước. Xu hướng đầu tư lĩnh vực này đang tăng nhanh với sự lớn mạnh của các nhà phân phối nội địa cũng như sự hiện diện rộng khắp của các nhà phân phối nước ngoài khi Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn lĩnh vực này cho nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2009. Hiện tại, Việt Nam chỉ còn giữ hạn chế về loại hàng hoá được phân phối và số lượng cơ sở phân phối sau cơ sở đầu tiên trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (Economic Need Test – ENT). ENT được thể hiện trong nội dung cam kết về tiếp cận của thị trường của Việt Nam trong WTO cũng như trong các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực khác như Hiệp định thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định thương mại dịch vụ (AFAS) trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đây có thể xem như là một hình thức bảo hộ hợp pháp và hợp lý trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc áp dụng ở mỗi điều ước quốc tế mà các quốc gia thành viên sử dụng nó nhằm để bảo vệ kinh tế dịch vụ nội địa nói chung hay phân ngành bán lẻ nói riêng. Vấn đề đặt ra là cần có cách hiểu đúng về ENT cũng như đảm bảo việc vận dụng nó với cơ chế vận hành một cách minh bạch, khách quan, tránh sự tùy tiện, gây thêm những cản trở thương mại làm vi phạm những nghĩa vụ mà quốc gia đã cam kết. 388 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 2. Nội dung 2.1. Những vấn đề chung về “Kiểm tra nhu cầu kinh tế” và ENT của Việt Nam trong WTO Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và các hiệp định khác của WTO không đưa ra định nghĩa về “Kiểm tra nhu cầu kinh tế” (ENT). Khái niệm này xuất phát từ Điều XVI GATS với ý nghĩa là một biện pháp mà các thành viên WTO có thể vận dụng hoặc duy trì, với điều kiện biện pháp này được đưa vào Biểu thỏa thuận và cam kết nhượng bộ (Schedule of Concessions) của mình trong phần dịch vụ nhằm hạn chế tiếp cận thị trường, để duy trì quyền điều phối thương mại trong lĩnh vực dịch vụ [1]. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), “ENT có đặc trưng chung là một điều khoản trong luật quốc gia, quy định hoặc hướng dẫn hành chính ấn định việc kiểm tra có tác dụng hạn chế tiếp cận thị trường của nhà cung cấp dịch vụ căn cứ vào đánh giá “nhu cầu” của thị trường trong nước” [3]. Vì thế, ENT là một hạn chế tiếp cận thị trường có thể ảnh hưởng cả nhà cung cấp trong nước lẫn nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường hoặc chỉ hạn chế nhà cung cấp nước ngoài, tùy thuộc vào mức độ cung cấp hiện tại. Các quy định về ENT cũng như yêu cầu về việc áp dụng ENT trong Hiệp định GATS thuộc nội dung về tiếp cận thị trường tại Điều XVI thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, các thành viên WTO phải đối xử với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác không kém ưu đãi hơn so với mức đã đồng ý về hình thức, hạn chế và điều kiện tại biểu cam kết dịch vụ của mình (Đoạn 1). Thứ hai, có 6 loại hạn chế mà thành viên được phép duy trì nếu các hạn chế này đã được liệt kê tại cột tiếp cận thị trường trong biểu cam kết dịch vụ của thành viên, bao gồm (a) Hạn chế số lượng nhà c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Kiểm tra nhu cầu kinh tế” (“economic need test” – ENT) trong điều kiện thực thi cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ phân phối Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 “KIỂM TRA NHU CẦU KINH TẾ” (“ECONOMIC NEED TEST” – ENT) TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI ECONOMIC NEED TEST IN THE CONTEXT OF IMPLEMENTING VIETNAM’S INTERNATIONAL COMMITMENTS ON DISTRIBUTION SERVICES Nguyễn Lê Lý Khoa kinh tế - Đại học Bạc Liêu nguyenlely@blu.edu.vn Tóm tắt Mức độ mở cửa thị trường thể hiện trong các cam kết quốc tế của Việt Nam đối với dịch vụ phân phối ngày càng trở nên sâu rộng, tạo nên hiệu quả kinh tế về cạnh tranh và phát triển trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, trên cơ sở các nguyên tắc chung của thương mại quốc tế, một số công cụ mang tính chất bảo hộ hợp pháp và hợp lý vẫn được duy trì, trong đó có “kiểm tra nhu cầu kinh tế” – ENT. Quá trình nội luật hóa các tiêu chí ENT yêu cầu một mặt vẫn đảm bảo tuân thủ các cam kết, mặt khác tạo ra phương cách hữu hiệu để kiểm soát thị trường. Việt Nam đã xây dựng ENT trong dịch vụ phân phối theo hướng ngày càng minh bạch hóa để tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư và cạnh tranh công bằng. Abstract In the commitments of Vietnam signed in the international treaties, the level of opening market of distribution servives has been wider and deeper in order to create the economic effects of competition and development. However, based on general principles of international trade, some tools which can protect domestic services ecomomics legally and reasonably are maintained such as “economic need test” (ENT). The process of internalization of the criteria of ENT requires guarantee in compliance with the commitments, as well as establish an effective method to control the market. Vietnam has built the ENT in distribution services in the more transparent orientation to facilitate for environment of investment and fair competition. 1. Giới thiệu Theo danh mục phân loại các ngành dịch vụ của WTO [5], dịch vụ phân phối được xác định bao gồm 4 phân ngành là dịch vụ bán buôn (CPC 622), dịch vụ bán lẻ (CPC 631 + 632 + 6111 + 6113 + 6126), dịch vụ đại lý ủy quyền/ ủy thác (CPC 621) và nhượng quyền/ cấp đặc quyền kinh doanh (CPC 8929). Đây là lĩnh vực có tầm quan trọng rất lớn đối với kinh tế - xã hội, là sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, kích thích hỗ trợ sản xuất phát triển, có khả năng thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho xã hội cũng là ngành thu hút đầu tư lớn từ bên ngoài, chiếm phần đáng kể trong các hoạt động kinh tế, đóng góp to lớn trong GDP các nước. Xu hướng đầu tư lĩnh vực này đang tăng nhanh với sự lớn mạnh của các nhà phân phối nội địa cũng như sự hiện diện rộng khắp của các nhà phân phối nước ngoài khi Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn lĩnh vực này cho nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2009. Hiện tại, Việt Nam chỉ còn giữ hạn chế về loại hàng hoá được phân phối và số lượng cơ sở phân phối sau cơ sở đầu tiên trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (Economic Need Test – ENT). ENT được thể hiện trong nội dung cam kết về tiếp cận của thị trường của Việt Nam trong WTO cũng như trong các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực khác như Hiệp định thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định thương mại dịch vụ (AFAS) trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đây có thể xem như là một hình thức bảo hộ hợp pháp và hợp lý trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc áp dụng ở mỗi điều ước quốc tế mà các quốc gia thành viên sử dụng nó nhằm để bảo vệ kinh tế dịch vụ nội địa nói chung hay phân ngành bán lẻ nói riêng. Vấn đề đặt ra là cần có cách hiểu đúng về ENT cũng như đảm bảo việc vận dụng nó với cơ chế vận hành một cách minh bạch, khách quan, tránh sự tùy tiện, gây thêm những cản trở thương mại làm vi phạm những nghĩa vụ mà quốc gia đã cam kết. 388 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 2. Nội dung 2.1. Những vấn đề chung về “Kiểm tra nhu cầu kinh tế” và ENT của Việt Nam trong WTO Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và các hiệp định khác của WTO không đưa ra định nghĩa về “Kiểm tra nhu cầu kinh tế” (ENT). Khái niệm này xuất phát từ Điều XVI GATS với ý nghĩa là một biện pháp mà các thành viên WTO có thể vận dụng hoặc duy trì, với điều kiện biện pháp này được đưa vào Biểu thỏa thuận và cam kết nhượng bộ (Schedule of Concessions) của mình trong phần dịch vụ nhằm hạn chế tiếp cận thị trường, để duy trì quyền điều phối thương mại trong lĩnh vực dịch vụ [1]. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), “ENT có đặc trưng chung là một điều khoản trong luật quốc gia, quy định hoặc hướng dẫn hành chính ấn định việc kiểm tra có tác dụng hạn chế tiếp cận thị trường của nhà cung cấp dịch vụ căn cứ vào đánh giá “nhu cầu” của thị trường trong nước” [3]. Vì thế, ENT là một hạn chế tiếp cận thị trường có thể ảnh hưởng cả nhà cung cấp trong nước lẫn nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường hoặc chỉ hạn chế nhà cung cấp nước ngoài, tùy thuộc vào mức độ cung cấp hiện tại. Các quy định về ENT cũng như yêu cầu về việc áp dụng ENT trong Hiệp định GATS thuộc nội dung về tiếp cận thị trường tại Điều XVI thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, các thành viên WTO phải đối xử với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác không kém ưu đãi hơn so với mức đã đồng ý về hình thức, hạn chế và điều kiện tại biểu cam kết dịch vụ của mình (Đoạn 1). Thứ hai, có 6 loại hạn chế mà thành viên được phép duy trì nếu các hạn chế này đã được liệt kê tại cột tiếp cận thị trường trong biểu cam kết dịch vụ của thành viên, bao gồm (a) Hạn chế số lượng nhà c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kiểm tra nhu cầu kinh tế Dịch vụ phân phối Thương mại quốc tế Hiệp định thương mại tự do Kinh tế dịch vụ nội địaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2): Phần 1
257 trang 395 6 0 -
4 trang 364 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 345 0 0 -
71 trang 221 1 0
-
17 trang 199 0 0
-
14 trang 171 0 0
-
Một số hạn chế trong chính sách thuế
3 trang 167 0 0 -
Giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS. TS Đoàn Thị Hồng Vân
288 trang 158 0 0 -
Một số điều luật về Thương mại
52 trang 158 0 0 -
trang 126 0 0