Danh mục

Kiểm tra thủ tục hành chính - Sổ tay nghiệp vụ: Phần 1

Số trang: 72      Loại file: pdf      Dung lượng: 807.60 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sổ tay Nghiệp vụ kiểm tra thủ tục hành chính: Phần 1 (Tài liệu dành cho cán bộ, công chức làm công tác đầu mối Kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum) gồm các chuyên đề sau: tổng quan về kiểm soát thủ tục hành chính; tham gia ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính; tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính; công bố, công khai thủ tục hành chính. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm tra thủ tục hành chính - Sổ tay nghiệp vụ: Phần 1 SỔ TAY NGHIỆP VỤ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (Tài liệu dành cho cán bộ, công chức làm công tác đầu mối Kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum) 3 LỜI GIỚI THIỆU Cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính luôn được các cấp,các ngành xác định là một chương trình lớn cần quan tâm thực hiện với mục tiêu: Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo các nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cải cách thủ tục hành chính luôn luôn được các cấp,các ngành xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá của cải cách hành chính nhằm giải phóng nguồn lực xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và củng cố niềm tin của nhân dân vào bộ máy chính quyền. Tuy nhiên, đây là một công việc khó khăn, lâu dài và gặp lực cản ngay trong chính bộ máy hành chính nhà nước, do đó để cải cách thủ tục hành chính thành công, nhất thiết phải có phương pháp, cách làm khoa học, bước đi phù hợp và quyết tâm của người đứng đầu bộ máy hành chính các cấp. Qua thực tiễn triển khai Đề án 30 và căn cứ các quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp về kiểm soát thủ tục hành chính (cải cách thủ tục hành chính), Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính đã biên tập Sổ tay nghiệp vụ dành cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành, địa phương để phục vụ việc triển khai thực hiện công tác này. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính xin trân trọng giới thiệu và mong nhận được ý kiến phản hồi để tiếp tục hoàn thiện. Xin trân trọng cảm ơn. 4 Mục lục CHUYÊN ĐỀ I 4 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUYÊN ĐỀ II 19 THAM GIA Ý KIẾN ĐỐI VỚI QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUYÊN ĐỀ III 46 TÍNH TOÁN CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUYÊN ĐỀ IV 54 CÔNG BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUYÊN ĐỀ V 72 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUYÊN ĐỀ VI 90 TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CHUYÊN ĐỀ VII 103 QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐẦU MỐI KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUYÊN ĐỀ VII 109 CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 5 CHUYÊN ĐỀ I TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Để duy trì bền vững các kết quả của Đề án 30, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và thiết lập bộ máy kiểm soát thủ tục hành chính từ trung ương đến địa phương, gồm Cục Kiểm soát thủ tục hành chính đặt tại Văn phòng Chính phủ (nay đặt tại Bộ Tư pháp) và các phòng Pháp chế đặt tại văn phòng các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh (nay đặt tại Sở Tư pháp). Theo quy định, hệ thống các cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về kiểm soát thủ tục hành chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; - Hướng dẫn các đơn vị chức năng đánh giá tác động thủ tục hành chính trong dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo các tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp và tính hiệu quả; tham gia ý kiến phản biện để nâng cao chất lượng các quy định, hạn chế phát sinh thủ tục hành chính tiếp tục gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; - Duy trì việc công bố, công khai minh bạch thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền; cập nhật và kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính và văn bản liên quan trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; - Kiểm soát tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính 6 cho cá nhân, tổ chức tại các cấp chính quyền; định kỳ, đột xuất tổng hợp báo cáo người đứng đầu cơ quan hành chính để có biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời; - Đầu mối tiếp nhận, xử lý và đôn đốc việc xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại các cấp chính quyền; - Đề xuất các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính và đôn đốc việc thực hiện các sáng kiến, phương án này khi được cấp có thẩm quyền thông qua; - Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền về kiểm soát thủ tục hành chính. Nói tóm lại, kiểm soát thủ tục hành chính là một quy trình chặt chẽ, toàn diện bắt đầu từ kiểm soát quy định về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến tổ chức thực hiện thủ tục hành chính này trên thực tế. Các nội dung kiểm soát thủ tục hành chính là một công việc mới, khó khăn, lâu dài và mang tính khoa học cao, do đó đòi hỏi cơ quan hành chính các cấp cần phải đầu tư thời gian, nhân lực, tài chính để thực hiện. Để cải cách thủ tục hành chính nói chung và kiểm soát thủ tục hành chính nói riêng tiếp tục có những kết quả mới, cần nhiều yếu tố và các hoạt động cải cách cho thấy vấn đề nhận thức là yếu tố quan trọng nhất, bao gồm nhận thức của lãnh đạo cơ quan hành chính các cấp, nhận thức của đội ngũ cán bộ cũng như nhận thức của người dân và cộng đồng doanh nghiệp về công tác này. Một vấn đề cần quan tâm là làm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: