Danh mục

Kiến nghị hoàn thiện quy quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật lĩnh vực BHXH trong bối cảnh công nghiệp 4.0

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.16 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội (BHXH) xảy ra ngày càng nhiều thủ đoạn và tinh vi gây ảnh hưởng lớn tới lợi ích của người lao động và Nhà nước. Bài viết mong muốn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về BHXH.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến nghị hoàn thiện quy quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật lĩnh vực BHXH trong bối cảnh công nghiệp 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 9. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT LĨNH VỰC BHXH TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS.NCS. Lâm Thị Thu Huyền (*) Vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội (BHXH) xảy ra ngày càng nhiều thủ đoạn và tinh vi gây ảnh hưởng lớn tới lợi ích của người lao động và Nhà nước. Đặc biệt trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0, vi phạm này gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới hệ thống an sinh xã hội và lòng tin của người dân đối với chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặc dù đã có những quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật BHXH song thực tế vẫn chưa được giải quyết toàn diện. Chính từ thực trạng đó bài viết mong muốn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về BHXH. Từ khóa: xử lý vi phạm pháp luật, BHXH, người lao động, người sử dụng lao động. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tình hình vi phạm pháp luật về BHXH ngày càng diễn ra nhiều cả về số lượng và mức độ nguy hiểm. Các cá nhân tổ chức trục lợi từ BHXH tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê, từ năm 2007 - 2016, BHXH Việt Nam đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH với 103.199 lượt đơn vị sử dụng lao động. Qua kiểm tra, phát (*) Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 112 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP hiện đề nghị xử phạt vi phạm hành chính pháp luật về BHXH 7.765 vụ và đã xử phạt vi phạm hành chính 2.020 vụ; đề nghị truy thu về Quỹ BHXH 331,5 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2016, số tiền nợ BHXH của doanh nghiệp là 7.795 tỷ đồng, chiếm 3,30 % so với tổng số tiền phải thu. Hiện nay, có khoảng hơn 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động nhưng chỉ có 150.000 doanh nghiệp tham gia BHXH. Như vậy, số doanh nghiệp trốn đóng BHXH là khoảng 150.000 doanh nghiệp với trên 05 triệu lao động; ngoài ra, còn có các hành vi gian lận, khai man, lập hồ sơ BHXH khống để hưởng các chế độ BHXH (BHXH Việt Nam, 2017). Xử lý vi phạm pháp luật là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật do các cá nhân, tổ chức thực hiện môt cách cố ý hoặc vô ý. Như vậy hoạt động xử lý vi phạm pháp luật chỉ được diễn ra khi có hành vi vi phạm pháp luật, đây là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực Nhà nước. Từ đó suy ra: Xử lý vi phạm pháp luật BHXH là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật BHXH nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước về BHXH, theo thủ tục mà pháp luật quy định. 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT BHXH 2.1. Về hình thức xử lý Theo Điều 122 Luật BHXH 2014 thì “Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Đối với cá nhân có hành vi vi phạm thì “tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Như vậy các hình thức xử lý vi phạm phạm luật về BHXH bao gồm: Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính: cảnh cáo, phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung NĐ 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Tùy vào từng hành vi vi phạm pháp luật về BHXH mà mức xử phạt 113 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP sẽ khác nhau, cao nhất lên tới 1 triệu đồng với người lao động; đối với người sử dụng lao động lên tới 75 triệu đồng hoặc lên tới 3 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động. Những quy định rất cụ thể, rõ ràng là căn cứ pháp lý vững chắc để cá nhân, tổ chức có thẩm quyền có thể thực thi quyền lực của mình nhanh chóng từ đó đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Về các biện pháp khắc phục hậu quả: Tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP cũng quy định một số biện pháp khắc phục hậu quả: buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định; buộc đóng số tiền lãi của sổ BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư quỹ BHXH; buộc trả đủ chế độ BHXH, buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng quỹ BHXH sai mục đích... Thứ hai, bồi thường thiệt hại. Điều 122 Luật BHXH 2014 có quy định: “Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Bồi thường thiệt hại bao gồm bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần được phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt bao gồm: có thiệt hại thực tế xảy ra, hành vi gây thiệt hại phải là những hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây thiệt hại và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Thứ ba, truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự 2015 quy định những tội danh riêng đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH: Điều 214 về tội gian lận BHXH; Điều215 về tội gian lận BHYT; Điều 216 về tội trốn đóng BHXH. Việc tội phạm hóa hành vi trốn đóng BHXH và quy định tách riêng tội ...

Tài liệu được xem nhiều: