![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Kiến tạo đới đứt gãy sông Hồng (phần lãnh thổ Việt Nam) trong kainozoi qua các kết quả nghiên cứu cổ từ, cấu trúc trầm tích, địa mạo kiến tạo và động đất
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 173.95 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh điển như cổ từ, phân tích cấu trúc địa chất trầm tích, địa mạo-kiến tạo, địa chấn-động đất,... kết hợp với những phương pháp phân tích hiện đại như viễn thám, tuổi tuyệt đối C14, OSL-SAR, phản xạ vitrinit,... các tác giả đã tái tạo quá trình hoạt động kiến tạo của đới đứt gãy Sông Hồng theo từng thời đoạn trong Kainozoi, đồng thời đánh giá được nguy cơ gây nên động đất của nó trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến tạo đới đứt gãy sông Hồng (phần lãnh thổ Việt Nam) trong kainozoi qua các kết quả nghiên cứu cổ từ, cấu trúc trầm tích, địa mạo kiến tạo và động đất Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625/vap.2019.00098 KIẾN TẠO ĐỚI ĐỨT GÃY SÔNG HỒNG (PHẦN LÃNH THỔ VIỆT NAM) TRONG KAINOZOI QUA CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỔ TỪ, CẤU TRÚC TRẦM TÍCH, ĐỊA MẠO-KIẾN TẠO VÀ ĐỘNG ĐẤT Nguyễn Quốc Cường1*, Cung Thượng Chí1 , Phan Đông Pha2, Hoàng Văn Thà1 1 Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, E-mail: cuongnqdc@gmail.com 2 Viện Địa chất và Địa vật lí biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam TÓM TẮT Sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh điển như cổ từ, phân tích cấu trúc địa chất trầm tích, địa mạo-kiến tạo, địa chấn-động đất,... kết hợp với những phương pháp phân tích hiện đại như viễn thám, tuổi tuyệt đối C14 , OSL-SAR, phản xạ vitrinit,... các tác giả đã tái tạo quá trình hoạt động kiến tạo của đới đứt gãy Sông Hồng theo từng thời đoạn trong Kainozoi, đồng thời đánh giá được nguy cơ gây nên động đất của nó trong tương lai. Từ khóa: Kiến tạo Đới đứt gãy Sông Hồng, cổ từ, trầm tích, địa mạo, động đất. 1. GIỚI THIỆU Đới đứt gãy Sông Hồng (ĐĐGSH) xuất phát từ Cao nguyên Tây Tạng kéo dài hơn 900 km theo hướng đông nam tới vịnh Bắc Bộ là một trong những đới phá hủy kiến tạo khu vực lớn nhất hành tinh, phân cách hai địa khối Hoa Nam về phía đông bắc và Trung Ấn về phía tây nam. Dọc đới đứt gãy này phát triển 4 khối đá biến chất cao: Xuelong Shan, Diancang Shan, Ailao Shan và Dãy Núi Con Voi. Trên lãnh thổ Việt Nam, Dãy Núi Con Voi (DNCV), phần lõi của ĐĐGSH được giới hạn bởi đứt gãy Sông Chảy (ĐGSC) ở phía đông bắc và đứt gãy Sông Hồng (ĐGSH) ở phía đông nam, phân cách vòm nâng Sông Chảy với khối xâm nhập Fansipan về 2 phía tương ứng. Dọc 2 đứt gãy này phát triển các trũng trầm tích lục nguyên Đệ Tam nhỏ, hẹp, kéo dài theo phương đứt gãy: Bảo Yên, Sông Lô (ĐGSC); Lào Cai, Phố Lu-Trái Hút, Yên Bái, Phà Ghềnh, Trung Hà (ĐGSH). Theo mô hình xoay trượt ngang của Tapponnier thì ĐĐGSH được hình thành và phát triển do hậu quả của sự đụng độ giữa 2 đại lục Ấn Độ và Á-Âu từ Oligoxen như là một đới xoay trượt ngang trái, với biên độ dịch trượt khoảng 700±200 km và tốc độ dịch trượt từ 3-5 cm/năm trong khoảng thời gian từ 34-17 triệu năm về trước. Và sau đó nó chuyển sang xoay trượt ngang phải vào khoảng từ 5 triệu năm trước đến nay, (Tapponnier & nnk., 1986, 1990). Nghiên cứu cổ từ (Chí & nnk, 1999, 2000, 2013) đã chỉ ra rằng sự xoay theo chiều kim đồng hồ của địa khối Trung Ấn trong Kainozoi là không đáng kể. Nghiên cứu quá trình trồi nguội của các khối biến chất cao, đặc biệt là DNCV ở Việt Nam, liên quan đến hoạt động kiến tạo của ĐĐGSH, để xác định thời gian cũng như chế độ địa động của nó, đã được nhiều nhà địa chất quan tâm nghiên cứu nhưng vẫn còn nhiều khác biệt, nhất là về thời điểm khởi đầu của sự nâng lên và đông nguội của đá biến chất, (Leloup et al., 1995, 2001; Harrison et al., 1996; Nam & nnk., 1998; Wang et al., 1998, 2000; Zhang and Scharer, 1999; Maluski et al., 2001; Garnier & nnk., 2002; Gilley et al., 2003; Anczkiewicz et al., 2007 and Viola & Anczkiewicz, 2008; Zelazniewicz et al., 2009, 2013;...). Nghiên cứu các cấu trúc biến dạng kiến tạo trong đá trầm tích, đặc biết là động lực phá hủy các viên cuội thành phần trong cuội kết tại các bồn trũng trầm tích dọc ĐĐGSH đã phần nào kiểm chứng các kết quả nghiên cứu về quá trình trồi nguồi của DNCV đồng thời tái tạo lại các mô hình địa động của ĐĐGSH theo các thời đoạn tích tụ, tạo đá, hình thành và phát triển của các trũng trầm tích dọc theo nó, (Cường & nnk., 2000, 2004, 2009, 2013). Nghiên cứu địa mạo - kiến tạo đã xác 109 Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 định được cơ chế hoạt động cũng như biên độ, tốc độ dịch trượt của ĐĐGSH trong Kỷ Đệ Tứ, (Zuchiewicz, Cường et al., 2001, 2004, 2009, 2013). Nghiên cứu tính chất địa chấn và các trận động đất đã xảy ra trong lịch sử đã đánh giá nguy cơ động đất trong tương lai do khả năng và mức độ tái hoạt động của Đ ĐGSH. (Cường& nnk., 2000, 2004, 2009, 2013; Pha & nnk., 2018, 2019) 2. CỔ TỪ So sánh số liệu cổ từ thu thập từ các lớp đá trầm tích tuổi Creta và Paleogen của cả hai Khối Hoa Nam và Trung Ấn cho thấy Khối Hoa Nam khá ổn định đối với toàn bộ mảng Á-Âu ít nhất là từ Kỷ Creta. Có khả năng ĐĐGSH không phải là ranh giới giữa hai khối trên như mô hình xoay trượt ngang của Tapponnier. Một số số liệu cổ từ thu được ở khu vực phía Tây Nam đới đứt gãy chỉ ra rằng Khối Hoa Nam xoay không đáng kể trong suốt cả Kainozoi, dẫn đến khả năng chỉ có các biến dạng của các lớp phủ bên trên thay vì liên quan đến toàn bộ thạch quyển. Cũng có thể có sự ảnh hưởng của quá trình xoay trượt ngang đối với Khối Trung Ấn, nhưng ở đâu đó xa hơn về phía tây nam ĐĐGSH. Tuy nhiên, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến tạo đới đứt gãy sông Hồng (phần lãnh thổ Việt Nam) trong kainozoi qua các kết quả nghiên cứu cổ từ, cấu trúc trầm tích, địa mạo kiến tạo và động đất Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625/vap.2019.00098 KIẾN TẠO ĐỚI ĐỨT GÃY SÔNG HỒNG (PHẦN LÃNH THỔ VIỆT NAM) TRONG KAINOZOI QUA CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỔ TỪ, CẤU TRÚC TRẦM TÍCH, ĐỊA MẠO-KIẾN TẠO VÀ ĐỘNG ĐẤT Nguyễn Quốc Cường1*, Cung Thượng Chí1 , Phan Đông Pha2, Hoàng Văn Thà1 1 Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, E-mail: cuongnqdc@gmail.com 2 Viện Địa chất và Địa vật lí biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam TÓM TẮT Sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh điển như cổ từ, phân tích cấu trúc địa chất trầm tích, địa mạo-kiến tạo, địa chấn-động đất,... kết hợp với những phương pháp phân tích hiện đại như viễn thám, tuổi tuyệt đối C14 , OSL-SAR, phản xạ vitrinit,... các tác giả đã tái tạo quá trình hoạt động kiến tạo của đới đứt gãy Sông Hồng theo từng thời đoạn trong Kainozoi, đồng thời đánh giá được nguy cơ gây nên động đất của nó trong tương lai. Từ khóa: Kiến tạo Đới đứt gãy Sông Hồng, cổ từ, trầm tích, địa mạo, động đất. 1. GIỚI THIỆU Đới đứt gãy Sông Hồng (ĐĐGSH) xuất phát từ Cao nguyên Tây Tạng kéo dài hơn 900 km theo hướng đông nam tới vịnh Bắc Bộ là một trong những đới phá hủy kiến tạo khu vực lớn nhất hành tinh, phân cách hai địa khối Hoa Nam về phía đông bắc và Trung Ấn về phía tây nam. Dọc đới đứt gãy này phát triển 4 khối đá biến chất cao: Xuelong Shan, Diancang Shan, Ailao Shan và Dãy Núi Con Voi. Trên lãnh thổ Việt Nam, Dãy Núi Con Voi (DNCV), phần lõi của ĐĐGSH được giới hạn bởi đứt gãy Sông Chảy (ĐGSC) ở phía đông bắc và đứt gãy Sông Hồng (ĐGSH) ở phía đông nam, phân cách vòm nâng Sông Chảy với khối xâm nhập Fansipan về 2 phía tương ứng. Dọc 2 đứt gãy này phát triển các trũng trầm tích lục nguyên Đệ Tam nhỏ, hẹp, kéo dài theo phương đứt gãy: Bảo Yên, Sông Lô (ĐGSC); Lào Cai, Phố Lu-Trái Hút, Yên Bái, Phà Ghềnh, Trung Hà (ĐGSH). Theo mô hình xoay trượt ngang của Tapponnier thì ĐĐGSH được hình thành và phát triển do hậu quả của sự đụng độ giữa 2 đại lục Ấn Độ và Á-Âu từ Oligoxen như là một đới xoay trượt ngang trái, với biên độ dịch trượt khoảng 700±200 km và tốc độ dịch trượt từ 3-5 cm/năm trong khoảng thời gian từ 34-17 triệu năm về trước. Và sau đó nó chuyển sang xoay trượt ngang phải vào khoảng từ 5 triệu năm trước đến nay, (Tapponnier & nnk., 1986, 1990). Nghiên cứu cổ từ (Chí & nnk, 1999, 2000, 2013) đã chỉ ra rằng sự xoay theo chiều kim đồng hồ của địa khối Trung Ấn trong Kainozoi là không đáng kể. Nghiên cứu quá trình trồi nguội của các khối biến chất cao, đặc biệt là DNCV ở Việt Nam, liên quan đến hoạt động kiến tạo của ĐĐGSH, để xác định thời gian cũng như chế độ địa động của nó, đã được nhiều nhà địa chất quan tâm nghiên cứu nhưng vẫn còn nhiều khác biệt, nhất là về thời điểm khởi đầu của sự nâng lên và đông nguội của đá biến chất, (Leloup et al., 1995, 2001; Harrison et al., 1996; Nam & nnk., 1998; Wang et al., 1998, 2000; Zhang and Scharer, 1999; Maluski et al., 2001; Garnier & nnk., 2002; Gilley et al., 2003; Anczkiewicz et al., 2007 and Viola & Anczkiewicz, 2008; Zelazniewicz et al., 2009, 2013;...). Nghiên cứu các cấu trúc biến dạng kiến tạo trong đá trầm tích, đặc biết là động lực phá hủy các viên cuội thành phần trong cuội kết tại các bồn trũng trầm tích dọc ĐĐGSH đã phần nào kiểm chứng các kết quả nghiên cứu về quá trình trồi nguồi của DNCV đồng thời tái tạo lại các mô hình địa động của ĐĐGSH theo các thời đoạn tích tụ, tạo đá, hình thành và phát triển của các trũng trầm tích dọc theo nó, (Cường & nnk., 2000, 2004, 2009, 2013). Nghiên cứu địa mạo - kiến tạo đã xác 109 Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 định được cơ chế hoạt động cũng như biên độ, tốc độ dịch trượt của ĐĐGSH trong Kỷ Đệ Tứ, (Zuchiewicz, Cường et al., 2001, 2004, 2009, 2013). Nghiên cứu tính chất địa chấn và các trận động đất đã xảy ra trong lịch sử đã đánh giá nguy cơ động đất trong tương lai do khả năng và mức độ tái hoạt động của Đ ĐGSH. (Cường& nnk., 2000, 2004, 2009, 2013; Pha & nnk., 2018, 2019) 2. CỔ TỪ So sánh số liệu cổ từ thu thập từ các lớp đá trầm tích tuổi Creta và Paleogen của cả hai Khối Hoa Nam và Trung Ấn cho thấy Khối Hoa Nam khá ổn định đối với toàn bộ mảng Á-Âu ít nhất là từ Kỷ Creta. Có khả năng ĐĐGSH không phải là ranh giới giữa hai khối trên như mô hình xoay trượt ngang của Tapponnier. Một số số liệu cổ từ thu được ở khu vực phía Tây Nam đới đứt gãy chỉ ra rằng Khối Hoa Nam xoay không đáng kể trong suốt cả Kainozoi, dẫn đến khả năng chỉ có các biến dạng của các lớp phủ bên trên thay vì liên quan đến toàn bộ thạch quyển. Cũng có thể có sự ảnh hưởng của quá trình xoay trượt ngang đối với Khối Trung Ấn, nhưng ở đâu đó xa hơn về phía tây nam ĐĐGSH. Tuy nhiên, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học Trái đất và Môi trường Kiến tạo Đới đứt gãy Sông Hồng Quá trình hoạt động kiến tạo Đới đứt gãy Sông Hồng Địa mạo-kiến tạo Địa chấn-động đấtTài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu các tác động ảnh hưởng của hệ thống điện mặt trời tới ô nhiễm môi trường trong tương lai
5 trang 41 0 0 -
4 trang 40 0 0
-
Xây dựng mô hình học sâu đánh giá nguy cơ cháy rừng tại Lâm Đồng
4 trang 38 0 0 -
5 trang 28 0 0
-
Sinh khí hậu và phát triển rừng ngập mặn ven biển Thái Bình
10 trang 27 0 0 -
Xác định chênh lệch độ cao chính thông qua truyền tần số bằng sợi cáp quang
4 trang 25 0 0 -
Đặc điểm địa hóa và tuổi U-PB các thành tạo amphibolit trong tổ hợp ophiolit Tam Kỳ - Phước Sơn
4 trang 24 0 0 -
11 trang 23 0 0
-
Nghiên cứu đánh giá nón xâm nhập mặn từ phía dưới lên công trình khai thác nước dưới đất
12 trang 22 0 0 -
Môi trường trầm tích tập miocene khu vực Đông Bắc bể Malay - Thổ Chu
5 trang 21 0 0