Thông tin tài liệu:
So sánh hiệu quả điều trị giữa Acyclovir với Valacyclovir
So sánh hiệu quả điều trị giữa Acyclovir với Valacyclovir trong dự phòng nhiễm tái phát Herpes simplex virus trên mắtHerpes simplex virus (HSV) là nguyên nhân hàng đầu gây đục giác mạc và mất thị giác thứ phát tại Mỹ. Nghiên cứu gần đây nhất tại Pháp cho thấy tỷ lệ mắc viêm giác mạc do Herpes tại mắt là 31,5/ 100.000 dân mỗi năm, trong đó có 13,2/ 100.000 dân là ca nhiễm mới và 18,3/ 100.000 dân là ca nhiễm tái phát. Vấn đề quan trọng nhất và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
kiến thức nhãn khoa - So sánh hiệu quả điều trị giữa Acyclovir với Valacyclovir
So sánh hiệu quả điều trị giữa Acyclovir
với Valacyclovir
So sánh hiệu quả điều trị giữa Acyclovir với Valacyclovir trong dự phòng
nhiễm tái phát Herpes simplex virus trên mắtHerpes simplex virus (HSV) là
nguyên nhân hàng đầu gây đục giác mạc và mất thị giác thứ phát tại Mỹ. Nghiên
cứu gần đây nhất tại Pháp cho thấy tỷ lệ mắc viêm giác mạc do Herpes tại mắt là
31,5/ 100.000 dân mỗi năm, trong đó có 13,2/ 100.000 dân là ca nhiễm mới và
18,3/ 100.000 dân là ca nhiễm tái phát. Vấn đề quan trọng nhất và thách thức lớn
nhất trên bệnh nhân nhiễm tái phát HSV là hạn chế và ngăn ngừa việc mất thị lực
hoàn toàn. Phân tích căn nhiễm Herpes tại mắt cho thấy tỷ lệ tái nhiễm Herpes
tăng theo từng giai đoạn: 9,6% sau 1 năm; 22,9% sau 2 năm và 63,2% sau 20
năm. Các phác đồ điều trị dự phòng nhiễm HSV tái phát tại mắt trên thế giới
hiện nay thường sử dụng Acyclovir 200mg đường uống kéo dài trong 12 tháng.
Tuy nhiên Acyclovir có những bất lợi như sinh khả dụng thấp, tỷ lệ nhiễm virus
kháng Acyclovir ngày càng cao, liều uống dự phòng dễ quên (Uống 400mg x
2lần/ngày),… nên các nhà khoa học đang nghiên cứu những thuốc mới để thay thế
Acyclovir – trong đó có Valacyclovir. Valacyclovir là tiền chất của Acyclovir,
chuyển hoá nhanh thành Acyclovir qua đường uống. Ưu điểm của Valacyclovir là
sinh khả dụng cao (gấp 3 - 5 lần Acyclovir), nồng độ cao hơn trong huyết tương
của Valacyclovir tương tự như Acyclovir tiêm tĩnh mạch. Valacyclovir đã được
FDA (Food Drug Administration) đưa vào danh mục thuốc “Điều trị đặc biệt” tại
Mỹ với chỉ định chính là điều trị và dự phòng nhiễm Herpes đường sinh dục.
Nghiên cứu trong bài lược dịch này nhằm so sánh hiệu quả tác dụng giữa
Acyclovir 200mg (liều: 400mg x 2 lần/ngày) với Valacyclovir 500mg (liều duy
nhất 500mg/ngày) trong điều trị dự phòng nhiễm HSV tái phát trên mắt.I -
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân- Bệnh nhân
trên 18 tuổi, nhiễm tái phát HSV trên 1 hoặc 2 mắt trong 12 tháng.- Bệnh nhân có
rối loạn chức năng gan thận; dị ứng Acyclovir và Valacyclovir; phụ nữ có thai,
cho con bú được loại khỏi nghiên cứu.- Bệnh nhân ở dạng bất hoạt và không được
điều trị trong vòng một tháng trước khi bắt đầu điều trị.1.2. Mô tả nghiên cứu-
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên tỷ lệ nhiễm tái phát HSV giữa nhóm I ( bệnh
nhân được dùng Valacyclovir) và nhóm II ( được dùng Acyclovir).- Dấu hiệu tái
phát nhiễm HSV được phân loại dựa trên các nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu (viêm
bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc) và viêm màng bồ đào trước.- Tác dụng phụ
của Acyclovir, Vaclacyclovir được theo dõi trên từng bệnh nhân trong suốt thời
gian điều trị.1.3. Phương pháp điều trịBệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành hai
nhóm điều trị trong 12 tháng: Nhóm I dùng 1 viên Valacyclovir 500mg/ ngày,
Nhóm II dùng Acyclovir 400mg x 2 lần/ngày. Các thống số xét nghiệm (đếm tế
bào máu, theo dõi chức năng gan thận) được làm 3 tháng/1 lần trên từng bệnh
nhân để đánh giá tác dụng độc của từng thuốc.II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUTổng
số 52 bệnh nhân với tiền sử nhiễm tái phát HSV trên mắt được lựa chọn trong
nghiên cứu chia ngẫu nhiên thành hai nhóm:- Nhóm I: 26 bệnh nhân dùng 1 viên
Valacyclovir 500mg/ngày.- Nhóm II: 26 bệnh nhân dùng Acyclovir 400mg x
2lần/ngày. Cả hai nhóm được điều trị liên tục trong 12 tháng.2.1. Tỷ lệ tái phát
nhiễm HSV Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm tái phát HSV của nhóm I và nhóm II
Dạng HSV tái phát sau 1 Nhóm I (Valacyclovir ) Nhóm II (Acyclovir)
năm điều trị n=26 n=26
Viêm bờ mi kết mạc 1 0
Viêm giác mạc nhu mô 3 1
Tái phát viêm màng bồ đào 2 3
Viêm giác mạc biểu mô 0 2
Tổng số 6 6
Tỷ lệ tái phát (%) 6/26=23,1% 6/26=23,1%
Kết quả bảng 1 cho thấy không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm tái phát HSV giữa
nhóm I và nhóm II.2.2. Theo dõi tác dụng phụBảng 2: Tác dụng phụ được ghi
nhận khi dùng thuốc của nhóm I và nhóm II
Tác dụng phụ được ghi nhậnsau 1 năm Nhóm I (Valacyclovir ) Nhóm II (Acyclovir)
điều trị n=26 n=26
Buồn nôn, nôn nhẹ 3 4
Đau đầu nhẹ 5 3
Đau bụng thoáng qua 2 (trong 2 tháng đầu) 2 (trong 2 tháng đầu)
Rụng tóc 0 2
Rối loạn chức năng gan, thận, tế 0 0
bào máu bất thường
Tổng số 10 11
Kết quả bảng 2 cho thấy không có tác dụng ph ...