Danh mục

Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15 - 49 tuổi tại xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm 2021

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 451.21 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của người dân tộc còn nhiều hạn chế. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhiễm giun truyền qua đất ảnh hưởng tới thời kỳ mang thai, gây thiếu máu, sản non, trẻ thiếu cân, thậm chí có thể làm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cùng tham khảo bài viết "Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15 - 49 tuổi tại xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm 2021" để nắm được nội dung chi tiết các bạn nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15 - 49 tuổi tại xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm 2021 | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi tại xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm 2021 Nguyễn Hùng Quang1, Lã Ngọc Quang2, Nguyễn Quang Thiều3, Trần Long Vũ4, Hoàng Thị Khánh Ly4, Đỗ Ngọc Lâm4, Nguyễn Thị Thương4, Phạm Thị Thanh Thủy4, Bùi Anh Quân4, Lê Minh Đạt5 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của người dân tộc còn nhiều hạn chế. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhiễm giun truyền qua đất ảnh hưởng tới thời kỳ mang thai, gây thiếu máu, sản non, trẻ thiếu cân, thậm chí có thể làm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành phỏng vấn trên 309 phụ nữ người dân tộc thiểu số độ tuổi 15-49 được chọn ngẫu nhiên có hệ thống. Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2021 đến tháng 7/2021 và địa điểm tại xã Đăk Wil, huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về giun đũa chiếm tỷ lệ nhiều nhất (50,48%), kế tiếp là giun móc/mỏ (34,95%) và cuối cùng là giun tóc (26,86%). 89.81% đối tượng nghiên cứu có kiến thức về nhiễm giun truyền qua đất không đạt. Tỷ lệ người tiếp cận thông tin truyền thông còn thấp (56,31%) trong khi hầu hết đối tượng (98,38%) đều mong muốn được tiếp nhận thông tin truyền thông về phòng bệnh giun truyền qua đất. Phần lớn các thông tin đối tượng tiếp nhận được là qua cán bộ y tế (62,64%). Kết luận: Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số thiếu kiến thức về giun truyền qua đất còn khá cao. Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu đều không đạt về kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất. Gần một nửa đối tượng nghiên cứu chưa từng nhận thông tin về truyền thông phòng nhiễm giun truyền qua đất, trong khi đó, hầu hết đối tượng tham gia đều muốn được nhận thông tin truyền thông phòng bệnh. Khuyến nghị: Chính quyền và các trạm y tế xã tăng cường truyền thông về các nội dung kiến thức phòng chống giun truyền qua đất, nhất là những đối tượng có học vấn thấp và đối tượng phụ nữ dân tộc Dao và phụ nữ từ 36-49 tuổi. Chú trọng truyền thông cho người dân về các thông tin liên quan đến phòng chống giun truyền qua đất. Từ khóa: Nhiễm giun truyền qua đất, phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi. 36 Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/2022 | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | Preventive knowledge about soil-transmitted helminth infections of ethnic minority women aged 15-49 years old in Dak Wil commune, Cu Jut district, Dak Nong province in 2021 Nguyen Hung Quang1, La Ngoc Quang2, Nguyen Quang Thieu3, Tran Long Vu4, Hoang Thi Khanh Ly4, Do Ngoc Lam4, Nguyen Thi Thuong4, Pham Thi Thanh Thuy4, Bui Anh Quan⁴, Le Minh Dat⁵ Background: Preventive knowledge about soil-transmitted helminth infections of ethnic minority is still limited. With women in reproductive age, soil-transmitted helminth infections a ect pregnancy and cause anemia, premature birth, underweight children, and even death of mothers and babies. Methods: This is a cross-sectional study that recruited 309 ethnic minority women aged 15-49 by systematic random sampling. The study period was from January 2021 to July 2021, and study site was Dak Wil Commune, Cu Jut District, Dak Nong Province. Results: The percentage of women who knew about ascaris lumbricoides accounted for the highest rank (50.48%), followed by ancylostomidae (34.95%) and �nally trichuris trichiura (26.86%). 89.81% of people who joined the study had poor knowledge of soil-transmitted helminth infections. The proportion of people accessing formation and communication was still low (56.31%) while most people (98.38%) wanted to receive information about the prevention of soil-transmitted helminth infections. The majority of information received was through health workers (62.64%). Conclusions: The percentage of ethnic minority women who lack knowledge was still high. Most participants did not have good enough knowledge of prevention. Nearly half of the study participants had never received any information about the prevention of soil-transmitted helminth infections, while most of the participants wanted to receive information about the prevention of disease. Recommendation: The authorities and commune health stations should strengthen communication on preventive knowledge of soil-transmitted helminth infections, especially those with low education, the Dao ethnic minority women and females with 36-49 years old. Focus on communicating to people about information related to the prevention of soil-transmitted helminth infections. Keywords: Soil-transmitted helminth infections, ethnic minority women, 15-49 years old. Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/20 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: