Danh mục

Kiến thức về Bảo hiểm

Số trang: 21      Loại file: ppt      Dung lượng: 522.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bảo hiểm là phương thức xử lý rủi ro thông qua việc dự trữ đề phòng rủi ro , chuyền giao , phân tán rủi ro nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và đời sống của con người trong xã hộ được diễn ra bình thường
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức về Bảo hiểm CHƯƠNG 4 BẢO HIỂM Bộ môn tài chính doanh nghiệp CÁC NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG • 5.1 Những vấn đề chung về bảo hiểm • 5.1.1 Khái niệm • 5.1.2 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm • 5.1.3 Các hình thức bảo hiểm • 5.1.4 Vai trò của bảo hiểm • 5.2 Bảo hiểm kinh doanh (BHKD) • 5.2.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của BHKD • 5.2.2 Các yếu tố cơ bản của hợp đồng BHKD • 5.2.3 Phân loại BHKD • 5.3 Bảo hiểm xã hội (BHXH) • 5.3.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của BHXH • 5.3.2 Nội dung hoạt động của BHXH Bộ môn tài chính doanh nghiệp 5.1 Những vấn đề chung về bảo hiểm • 5.1.1 Khái niệm • Theo quan điểm cộng đồng: bảo hiểm là phương thức xử lý rủi ro thông qua viêc dự trữ đề phòng rủi ro, chuyển giao, phân tán rủi ro nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và đời sống của con người trong xã hội được diễn ra bình thường. • Đứng trên phương diện tài chính: bảo hiểm là một phạm trù tài chính gắn liền với các quan hệ kinh tế phát sinh trong qua trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm. • Một cách tổng quát: Bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng qũy bảo hiểm nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và đời sống của con người trong xã hội được ổn định và phát triển bình thường trong điều kiện có những biến cố bất lợi xảy ra. Bộ môn tài chính doanh nghiệp 5.1.2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm • Xuất phát từ những rủi ro trong cuộc sống con người • Xuất phát từ những rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh • Xuất phát từ vai trò thực hiện chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường Bộ môn tài chính doanh nghiệp 5.1.3. Các hình thức bảo hiểm trong nền kinh tế • Theo hình thức tồn tại của quỹ bảo hiểm – Tự bảo hiểm: là hình thức bảo hiểm các chủ thể tự thành lập các quỹ dự trữ riêng để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra. – Bảo hiểm thông qua các tổ chức bảo hiểm: là hình thức bảo hiểm mà các chủ thể tham gia sẽ chuyển giao phân tán rủi ro cho các tổ chức bảo hiểm mà bản thân không muốn hoặc không đủ khả năng để có thể gánh chịu những rủi ro đó • Theo mục đích hoạt động – Bảo hiểm kinh doanh – Bảo hiểm xã hội Bộ môn tài chính doanh nghiệp 5.1.4. Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế • Bảo hiểm góp phần ổn định sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống XH trước những rủi ro bất ngờ. • Bảo hiểm góp phần thiết lập hệ thống an toàn xã hội, hỗ trợ và thực hiện các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế tổn thất. • Bảo hiểm góp phần cung ứng vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Bộ môn tài chính doanh nghiệp 5.2 Bảo hiểm kinh doanh (BHKD) • 5.2.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của BHKD • 5.2.1.1 Khái niệm • 5.2.1.2. Đặc điểm Bộ môn tài chính doanh nghiệp 5.2.1.1 Khái niệm • Bảo hiểm kinh doanh là hình thức bảo hiểm do các tổ chức kinh doanh bảo hiểm tiến hành trên cơ sở huy động sự đóng góp của các chủ thể tham gia bảo hiểm để tạo lập quỹ bảo hiểm, phân phối và sử dụng chúng nhằm bồi thường những tổn thất cho các đối tượng được bảo hiểm khi các sự cố bảo hiểm xảy ra. Bộ môn tài chính doanh nghiệp 5.2.1.2. Đặc điểm • Hoạt động của bảo hiểm kinh doanh hướng tới mục tiêu lợi nhuận. • Bảo hiểm kinh doanh vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang tính chất không bồi hoàn • Tính chất bồi hoàn của BHKD là yếu tố không xác định trước về thời gian, không gian và chỉ có thể xác định được khi rủi ro thực tế đã xảy ra • Mức độ bồi hoàn của BHKD thường lớn hơn rất nhiều so với mức phí bảo hiểm Bộ môn tài chính doanh nghiệp 5.2.1.3. Nguyên tắc hoạt động • Nguyên tắc hoạt động của BHKD trước hết là bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm • Nguyên tắc lấy số đông bù số ít • Nguyên tắc sàng lọc rủi ro • Nguyên tắc định phí bảo hiểm phải trên cơ sở giá của các rủi ro. Bộ môn tài chính doanh nghiệp 5.2.2 Các yếu tố cơ bản của hợp đồng BHKD • 5.2.2.1 Các bên liên quan trong hợp đồng bảo hiểm • Người bảo hiểm • Người tham gia bảo hiểm • Người được bảo hiểm • Người được chỉ định bảo hiểm Bộ môn tài chính doanh nghiệp 5.2.2 Các yếu tố cơ bản của hợp đồng BHKD • 5.2.2.2 Đối tượng bảo hiểm • 5.2.2.3 Rủi ro bảo hiểm và tai nạn bảo hiểm – Rủi ro bảo hiểm – Tai nạn bảo hiểm • 5.2.2.4 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm – Giá trị bảo hiểm – Số tiền bảo hiểm Bộ môn tài chính doanh nghiệp 5.2.2 Các yếu tố cơ bản của hợp đồng BHKD • 5.2.2.5 Bảo hiểm phí • 5.2.2.6 Các chế độ bảo đảm bảo hiểm Bộ môn tài chính doanh nghiệp 5.2.3 Phân loại bảo hiểm kinh doanh • Căn cứ vào đ ...

Tài liệu được xem nhiều: