Kiên trì và từ bỏ không bao giờ mâu thuẫn
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 177.13 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Có người hỏi một nhà doanh nghiệp thành đạt: “Bí quyết thành công của ông là gì?”. Ông không chút do dự trả lời: “Thứ nhất là kiên trì, thứ hai là kiên trì và thứ ba vẫn là kiên trì”, nhưng không ngờ câu nói cuối cùng của ông và là điều thứ tư dẫn tới sự thành công của ông là từ bỏ.
Kiên trì và từ bỏ không bao giờ mâu thuẫn Thực ra trong từng điều kiện cụ thể, từ bỏ lại là con đường dẫn đến thành công. Con đường nào cũng có xe qua lại,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiên trì và từ bỏ không bao giờ mâu thuẫn Kiên trì và từ bỏ không bao giờ mâu thuẫn Có người hỏi một nhà doanh nghiệp thành đạt: “Bí quyết thành công của ông là gì?”. Ông không chút do dự trả lời: “Thứ nhất là kiên trì, thứ hai là kiên trì và thứ ba vẫn là kiên trì”, nhưng không ngờ câu nói cuối cùng của ông và là điều thứ tư dẫn tới sự thành công của ông là từ bỏ. Kiên trì và từ bỏ không bao giờ mâu thuẫn Thực ra trong từng điều kiện cụ thể, từ bỏ lại là con đường dẫn đến thành công. Con đường nào cũng có xe qua lại, phía Đông không sáng thì phía Tây sáng. Tìm ra cho mình một con đường đúng đắn bạn sẽ tạo cho mình một sự thành công mới. Con người không quen với việc từ bỏ, bởi vì thắng lợi thường được tạo nên từ sự kiên trì nỗ lực. Thời xưa Dự Công dời núi cũng là một sự kiên trì vĩ đại, hay những phát minh của nhà các nhà khoa học cũng là một sự kiên trì. Một nhà sinh vật kiệt xuất của Pháp nói: “Tôi rất hãnh diện về sự kiên trì của mình”. Không ít người, trên con đường phấn đấu, chỉ nỗ lực hơn một chút, kiên nhẫn hơn một chút thì có được thành công, nhưng khi từ bỏ thì sao, kết quả là bạn sẽ mất đi những thành công đã có trong tay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù bạn đã cố gắng rất nhiều, mà không giành được những kết quả mong muốn. Lúc đó bạn nên suy nghĩ kĩ một chút. Nếu mục tiêu mình đặt ra không phù hợp với tài năng của bản thân, bạn nên dũng cảm từ bỏ, đi tìm một con đường khác, hà tất gì phải buộc mình vào một cái cây. Trong quân sự có người nói thế này “Có thể đánh thắng được thì hãy đánh, còn không đánh thắng được thì nên chạy”, biết rõ mình không phải là đối thủ của quân địch, không có hy vọng chiến thắng, chẳng khác gì lấy trứng chọi với đá, vô duyên vô cớ hy sinh sự sống như vậy có phải là quá lãng phí không? Lúc đó biện pháp tốt nhất là: “Đánh không thắng thì nên chạy”. Đây không phải là nhát gan mà là sự dũng cảm có trí tụê. “Dũng cảm thừa nhận mình đã lựa chọn sai”. Đương nhiên, dám từ bỏ không phải là việc dễ dàng, cũng không được tuỳ tiện phải bình tĩnh đối mặt với tất cả, vừa phải biết nắm giữ cơ hội, vừa phải nỗ lực, đồng thời phải từ bỏ những mục tiêu hoang tưởng khó thực hiện, cố gắng đừng vội vàng, oán trách, hay bi quan. Sống ở trên đời không thể không theo đuổi hay phấn đấu để thực hiện một mục tiêu nào đó. Nhưng nếu chúng ta chỉ biết theo đuổi không mệt mỏi mà không biết từ bỏ, chúng ta không thể đạt được đến đích. Kết quả là chúng ta đã lãng phí thời gian va sức lực, cộng với sự thất vọng, buồn bã khi làm việc không thành. Vì vậy cách nhìn nhận đúng nhất ở đây là vừa phải theo đuổi vừa phải từ bỏ: Những cái cần làm thì phải làm và chú tâm vào. Những cái không nên làm hoặc không làm được thì nên chủ động từ bỏ, đừng tiếc nuối. Học cách từ bỏ chính là bạn đã cáo biệt với sự buồn bã phát sinh khi bạn làm việc không thành công. Đối với việc lập nghiệp, từ bỏ là một điều rất khó quyết định của những người lập nghiệp. Tuy nhiên trong những điều kiện thích hợp, từ bỏ lại là sự thành công. Bởi vì sự từ bỏ thích hợp có thể làm bạn tập trung sức lực để làm những việc có ý nghĩa hơn, tránh lãng phí thời gian tiền bạc. Sự từ bỏ nhiều lúc làm cho con người ta đau khổ. Từ bỏ lúc nào thì hợp lý? Điều này không dễ giải thích. Một ví dụ về chuyện mua sắm: Tôi cho rằng khi bạn thật sự nhận ra số tiền bạn phải trả cho những thứ mà bạn không cần, bạn nên kiên quyết từ bỏ và không nên mua một số thứ. Nếu bạn cứ kiên trì mua những thứ đó, phiền phức đến với bạn có thể nhiều hơn. Đừng để tất cả trở nên bí tắc. Đừng để mình càng ngày càng rơi vào thế bí, nếu cứ chạy theo để ứng phó với sự thay đổi đó, cơ hội để cho bạn làm lại có lẽ cũng không bao giờ có cả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiên trì và từ bỏ không bao giờ mâu thuẫn Kiên trì và từ bỏ không bao giờ mâu thuẫn Có người hỏi một nhà doanh nghiệp thành đạt: “Bí quyết thành công của ông là gì?”. Ông không chút do dự trả lời: “Thứ nhất là kiên trì, thứ hai là kiên trì và thứ ba vẫn là kiên trì”, nhưng không ngờ câu nói cuối cùng của ông và là điều thứ tư dẫn tới sự thành công của ông là từ bỏ. Kiên trì và từ bỏ không bao giờ mâu thuẫn Thực ra trong từng điều kiện cụ thể, từ bỏ lại là con đường dẫn đến thành công. Con đường nào cũng có xe qua lại, phía Đông không sáng thì phía Tây sáng. Tìm ra cho mình một con đường đúng đắn bạn sẽ tạo cho mình một sự thành công mới. Con người không quen với việc từ bỏ, bởi vì thắng lợi thường được tạo nên từ sự kiên trì nỗ lực. Thời xưa Dự Công dời núi cũng là một sự kiên trì vĩ đại, hay những phát minh của nhà các nhà khoa học cũng là một sự kiên trì. Một nhà sinh vật kiệt xuất của Pháp nói: “Tôi rất hãnh diện về sự kiên trì của mình”. Không ít người, trên con đường phấn đấu, chỉ nỗ lực hơn một chút, kiên nhẫn hơn một chút thì có được thành công, nhưng khi từ bỏ thì sao, kết quả là bạn sẽ mất đi những thành công đã có trong tay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù bạn đã cố gắng rất nhiều, mà không giành được những kết quả mong muốn. Lúc đó bạn nên suy nghĩ kĩ một chút. Nếu mục tiêu mình đặt ra không phù hợp với tài năng của bản thân, bạn nên dũng cảm từ bỏ, đi tìm một con đường khác, hà tất gì phải buộc mình vào một cái cây. Trong quân sự có người nói thế này “Có thể đánh thắng được thì hãy đánh, còn không đánh thắng được thì nên chạy”, biết rõ mình không phải là đối thủ của quân địch, không có hy vọng chiến thắng, chẳng khác gì lấy trứng chọi với đá, vô duyên vô cớ hy sinh sự sống như vậy có phải là quá lãng phí không? Lúc đó biện pháp tốt nhất là: “Đánh không thắng thì nên chạy”. Đây không phải là nhát gan mà là sự dũng cảm có trí tụê. “Dũng cảm thừa nhận mình đã lựa chọn sai”. Đương nhiên, dám từ bỏ không phải là việc dễ dàng, cũng không được tuỳ tiện phải bình tĩnh đối mặt với tất cả, vừa phải biết nắm giữ cơ hội, vừa phải nỗ lực, đồng thời phải từ bỏ những mục tiêu hoang tưởng khó thực hiện, cố gắng đừng vội vàng, oán trách, hay bi quan. Sống ở trên đời không thể không theo đuổi hay phấn đấu để thực hiện một mục tiêu nào đó. Nhưng nếu chúng ta chỉ biết theo đuổi không mệt mỏi mà không biết từ bỏ, chúng ta không thể đạt được đến đích. Kết quả là chúng ta đã lãng phí thời gian va sức lực, cộng với sự thất vọng, buồn bã khi làm việc không thành. Vì vậy cách nhìn nhận đúng nhất ở đây là vừa phải theo đuổi vừa phải từ bỏ: Những cái cần làm thì phải làm và chú tâm vào. Những cái không nên làm hoặc không làm được thì nên chủ động từ bỏ, đừng tiếc nuối. Học cách từ bỏ chính là bạn đã cáo biệt với sự buồn bã phát sinh khi bạn làm việc không thành công. Đối với việc lập nghiệp, từ bỏ là một điều rất khó quyết định của những người lập nghiệp. Tuy nhiên trong những điều kiện thích hợp, từ bỏ lại là sự thành công. Bởi vì sự từ bỏ thích hợp có thể làm bạn tập trung sức lực để làm những việc có ý nghĩa hơn, tránh lãng phí thời gian tiền bạc. Sự từ bỏ nhiều lúc làm cho con người ta đau khổ. Từ bỏ lúc nào thì hợp lý? Điều này không dễ giải thích. Một ví dụ về chuyện mua sắm: Tôi cho rằng khi bạn thật sự nhận ra số tiền bạn phải trả cho những thứ mà bạn không cần, bạn nên kiên quyết từ bỏ và không nên mua một số thứ. Nếu bạn cứ kiên trì mua những thứ đó, phiền phức đến với bạn có thể nhiều hơn. Đừng để tất cả trở nên bí tắc. Đừng để mình càng ngày càng rơi vào thế bí, nếu cứ chạy theo để ứng phó với sự thay đổi đó, cơ hội để cho bạn làm lại có lẽ cũng không bao giờ có cả.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
dự án kinh doanh phát triển doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quá trình kinh doanh hoạch định chiến lược vai trò kinh doanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS. TS. Trần Anh Tài
137 trang 815 12 0 -
129 trang 350 0 0
-
Điều cần thiết cho chiến lược Internet Marketing
5 trang 254 0 0 -
97 trang 222 0 0
-
11 trang 209 1 0
-
Tiểu luận quản trị học - Đề tài: 'Guanxi-Nghệ thuật tạo dựng quan hệ kinh doanh'
22 trang 207 0 0 -
Bản thông tin tóm tắt Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP
55 trang 180 0 0 -
Inventory accounting a comprehensive guide phần 10
23 trang 175 0 0 -
19 trang 172 0 0
-
Giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS. TS Đoàn Thị Hồng Vân
288 trang 163 0 0