Danh mục

Kiến trúc chùa Khmer qua nghệ thuật trang trí: Nghiên cứu trường hợp chùa Bô Tum Vongsa Som Rông - Sóc Trăng

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 433.03 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu muốn hướng tới tìm hiểu hình thức, chức năng và ý nghĩa của nghệ thuật trang trí trong không gian chức năng chùa Khmer. Qua nghiên cứu trường hợp chùa Som Rong tỉnh Sóc Trăng nhận dạng những đặc trưng và ý nghĩa của nghệ thuật trang trí trong thiết kế không gian kiến trúc chùa Khmer. Qua đó góp phần tôn tạo, bảo vệ những giá trị văn hoá khu vực người Khmer và khu vực Nam Bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến trúc chùa Khmer qua nghệ thuật trang trí: Nghiên cứu trường hợp chùa Bô Tum Vongsa Som Rông - Sóc Trăng KIẾN TRÚC CHÙA KHMER QUA NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHÙA BÔ TUM VONGSA SOM RÔNG, SÓC TRĂNG Nguyễn Dương Tử1 1. Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Ngôi chùa đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội dân tộc Khmer. Theoquan niệm tín ngưỡng Người Khmer ảnh hưởng sâu sắc đối với dòng Phật Giáo Nguyên thuỷ(Theravada). Ngôi chùa trong đời sống người Khmer như một trung tâm giáo dục cộng ñồng,sinh hoạt xã hội và ñời sống tâm linh trong cộng đồng của người Khmer. Do vậy không giankiến trúc chùa Khmer Nam Bộ như một di sản văn hoá vật chất quý giá cần được bảo tồn vàlưu giữ. Nghiên cứu muốn hướng tới tìm hiểu hình thức, chức năng và ý nghĩa của nghệ thuậttrang trí trong không gian chức năng chùa Khmer. Qua nghiên cứu trường hợp chùa Som Rong-tỉnh Sóc Trăng nhận dạng những đặc trưng và ý nghĩa của nghệ thuật trang trí trong thiết kếkhông gian kiến trúc chùa Khmer. Qua đó góp phần tôn tạo, bảo vệ những giá trị văn hoá khuvực người Khmer và khu vực Nam Bộ. Từ khóa: chùa Som Rông, nghệ thuật trang trí, người Khmer, Phật giáo Nam tông,…1. MỞ ĐẦU 1.1. Tổng quan về phật giáo người Khmer Nam Bộ Hầu hết người Khmer Nam Bộ ñều theo Phật giáo phái Nam Tông (còn gọi là Phật giáoTiểu Thừa). Có thể nói, mỗi người Khmer khi sinh ra đã là một Phật tử như ông bà, cha mẹmình. Trong đời sống văn hoá tinh thần, sinh hoạt tôn giáo đóng vai trò đặc biệt quan trọng, làchất men cố kết cộng đồng bền chặt nhất của người Khmer. Nhưng khác với nhiều tôn giáokhác, Phật giáo Nam Tông của Khmer không chỉ đảm nhận chức năng tôn giáo mà còn đảmnhận các chức năng văn hóa – xã hội khác với từng cá nhân và cả cộng đồng. Ngôi chùa Khmer,do đó, được xây dựng không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động tôn giáo mà còn do nhucầu thiết yếu của giáo dục và các sinh hoạt văn hóa - xã hội của mỗi cộng đồng phum, sócKhmer. Theo thống kê chưa đầy đủ, Phật giáo Nam Tông Khmer hiện có khoảng 1,5 triệu tínđồ, gần 10 nghìn vị sư (chiếm khoảng 25% tổng số người tu hành theo Phật giáo trong cả nước),các tín đồ sinh hoạt tại 454 ngôi chùa, tập trung hầu khắp ở 15 tỉnh, thành phố phía Nam (Hằng,2017). Điều này cho thấy rằng, Phật giáo Nam Tông Khmer đã có sức ảnh hưởng sâu đậm đốivới đời sống của người Khmer nói riêng và đối với sự ổn định, phát triển của khu vực Tây NamBộ nói chung. 1.2. Không gian kiến trúc chùa Khmer dưới góc độ nghệ thuật trang trí Quá trình lịch sử hình thành Dân tộc Khmer Nam Bộ trải qua các giai đoạn vương quốcPhù Nam, Chân Lạp và giai đoạn hiện nay. Vì vậy, từ đầu thế kỷ thứ năm, Khmer Nam bộ phổ 897biến Phật giáo Theravāda6. Các biểu tượng, hoa văn phù điêu và văn bản tôn giáo Theravādađược khắc, dường như Phật giáo Theravāda đã được truyền bá rộng rãi. Trãi qua nhiều thế kỷ,người Khmer vẫn bảo tồn được những bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Trong đời sống văn hóa của người Khmer, ngôi chùa là một tập hợp toàn vẹn các yếu tốquy hoạch, kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, điêu khắc trang trí. Hầu như mọi sinh hoạt của đồngbào đều diễn ra tại chùa, từ việc học tập, tu tập đến sinh hoạt cộng đồng, địa điểm tổ chức cáclễ hội truyền thống. Với triết lý nhân sinh quan Phật giáo, trong khi bằng lòng với cuộc sốngbình dị trong những nếp nhà tranh đơn sơ, người Khmer dồn tất cả tinh thần, trí tuệ, tiền của,công sức đóng góp cho việc xây dựng ngôi chùa sao cho thật nguy nga, tráng lệ. Trong mỗicộng đồng phum sóc, ngôi chùa thường tọa lạc trên khu đất rộng, xung quanh có hàng rào trehay tường bao, bên trong trồng nhiều loại cây to như dầu, sao, thốt nốt… tạo thành như mộtkhu rừng nhỏ. Ngôi chùa của người Khmer bao giờ cũng được xây dựng bề thế, trang nghiêm,chạm khắc rất tinh tế, mái cong, nóc nhọn, tháp cao vút nằm giữa khuôn viên. Trên là Chínhñiện thờ Phật, dưới là tư thất các vị tu sĩ, nơi hành lễ công cộng, trai tăng ñường, trường học,tháp thờ cốt tro người quá cố. Chung quanh các công trình kiến trúc là vuờn hoa, ao nước, vườicây ăn trái… tạo thành một “không gian tâm linh” khoáng dã, trầm mặc. Người Khmer xây thápchùa cao bởi trong tín ngưỡng, chóp nhọn chính là đỉnh núi thiêng, trên đó các vị thần linh ngựvà lan tỏa theo từng lớp, từng lớp mái. (PV-VOV, 2016) 1.3. Sự hình thành chùa Khmer tỉnh Sóc Trăng Chùa Kh’leang tọa lạc tại số 73, đường Tôn Đức Thắng, phường 6, thành phố SócTrăng, tỉnh Sóc Trăng và được xây dựng từ rất sớm. Chánh điện được xây dựng từ năm 1533.Di tích được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn còn giữ được nhiều yếu tố của chùa Khmer vào giaiđoạn chịu ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông từ Thái Lan du nhập vào. Chính điện chùa cókiến trúc độc đáo thể hiện sự giao thoa văn hóa của 3 dân tộc ...

Tài liệu được xem nhiều: