Danh mục

Kiến trúc dinh thự Đà Lạt

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 235.19 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đà Lạt có một số dinh thự lớn như Dinh I, II, III,... Đây chính là những toà nhà lớn được xây dựng đặc biệt dành cho các nguyên thủ quốc gia .Đặc điểm của các dinh thự này là kiến trúc chính luôn ngự trị trên đỉnh đồi cao, nơi có điểm nhìn đẹp nhất, khống chế toàn bộ khu vực chung quanh, thường gắn liền với khu vườn lớn bên cạnh làm nền đẹp cho công trình và làm nơi dạo chơi, ngoạn cảnh.Dinh IDinh I là một hệ thống công trình rất lớn ở đường Trần Quang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến trúc dinh thự Đà Lạt Kiến trúc dinh thự Đà Lạt Đà Lạt có một số dinh thự lớn như Dinh I, II, III,... Đây chính là những toà nhàlớn được xây dựng đặc biệt dành cho các nguyên thủ quốc gia .Đặc điểm của các dinh thự này là kiến trúc chính luôn ngự trị trên đỉnh đồi cao,nơi có điểm nhìn đẹp nhất, khống chế toàn bộ khu vực chung quanh, thường gắnliền với khu vườn lớn bên cạnh làm nền đẹp cho công trình và làm nơi dạo chơi,ngoạn cảnh.Dinh IDinh I là một hệ thống công trình rất lớn ở đường Trần Quang Diệu, thuộc phường10, thành phố Đà Lạt, nằm cách trung tâm Đà Lạt chừng 4km về hướng ĐôngNam, trên một ngọn đồi với cảnh quan đẹp và thơ mộng, độ cao 1550m có rừngthông bao quanh. Tổng diện tích khoảng 60ha, độ dốc trung bình khoảng 500.Nguyên đây là biệt thự của nhà triệu phú - một viên chức người Pháp - RobertClément Bourgery. Ông là chủ nhà máy điện ở Thượng Hải và đã cho xây dựngbiệt thự này vào trước những năm 1940. Công trình được xây dựng ở giữa rừngthông, trên một chỏm đồi nhìn xuống thung lũng rừng săn bắn xưa kia của BảoĐại.Sau khi Bảo Đại được người Pháp đưa trở lại nắm quyền (1949), thấy nơi đây kháđẹp và yên tĩnh nên chính phủ Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng đã mua lạitừ tháng 8-1949 và cho sửa sang toàn bộ dinh cơ này. Vua Bảo Đại đã dùng dinhcơ này làm tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” củamình. Đến năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng làm dinh dành riêngcho tổng thống. Dinh được sửa sang lại, làm thêm đường hầm, hai bên có phònglàm việc của các phụ tá, sĩ quan,… Đường hầm này là lối thoát hiểm, kín đáothông ra một sân bay trực thăng nhỏ, đề phòng các cuộc pháo kích và đảo chính.Sau khi Ngô Đình Diệm bị trừ khử, dinh thự này vẫn được dùng làm nơi nghỉ mátcủa các nguyên thủ quốc gia kế tiếp của chế độ cũ cho đến năm 1975. Sau năm1975, được dùng làm nhà khách của Trung ương và sau đó do Công ty DRI quảnlý và sử dụng.Dinh nằm trong một rừng thông xanh thẫm. Lối vào dinh là một con đường rảinhựa với hai hàng cây tràm thân trắng cao vút. Cuối con đường là một đảo hoahình quả trứng (oval) làm bình phong trang trí để xoay chuyển hướng đến sảnhđón chính của toà nhà. Chính yếu tố này đã tôn thêm vẻ cổ kính cho công trình.Quanh đó còn có một số hạng mục công trình kiến trúc khác như nhà dành chongự lâm quân, nhân viên phục vụ và một hệ thống sân sườn, bể nước vòi phun, lốiđi dạo, vườn ngự uyển dẫn vào rừng săn bắn có chỗ nghỉ chân với hồ tắm thiênnhiên tạo thành một quần thể kiến trúc đẹp, sang trọng và hoàn chỉnh.Tòa nhà chính gồm một tầng hầm, một tầng trệt, một tầng lầu. Mặt bằng được bốcục đối xứng với lối vào chính giữa, hệ thống cầu thang và hành lang mở ra haibên. Tầng trệt có sảnh lớn, phòng tiếp khách, phòng họp lớn,... Lầu 1 gồm cácphòng ngủ bao xung quanh một hành lang giữa.Dinh I được xây dựng kiên cố, tường xây gạch đá, mái lợp ngói. Trên mái cónhiều cửa sổ, mái bẻ góc ở đuôi, có một số ống khói. Nét cổ điển không chỉ thểhiện ở sự đối xứng nghiêm ngặt trong mặt bằng mà còn nằm trên hệ cửa sổ vớinhững vòm cung tròn. Phần nửa dưới của tầng trệt xây bằng đá chẻ, phần còn lạixây gạch. Toàn bộ hệ thống cửa, cầu thang, sàn lầu, vật dụng đều bằng gỗ. Cửachính cũng có dạng vòm cung nguyên nhưng lại được kết hợp với mái đón bằngngang, đó là một điểm cách tân trong kiến trúc dinh I. Mặt đứng công trình đượctrang trí với nhiều tiểu tiết càng làm tăng thêm dáng vẻ cổ kính, uy nghi mà taonhã. Dinh I là một công trình kiến trúc độc đáo, thể hiện rõ những ảnh hưởng củatrào lưu kiến trúc tân cổ điển của châu Âu.Dinh IIDinh II là dinh thự mùa hè của toàn quyền Decoux hay còn gọi là Dinh toànquyền, là nơi ở và làm việc của toàn quyền Decoux vào mùa hè hàng năm (từtháng 5 đến tháng 10). Tọa lạc trên một đồi thông rợp bóng với độ cao 1539m sovới mực nước biển, được bao bọc bởi đường Trần Hưng Đạo và Khởi Nghĩa BắcSơn. Diện tích tự nhiên rộng khoảng 26ha, trong đó khu dinh thự 10ha và khu vựccảnh quan được quy hoạch 16ha.Đây quả là một toà lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng,nằm trên đỉnh đồi cao, quanh năm bát ngát thông xanh và xen giữa là những thảmcỏ mọc tự nhiên. Từ độ cao này, phía trước những tán lá thông có thể nhìn thấythấp thoáng mặt hồ Xuân Hương gợn sóng lăn tăn ở cách xa khoảng 500m. Phíatrên mặt hồ là đồi Cù với những mặt cỏ xanh mướt, và xa hơn nữa đỉnh núi LangBiang ẩn hiện trong mây. Tất cả như một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp.Công trình này do các KTS A.T. Kruzé, D. Veyssere, A. Léonard thiết kế và P.Foinet trong trí nội thất. Việc xây dựng tiến hành từ năm 1933 đến năm 1937 mớihoàn tất. Hình thức kiến trúc dinh thự này chịu nhiều ảnh hưởng của trào lưu cáchtân kiến trúc châu Âu. Sự cách tân được thể hiện ở việc nó được thiết kế với cácmái bằng đồ sộ với bố cục hình khối lớn ở dạng cân bằng không đối xứng. Cả mặtbằng và mặt đứng công trình đều được giải phóng khỏi thế đối xứng nghi êm n ...

Tài liệu được xem nhiều: