Cấu trúc làng truyền thống với những với những yếu tố điểm như con đê, cổng làng, đình làng, cây đa, bến nước, những nhà vườn - ao khép kín hài hòa, cân bằng với môi trường thiên nhiên, là những đặc trưng cần được bảo lưu và hoàn thiện trong tiến trình phát triển mới.Qua đình ngả nón trông đình / Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu..." Quê tôi là vùng đất bãi sông Hồng. Mẹ kể, tôi sinh vào một ngày đông muộn. Bà đỡ đã tắm cho tôi bằng thứ nước sông Hồng đã được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KIẾN TRÚC LÀNG TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT KIẾN TRÚC LÀNG TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT T Cấu trúc làng truyền thống với những với những yếu tố điểm như con đê, cổnglàng, đình làng, cây đa, bến nước, những nhà vườn - ao khép kín hài hòa, cân bằng vớimôi trường thiên nhiên, là những đặc trưng cần được bảo lưu và hoàn thiện trong tiếntrình phát triển mới. Qua đình ngả nón trông đình / Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu... Quê tôi là vùng đất bãi sông Hồng. Mẹ kể, tôi sinh vào một ngày đông muộn.Bà đỡ đã tắm cho tôi bằng thứ nước sông Hồng đã được đánh phèn để bớt đi cái mầuphù sa đỏ quạch. Thuở ấy, với tôi, khái niệm về quê hương cứ nhạt nhòa, xa vời vợi…bởi suốt tuổi thơ tôi lớn lên trong lòng Hà Nội. Hình ảnh về làng quê với mái đình, con đê, bến sông… đến với tôi chỉ quanhững chuyện kể của bà, những bài ca dao trên ghế nhà trường mà thầy giáo già dạytôi thường ngâm nga, tựa như: Qua đình ngả nón trông đình / Đình bao nhiêu ngóithương mình bấy nhiêu. Hay những câu thơ của cha tôi: Ngày Xuân trai gái trong thôn / Sang đò trẩyhội trống dồn năm canh / Đò sang lặng gió không trành / Mấy cô nghiêng bóng soimình sửa ngôi. (Đò chiều – Xuân Thiêm ). Vậy mà, như mảnh đất phù sa bồi đắp theo tháng năm, hình ảnh về quê hương,về cái nôi tôi sinh cứ dầy lên rõ nét, sâu đậm dần cùng với vốn sống, sự hiểu biết củamột người đến độ trưởng thành… Nghề kiến trúc đã cho tôi cơ hội đi nhiều, đến với nhiều vùng miền của đấtnước. Để cho tôi được trở về, với niềm đau đáu, đam mê … mong tìm thấy ở làng quênhỏ bé của mình nói riêng và của nông thôn nói chung một cái gì đấy, giản dị thôi, màsao lại có sức hấp dẫn đến vậy. Dẫu rằng, vùng quê nơi tôi đến hay trở về vẫn còn nghèo lắm, rất nghèo so vớinhững đổi thay đến chóng mặt nơi phồn hoa đô thị trong nền kinh tế thị trường ngiệtngã. Dấu ấn của kiến trúc làng là gì? Giáo sư kiến trúc Đặng Thai Hoàng, một người có những kiến giải sâu sắc vềkiến trúc đô thị thường trăn trở nói với tôi, đô thị của chúng ta, kể cả các thành phố lớnnhư Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đều thiếu những điểm nhấn hay Yếu tố điểm(Landmarks). Mà theo ông, Landmarks là hình ảnh gây ấn tượng cho con người với đô thị,nó tạo ra sự nhận biết về phương hướng, vị trí trong thành phố hoặc trong khu vực. Đólà một loại ký hiệu của cấu trúc đô thị như tháp Eiffel (Paris – Pháp), tháp truyền hìnhTower ở Toronto (Canada), tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur (Malaysia)… Tôiđồng ý với nhận xét của ông. Đấy là về đô thị. Còn kiến trúc nông thôn, mà tôi gọi làkiến trúc làng, thì cái cột mốc hay yếu tố điểm kia là cái gì? Đường làng quanh co... (Ảnh nguồn: static.flickr.com) Tôi đã dự nhiều cuộc hội thảo khoa học của các nhà quản lý, của giới quyhoạch, kiến trúc, được nghe nhiều lý luận cao siêu, chung chung có tiếng kêu gọi khibàn về kiến trúc nông thôn của nhiều vị thức giả. Nhưng những nghiên cứu có tínhthực tiễn thì vẫn hiếm hoi lắm! Trên thế giới, không quốc gia nào lại không tồn tại hai môi trường cư trú: Đôthị và Nông thôn. Mà đã có nông thôn là có làng. Nhưng có lẽ, không ở đâu có cấutrúc làng như ở nước ta - Làng Việt. Một kiểu làng đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ,sản phẩm của nền văn minh lúa nước, canh tác lạc hậu với “con trâu đi trước, cái càytheo sau. Làng Việt truyền thống có cấu trúc không lớn. Làng nằm kề cánh đồng, ruộnglúa, sở hữu của cư dân trong làng. Làng nọ cách làng kia cũng bởi cánh đồng làng. Từ hàng nghìn đời nay, mối quan hệ xã hội trong làng chủ yếu là thứ quan hệ “Gia đình – họ hàng – làng nước. Có nhà nghiên cứu dân tộc học cho rằng, làng là sựmở rộng của huyết thống, nước thì xa hơn, nhưng cũng chung một cội nguồn. Có phải vì thế chăng mà trong lịch sử Việt Nam, các vị vua thường xưng Tổhoặc Tông như: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông… cũng bởi từ cội nguồn và huyết thống.Nói như vậy để thấy vị trí của làng quan trọng đến thế nào trong xã hội Việt Namtruyền thống. Cấu trúc không gian của làng không phức tạp, nhưng cũng không đơn giản đếnmức đơn điệu. Ở đồng bằng Bắc Bộ, hầu như làng nào cũng có lũy tre xanh bao bọc,dù làng nằm trong đê hay ngoài đê (ngoài bãi). Lũy tre ken dầy bởi lớp lớp cây tre, măng tre… như bức tường thành che chởcho làng khi có cướp, có giặc ngoại xâm, là nơi cung cấp vật liệu cho làng làm nhà,làm công trình công cộng và bao vật dụng sinh hoạt hằng ngày. Muốn vào làng phải đi qua cổng làng. Cổng làng xưa thường xây bằng gạch,nhiều làng ở vùng trung du và xứ Đoài - Hà Tây (nay đã sáp nhập với Hà Nội) thì xâybằng đá ong, liên kết bằng vôi, vữa trộn với mật mía và muối rất chắc chắn. Qua cổnglàng là con đường làng lát gạch nghiêng hình mu rùa. Từ đây, ta sẽ bước vào thế giới làng với hệ thống đường ngang, ngõ tắt nhưxương cá, mà đường làng là xương sống. Nhưng dù đi đến đâu, t ...