Danh mục

Kiến trúc thành cổ Avignon

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 667.05 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dưới cái nắng nhẹ của một ngày trời đẹp, thành phố cổ Avignon đẹp hơn nhiều trong hình dung của tôi trước khi về vùng thánh địa một thời mà nhiều đời giáo hoàng của đạo Thiên Chúa từng trú ngụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến trúc thành cổ Avignon Kiến trúc thành cổ AvignonDưới cái nắng nhẹ của một ngày trời đẹp, thành phố cổ Avignon đẹp hơn nhiềutrong hình dung của tôi trước khi về vùng thánh địa một thời mà nhiều đời giáohoàng của đạo Thiên Chúa từng trú ngụ.Vẻ đồ sộ, nguy nga, đan xen với những nét chạm trổ đầy tinh tế ở các toà kiến trúc củathành cổ Avignon chính là những thành tố lịch sử, như đang muốn đưa tôi ngược quá khứtrở về với thời gian từ hơn bảy thế kỷ trước.Kiến trúc Gothic trong trang trí chi tiết các thánh đường ở Agvinon.Cách đây hơn 700 năm, Avignon – toà thành cổ nằm ven dòng sông Rhone này là mộttrung tâm quyền lực, một thánh địa của Thiên Chúa giáo trên toàn thế giới bởi là nơi sốngvà làm việc, cai quản giáo hội của chín đời giáo hoàng trong gần một thế kỷ. Vẻ đẹp, sứchấp dẫn của những kiến trúc cổ được bảo tồn cho đến ngày nay, cùng những câu chuyệnlịch sử hình thành đầy thăng trầm đã khiến toà thành này được UNESCO công nhận là disản văn hoá thế giới từ 1995.Đường về AvignonThành cổ Avignon, thủ phủ của tỉnh Vaucluse vùng Provence, miền nam nước Pháp, cáchLyon gần một giờ tàu cao tốc TGV và cách Paris hơn 600 cây số. Rời nhà ga tàu cao tốcTGV chưa đầy 15 phút đi xe buýt công cộng, tôi đến được trạm dừng cuối là ga tàu điệnngay đối diện với thành cổ Avignon. Hành khách lục tục xuống xe, với những khách dulịch thật dễ nhận diện bởi trong tay ai cũng sẵn sàng với đủ thể loại máy ảnh. Thành cổAvignon với tường cao vút, ước chừng phải trên 5m, phủ một màu xám xịt trải dài thật bềthế, ở ngay đối diện ga tàu điện. Từ trạm xe buýt, mất vài bước sang bên kia đường, quacổng chính của tường thành, tôi đã đặt chân vào thành cổ Avignon và đang đứng trên conđường Cộng Hoà (Rue de la Republique) dẫn lối vào trung tâm thành cổ. Không cónhững ồn ào, xô bồ, xe cộ tấp nập, chỉ có con đường rợp bóng mát, với những quán nhỏgóc phố dễ thương là những cảm nhận đầu tiên khi đến với Avignon.Toà thành cổ với rất nhiều kiến trúc cổ đã qua hơn hai thế kỷ tồn tại, nhưng hầu hết đượcbảo tồn kỹ lưỡng theo thời gian, ngay từ những chi tiết điêu khắc, chạm trổ trên nền đáhoa cương vẫn còn nguyên vẹn. Có lẽ, ở một nơi xa với đô thành ánh sáng Paris, khônggian và thời gian như chậm lại, những xô bồ của một xã hội hiện đại khi tràn đếnAvignon phải nhường chỗ cho sự trầm mặc, uy nghiêm của các toà kiến trúc cổ. Dù nhansắc của các toà kiến trúc ấy còn nguyên vẹn hay đã phần nào bị tàn phá bởi thời gian,cũng đều là những nét chấm phá rất duyên dáng, điệu đà trong tổng thể kiến trúc củathành cổ Avignon. Một góc của nhà thờ thánh Didier với kiến trúc Gothic đặc trưng làmột ví dụ điển hình mà tôi gặp phải trong hành trình khám phá vẻ đẹp kiến trúc ở khuphố cổ.Cuối đường Cộng Hoà là toà thị chính, một biểu trưng cho bộ mặt quyền lực củaAvignon từ bao năm qua, sừng sững với tháp chuông cao vút cũng được thể hiện theokiến trúc Gothic, với các chi tiết trang trí trên nền đá thể hiện trình độ điêu khắc đạt đếncực đỉnh của các nghệ nhân xưa khi bắt tay xây dựng toà thành cổ này. Người xưa khixây dựng quy hoạch thành cổ quả thật rất tài tình và tinh tế, cả một quần thể kiến trúcxoay quanh toà nhà thị chính với nhà hát, khách sạn, khoảng trống nối liền các quần thểkiến trúc này là một quảng trường, là không gian thật tuyệt vời để những lữ khách như tôikhi mỏi gối, chồn chân với những bước đi trên nền đá cổ cần một chốn dừng chân thú vịđể chiêm ngưỡng thêm vẻ đẹp nguy nga các toà kiến trúc đẹp của thành phố.Cung điện Giáo hoàngTừ toà thị chính, đi tiếp về hướng bờ sông Rhone không xa, sẽ thấy ngay một lâu đài đồsộ, cao ngửa mặt án ngữ ở đường chân trời. Đó chính là trái tim Avignon, được gọi làcung điện Giáo hoàng, do vị giáo hoàng thứ ba của Avignon là Benedict 12 khởi côngxây dựng, các vị kế nhiệm sau đó nối tiếp việc xây cung điện đồ sộ này trong suốt 30năm từ 1334 – 1364 trong diện tích rộng đến 11.000m2.Bên cạnh cung điện Giáo hoàng có một đỉnh tháp trên đó có bức tượng đức nữ Maria mạvàng nổi bật trên nền trời xanh, đây chính là Vương cung thánh đường, được xây dựng từthế kỷ 12 theo lối kiến trúc La Mã, thể hiện sự bề thế và cũng là một kết nối hoàn hảo vớitổng thể kiến trúc của cung điện Giáo hoàng.Ngược dòng lịch sử, các kiến trúc trong toà thành vững chãi Avignon này gắn liền vớicâu chuyện về lịch sử giáo hội Công giáo theo những thăng trầm của các đời giáo hoàng.Avignon có bảy đời giáo hoàng cai quản giáo hội, bắt đầu từ Giáo hoàng Clement thứnăm năm 1305 đến Giáo hoàng Gregoire thứ 11 năm 1378. Kể từ năm 1378, giáo hộiCông giáo ở Roma có Giáo hoàng thứ sáu là Urban, sau đó do biến cố ly giáo, Agvinonbầu ra Giáo hoàng là Clemente thứ bảy, giáo hội lúc này có đến hai giáo hoàng, đưa đếncuộc ly giáo kéo dài 40 năm. Sau đức Clemente thứ bảy, Avignon còn một giáo hoàng kếvị nữa là đức Benedict 13, như vậy tổng cộng thành cổ Avignon từng có chín đời giáohoàng sống và làm việc trong đó.Len lỏi trong phố cổ Avignon, có cảm nhận rằng từng góc phố vắng vẻ, từng viên gạchlót đường, từng khối kiến trúc lại là một chuyện kể đầy thú vị về toà thành thời trung cổcủa các đời giáo hoàng. Phố cổ có nhiều nhà thờ hầu hết được xây dựng với kiến trúcGothic đặc trưng quen thuộc trong lối xây dựng các thánh đường thời trung cổ. Với cácnét chạm trên gỗ, đá, rất tỉ mỉ, công phu, thể hiện một tài nghệ điêu khắc đạt đến độ toànmỹ mà hầu hết các nghệ nhân của nghệ thuật trang trí trong kiến trúc Gothic đều là ngườiÝ. Tôi được biết thêm ở Agvinon, cung điện Giáo hoàng là kiến trúc Gothic đồ sộ nhấttrên thế giới, và các thánh đường trong thành cổ Agvinon như một nét chấm phá, gópphần tôn lên vẻ đẹp của những kiến trúc Gothic độc đáo bên dòng sông Rhone.Mỗi thánh đường cổ ở Avignon đều có điểm chung là kiến trúc Gothic, nhưng trong chitiết trang trí nội thất, mỗi thánh đường lại mang một nét đẹp khác biệt, dễ thấy từ các bứchoạ về đề tài Công giáo, về các vị thánh trong phúc âm, cả những hiện vật gắn liền vớ ...

Tài liệu được xem nhiều: