Kiến trúc xanh trên thế giới và Trung Quốc Trong những năm gần đây, trước thực tế đáng báo động của ảnh hưởng ngành công nghiệp xây dựng với môi trường sống, vấn đề sụt giảm nghiêm trọng các nguồn năng lượng,...dẫn đến nhu cầu cần tìm ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp xây dựng theo xu hướng phát triển bền vững. Các khái niệm như kiến trúc thích ứng khí hậu, kiến trúc phát triển bền vững, kiến trúc môi trường, kiến trúc sinh thái, kiến trúc có hiệu quả về năng lượng, kiến trúc xanh...xuất hiện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến trúc xanh cho nhà ở Việt Nam - Ứng dụng từ kinh nghiệm của Trung Quốc
Kiến trúc xanh cho nhà ở Việt Nam - Ứng dụng từ kinh nghiệm của Trung Quốc
I- Kiến trúc xanh trên thế giới và Trung Quốc
Trong những năm gần đây, trước thực tế đáng báo động của ảnh hưởng ngành công
nghiệp xây dựng với môi trường sống, vấn đề sụt giảm nghiêm trọng các nguồn năng
lượng,...dẫn đến nhu cầu cần tìm ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp xây dựng theo xu
hướng phát triển bền vững. Các khái niệm như kiến trúc thích ứng khí hậu, kiến trúc phát triển
bền vững, kiến trúc môi trường, kiến trúc sinh thái, kiến trúc có hiệu quả về năng lượng, kiến
trúc xanh...xuất hiện và trở thành các vấn đề được chú ý.
Tiến sĩ Matthias Krups, Chủ tịch tập đoàn thông tin xây dựng BCI và tạp chí kiến trúc
FuturArc cho rằng: “Đây là trách nhiệm của kiến trúc sư ngay từ khi bắt đầu bản vẽ. Phải cẩn
trọng giúp giảm chi phí cho công trình trong suốt vòng đời của nó, qua đó giảm ảnh hưởng đến
môi trường”.
Rất nhiều những nước đã phát triển đang tích cực đẩy mạnh phát triển kiến trúc năng
lượng thấp và kiến trúc không tiêu hao năng lượng, xây dựng nhiều dự án công trình mẫu, đạt
được thành quả đáng khích lệ.
Trung Quốc đã ban hành “Tiêu chuẩn đánh giá kiến trúc xanh”
Năm 2003, khi bắt đầu thực hiện kế hoạch thiết kế và xây dựng công trình Thế vận hội
Olympic 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã ban hành Hệ thống đánh giá công
trình xây dựng Olympic xanh (GOBAS – Green Olympic Building Assessment System) dùng để
chọn lựa và thẩm duyệt thiết kế các công trình Olympic 2008 tại Bắc Kinh, bao gồm cả khu nhà
ở, khách sạn phục vụ Olympic. Năm tiêu chí của công trình xây dựng xanh của Trung Quốc là:
Tiết kiệm đất và bảo vệ môi trường ngoài nhà.
Tiết kiệm năng lượng và tận dụng tài nguyên
Tiết kiệm nước và tận dụng tài nguyên nước
Tiết kiệm vật liệu và lợi dụng tài nguyên vật liệu.
Chất lượng môi trường nội thất
Khu dân cư Dục Phong. Anh Luân
Địa điểm: Thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.
Tổng diện tích kiến trúc: 16.3 vạn m2. Tỷ lệ cây xanh: 41.5%
Thời gian thiết kế: năm 2007. Thời gian hoàn thành hạng mục: năm 2010.
Hình 1: Tổng quan dự án
a) Chọn vị trí và bố cục địa điểm xây dựng dự án.
Lợi dụng địa hình sẵn có, phân bố theo hình thức lùi dần, hình thành bố cục cảnh quan
trung tâm bao quanh lớn. Quy hoạch sử dụng bố cục vòng quanh, tỷ lệ cây xanh lớn, kiến trúc
so le nhau theo hướng Nam Bắc. Bố cục như vậy có thể giữ lại một không gian trung tâm lớn,
đảm bảo mỗi hộ gia đình đều có điều kiện thông gió tự nhiên, ánh sáng mặt trời, cảnh quan tốt.
b) Bố cục cảnh quan ưu việt, thảm thực vật đa dạng phong phú.
Thiết kế quy hoạch cảnh quan sử dụng bố cục cảnh quan trung tâm hợp lý, đưa đến cho
cư dân môi trường sống tươi đẹp trong sạch với không gian đi bộ thoáng đãng, dễ chịu. Thảm
thực vật được phối hợp tỷ mỷ, lấy nhóm thực vật làm phương hướng chính, các loại cây phối
hợp lên tới hơn 65 chủng loại, được dùng tại điểm không gian công cộng, bao quanh nhà ở,
mái nhà kiến trúc ngầm, đường dốc, tầng nâng cao, tỷ lệ cây xanh lên đến 41.5%. Diện tích cây
xanh dựa vào yêu cầu sử dụng của mỗi nhóm nhà đều được thiết kế với diện tích cụ thể khác
nhau, tiện ích trong diện tích cây xanh đều được thiết kế phù hợp với chức năng vui chơi, tản
bộ, nghỉ ngơi.
Hình 5: Bố cục Cảnh quan.
c) Thi công và môi trường.
Trong quá trình thi công, căn cứ theo độ cao thiết kế cố gắng duy trì địa hình địa mạo
khu vực, giảm bớt khối lượng thi công công trình, tránh phá hoại cảnh quan môi trường sinh
thái vốn có, tránh phá hoại môi trường đất. Khu vực thi công đều tiến hành xử lý bảo vệ độ dốc
và gia cố địa chất. Tổ chức thoát nước mưa, nước sử dụng tại công trường, thông qua bể cát
lắng đưa đến mạng lưới nước mưa thành phố. Nước thải thông qua bể lọc đưa đến ống thoát
nước thải thành phố. Xây dựng những khu vực gia công vật liệu thống nhất, vị trí tránh xa khu
vực nhà ở và đường đô thị, đảm bảo không ô nhiễm và tiếng ồn thấp. Hiện trường thi công thiết
kế tường bao bằng gạch, độ cao 2.5m, đảm bảo thi công an toàn.
d)Ưu hoá môi trường tiếng ồn, gió và ánh sáng.
Trong phương án ưu hoá thiết kế kiến trúc xanh đã suy tính đến địa hình, địa thế, có
phương án thiết kế ưu hoá đối với môi trường tiếng ồn, ánh sáng và gió.
- Giả định môi trường gió:
Thông qua phân tích giả định môi trường gió bằng máy tính, điều chỉnh hướng và góc
độ của kiến trúc. Thông qua giả định môi trường gió, phân tích ưu hoá bố cục quy hoạch toàn
khu, phân tích không khí và tốc độ gió, kết hợp thiết kế cảnh quan môi trường, cây xanh và
thảm thực vật, tránh tạo thành và giảm thiểu những mảng gió cuốn diện tích lớn và những góc
chết. Tại những khu vực thích hợp tăng cường quản lý, vệ sinh, tránh bụi và tồn đọng rác thải.
Sắp xếp kiến trúc theo nguyên tắc hướng Nam nhỏ hướng Bắc lớn, hướng Nam thấp
hướng Bắc cao. Hướng kiến trúc chính phù hợp với gió chủ đạo mùa hè tại địa phương (hướng
Đông Nam), định hướng không khí xuyên qua, có được hiệu quả thông gió tự nhiên, có lợi cho
chất lượng không khí và thông gió tự nhiên trong nhà, tăng tốc toả nhiệt của kết cấu kiến trúc
bảo vệ ngoài, từ đó giảm thấp áp lực điều hoà. Kiến trúc mặt Đông Bắc trở thành đập ngăn gió
nhân tạo gió Đông Bắc, hướng gió chủ đạo mùa đông, lại vừa có thể chống sự thâm nhập của
gió Đông Bắc lạnh lẽo, thích ứng với sự thay đổi của khí hậu.
Kích thước diện tích thông gió của cửa sổ là mấu chốt trong việc quyết định tốc độ gió
trong nhà, mở rộng lỗ hút gió và lỗ thoát gió, đảm bảo tốc độ gió ổn định và trường lưu động
cân bằng trong nhà, nân cao độ dễ chịu của con người
- Khống chế tiếng ồn:
Tỷ lệ cây xanh khá cao, nguồn tiếng động xung quanh khu vực thấp, kiến trúc lùi vào
15m từ biên đường, trồng rất nhiều cây ...