Danh mục

Kinh doanh : 4 xu hướng M&A 2010

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 378.93 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục thận trọng, trong khi doanh nghiệp Việt sẽ thừa thắng xông lên trong các thương vụ mua cổ phần ở nước ngoài. Đó là 2 trong số 4 xu hướng chính trong hoạt động M&A năm 2010. Hai xu hướng còn lại là gì? Sau gần 3 tháng đầu năm, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) vẫn chưa có nhiều động tĩnh, chỉ có một số ít thương vụ được công bố. Tuy nhiên, thị trường M&A vẫn âm thầm chuyển động khi nhiều thương vụ đang còn trong giai đoạn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh doanh : 4 xu hướng M&A 2010 4 xu hướng M&A 2010 Nhà đầu tư ngoại tiếp tục thận trọng, trong khi doanh nghiệp Việt sẽ thừa thắng xông lên trong các thương vụ mua cổ phần ở nước ngoài. Đó là 2 trong số 4 xu hướng chính trong hoạt động M&A năm 2010. Hai xu hướng còn lại là gì? Sau gần 3 tháng đầu năm, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) vẫn chưa có nhiều động tĩnh, chỉ có một số ít thương vụ được công bố. Tuy nhiên, thị trường M&A vẫn âm thầm chuyển động khi nhiều thương vụ đang còn trong giai đoạn thương thảo, đàm phán. Có nhiều quan điểm khác nhau về tình hình M&A tại Việt Nam trong năm 2010. Chưa thể đánh giá được quan điểm nào đúng hoặc sai, song từ những kết quả của năm 2009, có thể nhận thấy M&A trong năm nay sẽ phát triển theo 4 xu hướng dưới đây. Khối ngoại thận trọng Năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài ít hào hứng trong việc mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam hơn so với trước đó, đặc biệt trong 3 lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khoán và đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết (private equity). Điều này là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các tổ chức tài chính lớn e ngại, không muốn tăng đầu tư. Năm 2009, trong lĩnh vực ngân hàng, hình thức M&A vẫn chỉ là tăng tỉ lệ sở hữu của ngân hàng nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam. Có 2 thương vụ đáng chú ý là BNP Paribas (Pháp) nâng tỉ lệ cổ phần tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB) từ 10% lên 15% và MayBank (Malaysia) tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại Ngân hàng An Bình từ 15% lên 20%. Lĩnh vực chứng khoán lại càng đìu hiu hơn. Trong giai đoạn thị trường khó khăn, nhiều công ty chứng khoán đã xin rút bớt nghiệp vụ kinh doanh. Không ít trong số đó muốn bán cổ phần hay kêu gọi đối tác nước ngoài đầu tư nhằm giải quyết bài toán tăng vốn, cũng như tăng cường năng lực. Tuy nhiên, điều này không dễ, đặc biệt đối với những công ty mới ra đời và nhỏ. Trong năm qua, chỉ có một vụ M&A trong lĩnh vực chứng khoán được ghi nhận. Đó là Công ty Woori Investment & Securities (Hàn Quốc) tăng tỉ lệ cổ phần nắm giữ tại Công ty Chứng khoán Biển Việt (CBV) từ 12,7% lên 49%, sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Woori CBV. Mảng đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết cũng khá ảm đạm. So với vài năm trước đó, năm 2009 chứng kiến sự giảm sút mạnh các khoả n đầu tư và xuất hiện các cuộc thoái đầu tư. Mekong Capital đã thoái đầu tư Tân Đại Hưng, Đức Thành… và quỹ ICV do Indochina Capital quản lý thoái đầu tư tất cả các danh mục của quỹ này. So với năm 2009, hoạt động M&A năm 2010 được nhiều chuyên gia dự báo có thể khả quan hơn ở mảng tài chính ngân hàng, nhưng vẫn tiếp tục yếu đối với nhóm công ty chứng khoán và vốn chủ sở hữu tư nhân. Ông Trần Phương Bình, Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á, cho rằng, M&A ngành ngân hàng năm nay sẽ có phần khởi sắc, vì theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đến năm 2010, các ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỉ đồng. Vì thế, các tổ chức tín dụng sẽ chịu sức ép bán cổ phần để tăng vốn và M&A là một giải pháp cho họ. Tuy nhiên, theo ông Bình, việc tìm đối tác ngoại vẫn rất khó đối với các ngân hàng Việt Nam. Còn trong mảng đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết, theo ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành VinaCapital và ông Dominic Scriven, Tổng Giám đốc Dragon Capital, các nhà quản lý quỹ hoạt động tại Việt Nam vẫn rất thận trọng. Họ cho rằng, trong tình hình kinh tế hiện nay, việc huy động thêm vốn cho các quỹ mới không dễ, nên các khoản đầu tư này sẽ được cân nhắc, chọn lọc kỹ lưỡng. Mảng chứng khoán cũng được dự báo sẽ không có đột phá. V ì phần lớn công ty chứng khoán của Việt Nam chỉ mới được thành lập trong những năm 2006-2007, còn khá non trẻ, nên không đủ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mua lại. Khối nội “tấn công” Theo thống kê của Avalue, một tổ chức chuyên về thẩm định giá và tư vấn M&A tại Việt Nam, các giao dịch trong đó doanh nghiệp Việt Nam mua doanh nghiệp Việt Nam chiếm 40% tổng số giao dịch năm 2009; doanh nghiệp Việt Nam mua doanh nghiệp nước ngoài chiếm 4,62%. Như vậy, trong lúc khối ngoại ngần ngại thì ở khối doanh nghiệp nội, năm qua đã ghi nhận những thương vụ công ty Việt Nam mua lại công ty nước ngoài đầu tiên. Tháng 7/2009, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển IDCC (100% vốn Việt Nam do BIDV và Công ty Phương Nam góp) đã ký hợp đồng mua lại Ngân hàng Đầu tư Thịnh Vượng PIB, một ngân hàng tư nhân của Campuchia và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC). Dù không thể dự báo chính xác số lượng các thương vụ M&A trong đó doanh nghiệp trong nước đóng vai trò người mua, nhưng năm 2010 xu hướng này hứa hẹn sẽ tiếp tục “nóng”. Ở nhóm doanh nghiệp nội mua doanh nghiệp nước ngoài, Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) được dự báo sẽ là ngôi sao trong năm nay. Viettel đang đàm phán mua lại 60% cổ phần (tương đương 300 triệu USD) của mạng di động Teletalk ở Bangladesh. Bên cạnh đó, Viettel cũng đang thương lượng mua lại 70% cổ phần (tương đương 59 triệu USD) của Công ty Viễn thông Teleco của Haiti (dự kiến hoàn tất vào tháng 4.2010). Có thể thấy chiến lược của Viettel là nhanh chóng nắm bắt cơ hội mua lại các công ty viễn thông nước ngoài với giá rẻ, trong lúc các công ty này gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế. Manh nha sáp nhập qua sàn Trong năm 2009 chỉ có 2 cuộc sáp nhập lớn trên sàn chứng khoán là Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 và 2; Công ty Cổ phần Mirae (KMR) và Công ty Cổ phần Mirae Fiber (KMF). Giá trị của thương vụ sáp nhập Xi măng Hà Tiên 1 và 2 ước tính là 133 triệu USD. Theo đó, Hà Tiên 2 sẽ chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích hợp pháp của mình cho pháp nhân được thành lập sau khi sáp nhập là Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên. Còn KMR và KMF là hai doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc, cùng sản xuất gia công, kinh doanh sản phẩm gòn, nguyên phụ liệu dệt may. Thị trường chính của KMR là TP.HCM và các tỉnh phía Nam, trong khi KMF niêm yết trên sàn Hà Nội và hoạt động chủ yếu ở miền Bắc, quy mô nhỏ hơn ...

Tài liệu được xem nhiều: