Thông tin tài liệu:
Một số mẹo vặt trong nghề quay .Mọi người phóng viên đều có những mẹo vặt riêng của mình trong nghề. Một số mẹo là về những cuộn băng, pin máy quay, đèn đóm hay là mic thu âm. Hầu hết họ đều có những mẹo mà chúng ta khó có thể thấy tường tận được. Đó là những kinh nghiệm của họ với những kỹ năng, kiến thức và khả năng trực giác mà chỉ nhờ có trui rèn qua nhiều thời gian trong nghề họ mới có được. Những kinh nghiệm quý báu này không đến nhanh được....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm của người quay phim
Kinh nghiệm của người quay phim
Một số mẹo vặt trong nghề quay .Mọi người phóng viên đều có
những mẹo vặt riêng của mình trong nghề. Một số mẹo là về
những cuộn băng, pin máy quay, đèn đóm hay là mic thu âm. Hầu
hết họ đều có những mẹo mà chúng ta khó có thể thấy tường tận
được. Đó là những kinh nghiệm của họ với những kỹ năng, kiến
thức và khả năng trực giác mà chỉ nhờ có trui rèn qua nhiều thời
gian trong nghề họ mới có được. Những kinh nghiệm quý báu này
không đến nhanh được. Phải trải qua nhiều lần thử nghiệm và mắc
lỗi sau đó họ sẽ rút tỉa ra những kinh nghiệm cho bản thân và thực
sự mà nói mỗi lần mắc lỗi chúng ta lại học được rất nhiều điều hay.
1.Cân bằng trắng: Cân bằng trắng không chỉ đơn thuần là đưa
máy quay của bạn vào một vật gì đó màu trắng và nhấn một cái
nút. Vị trí và góc độ của bề mặt màu trắng đó cũng rất quan trọng.
Nguồn sáng chính của bạn là cái gì, đến từ đâu? Từ bóng đèn bên
trên hay từ ánh sáng mặt trời ngoài cửa sổ? Hãy điều chỉnh vị trí
của việc cân bằng trắng của bạn theo những yếu tố đó. Một vài
thay đổi nhỏ về cách làm thế nào và nơi nào đựoc chọn cho việc
cân bằng trắng của bạn có thể hoàn toàn thay đổi giá trị của hình
ảnh bạn thu được.
2.Sử dụng chân máy: Một số người cho rằng máy quay không
nên zoom lia nếu nó không được đạt trên một chân máy ổn định. Ở
một thái cực khác nhiều người lại cảm thấy thoải mái khi sử dụng
camera cầm tay mà theo họ những hình ảnh di động là rất có ý
nghĩa. Có một thái cực trung gian hơn. Nếu bạn không có ý định di
chuyển camera (lia hay cho máy chạy) thì chẳng có lý do gì không
đặt máy quay của bạn lên trên một bệ đỡ ổn định (chân máy, bàn
hoặc sàn nhà)
3.Lắng nghe âm thanh tự nhiên: Truyền hình không chỉ là hình
ảnh mà còn là âm thanh. Theo dõi những âm thanh hấp dẫn của tự
nhiên và thông thường đó là những nơi mà ta có thể kiếm được
những hình ảnh tốt.
4.Kéo dài cảnh quay của bạn: Hãy chắc chắn là bạn sẽ kéo dài
cảnh quay đủ để sau này có thể biên tập lại chúng. Hãy đặt một
khuôn hình tốt và đếm đến 10 trước khi chuyển sang một cảnh
mới.
5.Đừng ghi hình những cảnh quay đơn thuần - Hãy ghi lại một
trường đoạn: Đừng nghĩ đến những hình ảnh đơn lẻ ngoại trừ
những hình ảnh cùng xảy ra một thời điểm. Hãy ghi hình một đọan
phim có Toàn cảnh, Trung cảnh và Cận cảnh. Hãy để mọi người đi
vào và đi ra trong khuôn hình. Hãy để cho mọi người không thể
nhận ra việc biên tập hình ảnh của bạn. Hãy để người xem cảm
nhận họ là một phần của những hành động đó.
6.Zoom bằng chân của bạn chứ không phải ống kính của bạn:
Mắt người không có chức năng zoom vậy nên máy quay của bạn
cũng không nên zoom. Hãy di chuyển máy quay đến gần vật thể
việc đứng từ xa zoom vào
thay cho nó.
7.Tránh sử dụng đèn máy quay bằng mọi giá: Ánh sáng tệ nhất
là thứ ánh sáng rọi cùng theo góc với máy quay của bạn. Nó làm
cho vật thể bị bẹt đi và làm cho vật thể của chúng ta sẽ bị quá sáng
không ăn nhập với background. Đơn giản là hãy di chuyển đèn tí
chút sang một phía và bạn sẽ nhận được những hiệu quả ngạc
nhiên. Tốt nhất là hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên bất cứ khi nào có
thể. Bạn không cần thiết phải sủ dụng tới ba đèn công suất lớn để
chỉ chiếu sáng một vật nhỏ.
Sắp đặt cuộc phỏng vấn của bạn: Bỏ ra chút thời gian để sắp xếp
nhân vật của bạn cho đúng môi trường hoàn cảnh. Đừng đặt họ
cạnh những bức tường. Hãy sắp xếp có tiền cảnh và hậu cảnh trong
cảnh quay của bạn để tạo ra chiều sâu cho khuôn hình. Sắp xếp các
chủ thể của bạn ở phía phải hoặc phía trái khuôn hình sao cho khi
chuyển cảnh những chủ thể này không nằm cùng một phía trên
màn hình.
8.Nắm được câu chuyện và lắng nghe cuộc phỏng vấn: Hãy nói
chuyện với người phóng viên để có thể biết hướng mà câu chuyện
sẽ đi theo. Hãy thoải mái góp ý nếu góp ý của bạn làm cho mọi
việc tốt hơn. Hãy lắng nghe vấn đề chính của cuộc phỏng vấn và
tìm ra những câu phát biểu mang tính mấu chốt của cuộc phỏng
vấn. Hãy chắc chắn là bạn đã có những hình ảnh để thể hiện nội
dung mà cuộc phỏng vấn bàn luận đến. Kiểm soát và chuẩn bị mọi
th ứ thật kỹ càng.
9.Đừng ngại ngần sáng tạo: Một phần của việc tôi yêu thích công
việc trở thành phóng viên truyền hình đó là việc tôi có thể làm cho
mọi người trên thế giới được thể hiện ở những góc độ mà họ chưa
bao giờ nghĩ đến hoặc được nhìn thấy trước đó. Một khi bạn đã có
được những cảnh quay an toàn rồi bạn có thể thử những góc quay
mới hay những cách di chuyển camera khác lạ
...