Danh mục

Kinh nghiệm của Singapore về cải thiện môi trường đầu tư thu hút FDI vào R&D

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.20 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ tìm hiểu kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư thu hút FDI vào R&D của Singapore, trong đó tập trung vào sử dụng chính sách tài chính và chính sách sở hữu trí tuệ trong thu hút FDI vào R&D.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm của Singapore về cải thiện môi trường đầu tư thu hút FDI vào R&D THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Kinh nghiệm của Singapore về cải thiện môi trường đầu tư thu hút FDI vào R&D Đoàn Vân Hà Ngày nhận: 26/09/2018 Ngày nhận bản sửa: 27/12/2018 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019 Singapore là một trong số ít các quốc gia thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao, đặc biệt là FDI vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, sự xuất hiện của các dự án đầu tư FDI trong lĩnh vực R&D được kỳ vọng nhằm đưa Việt Nam không chỉ trở thành một trung tâm gia công lớn trên thế giới, mà còn là nơi cho ra đời những phát minh khoa học mới. Vì vậy, việc học tập kinh nghiệm thu hút FDI trong lĩnh vực này của Singapore sẽ là bài học quý báu đối với Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh về “chất” trong thu hút FDI. Bài viết sẽ tìm hiểu kinh nghiệm cải thiện môi trương đầu tư thu hút FDI vào R&D của Singapore, trong đó tập trung vào sử dụng chính sách tài chính và chính sách sở hữu trí tuệ trong thu hút FDI vào R&D. Từ khoá: FDI, R&D, đổi mới sáng tạo, chính sách, Châu Á. 1. Giới thiệu iệc quốc tế hoá hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của các công ty đa quốc gia (MNCs) đã được đề cập đến trong một thập kỷ gần đây. Hoạt động R&D đã được dịch chuyển sang chi nhánh ở các nước khác chứ không chỉ tập trung ở tại trụ sở chính. Điều này là do sự phát triển và trỗi dậy © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X nhanh chóng của các quốc gia mới nổi, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc trong hệ thống đổi mới sáng tạo toàn cầu (Bruche, 2009; Kroll and Schiller, 2010); và kiến thức mới để thích ứng với sản phẩm và quy trình sản xuất tại các quốc gia khác nhau (Carlsson, 2006). Chính sách để có thể thu hút và phát huy hiệu quả của FDI vào R&D của các quốc gia bao gồm các nhóm chính sách về: (1) Cải thiện môi trường đầu tư R&D; (2) thúc đẩy 85 dòng vốn FDI vào R&D; (3) các chính sách để hấp thụ FDI vào R&D; (4) chính sách hấp thụ lợi ích của đầu tư FDI vào R&D ra bên ngoài (Guimon, 2011). Trong khi nhóm chính sách về hấp thụ FDI vào R&D trong nước và hấp thụ lợi ích của FDI vào R&D từ trong nước ra nước ngoài sẽ tập trung vào việc làm thế nào để quốc gia có thể hấp thụ hết lợi ích mà FDI vào R&D mang đến chuyển hoá thành lợi thế cạnh tranh của mình, thì nhóm Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ chính sách về cải thiện môi trường đầu tư R&D và thúc đẩy dòng vốn FDI vào R&D là bài toán làm thế nào để thu hút FDI chất lượng cao. Môi trường đầu tư cho R&D thuận lợi là điều kiện đầu tiên để có thể có thể thúc đẩy dòng vốn FDI vào R&D. Trong một thời gian dài, Việt Nam tập trung thu hút FDI, tuy nhiên môi trường đầu tư mới chỉ đáp ứng cho những ngành công nghệ thấp và dệt may gia công là chủ yếu và tỷ lệ FDI vào R&D của Việt Nam là rất nhỏ so với các ngành khác. Hiện nay, Việt Nam đang phải cạnh tranh với nhiều quốc gia như Thái Lan, Indonessia... để thu hút dòng FDI vào R&D. Vì vậy, bài viết tập trung vào nhóm chính sách cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI vào R&D qua việc tìm hiểu kinh nghiệm của Singapore, từ đó rút ra những bài học có thể áp dụng cho Việt Nam. 2. Các nhân tố tác động tới thu hút FDI vào R&D các quốc gia thông qua các cơ chế như liên kết ngược, liên kết chuyển tiếp, hiệu ứng cạnh tranh và ảnh hưởng đến hình thành vốn nhân lực (Berger và Diez, 2008; Popescu, 2014; Jinji Naoto và Xingyuan Zhang, 2013). MNCs toàn cầu hoá địa điểm hoạt động R&D của mình là bởi vì hiện nay họ chỉ được thị phần thông qua cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của mình. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giờ được định nghĩa là khả năng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và khác nhau, ảnh hưởng đến năng suất dài hạn và được chấp nhận là một nhân tố quan trọng cho hiệu quả tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Nói một cách khác, khả năng cạnh tranh không còn chỉ được xác định bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hay nguồn cung cấp các yếu tố sản xuất mà là R&D và đổi mới sáng tạo. Do cấu FDI mang lại nhiều lợi ích cho nước chủ nhà. Lợi ích của FDI đối với nền kinh tế chủ nhà vượt qua cả khả năng sản xuất và tăng cường xuất khẩu vì nó hiện thực hoá sự lan toả kiến thức thông qua tương tác giữa công ty đa quốc gia với toàn bộ hệ thống sản xuất của một quốc gia. MNCs thông qua FDI đã đẩy nhanh và tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ và tiếp cận các chiến lược quản lý và tiếp thị từ các nước phát triển tới quốc gia sở tại. Đặc biệt, dòng vốn FDI vào R&D có thể mang lại lợi ích đáng kể cho nước chủ nhà bằng cách nâng cao năng lực công nghệ và cho phép tiếp cận thị trường nước ngoài và tích hợp hơn vào các mạng đổi mới toàn cầu (Cantwell và Piscitello, 2001; Carlsson, 2006). Theo nhiều tác giả, FDI mang đổi mới sáng tạo tới Bảng 1. Các công cụ chính sách cải thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy FDI vào R&D Cải thiện môi trường đầu tư vào R&D Thúc đẩy FDI vào R&D Sự sẵn có lao động có tay nghề cao Tập trung vào R&D trong các hoạt động xúc tiến đầu tư FDI Chất lượng của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu, công viên Xúc tiến quốc tế về khả năng công nghệ và cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ khác công nghệ quốc gia Tài chính và các ưu đãi tài chính cho công ty R&D: tăng cường ưu đãi Các dịch vụ trước đầu tư so với các nước khác và tạo thuận lợi cho việc thực hiện trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ R&D Khuyến khích hợp tác cả trong Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và Các dịch vụ sau đầu tư xuyên biên giới Phát triển thị trường dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ then chốt: Chính phủ có thể khuyến khích các công ty nước ngoài tham gia vào R&D địa phương thông qua việc mua sắm công Chế độ quyền sở hữu trí tuệ rõ ràng và có thể thực thi Nguồn: J. Guimon, 2011 86 Số 200+201- Tháng 1&2. 2019 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ trúc năng động của cạnh tranh quốc tế, việc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: