Danh mục

Kinh nghiệm dân gian sơ cứu bỏng.

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.90 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi bị bỏng, cần nhanh chóng loại bỏ nguyên nhân như dập tắt lửa, cởi bỏ quần áo thấm nước hay dầu mỡ sôi, đưa bệnh nhân ra khỏi vùng gây bỏng... rồi tiến hành các biện pháp sơ cứu ban đầu. Bỏng là một trong những bệnh lý thường gặp trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Bỏng do nhiệt có thể là nhiệt khô như lửa, tia lửa điện, kim loại nung nóng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm dân gian sơ cứu bỏng.Kinh nghiệm dân gian sơ cứu bỏngKhi bị bỏng, cần nhanh chóng loại bỏ nguyên nhân như dập tắt lửa, cởi bỏquần áo thấm nước hay dầu mỡ sôi, đưa bệnh nhân ra khỏi vùng gây bỏng...rồi tiến hành các biện pháp sơ cứu ban đầu.Bỏng là một trong những bệnh lý thường gặp trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.Bỏng do nhiệt có thể là nhiệt khô như lửa, tia lửa điện, kim loại nung nóng... hoặclà nhiệt ướt như nước sôi, hơi nóng, thức ăn nóng... Khi bị bỏng, cần nhanh chóngloại bỏ nguyên nhân như dập tắt lửa, cởi bỏ quần áo thấm nước hay dầu mỡ sôi,đưa bệnh nhân ra khỏi vùng gây bỏng... rồi tiến hành các biện pháp sơ cứu banđầu. Nhanh nhất là ngâm vùng bị bỏng vào nước mát sau đó cuốn băng để khỏiphồng rộp và có thể sử dụng các kinh nghiệm dân gian sau đây:- Nếu vết bỏng chưa gây xuất hiện nốt phỏng, dùng bông hoặc gạc sạch tẩm nướcmuối loãng để nguội hoặc giấm thanh đắp vào vị trí tổn thương, người bệnh có thểcảm thấy rát xót nhưng chống được hiện tượng phồng da và giúp làm sạch vếtbỏng.- Gừng tươi và vôi tôi lượng bằng nhau, giã nát gừng rồi hòa với vôi tôi thành mộtthứ hồ loãng rồi bôi vào vết bỏng, tránh dùng ở gần mắt.- Cây chuối tươi rửa thật sạch, thái nhỏ rồi giã vắt lấy nước, tẩm bông đắp vào vịtrí tổn thương. Dùng chuối tây hay chuối tiêu đều được.- Lấy lá mướp non rửa thật sạch, giã nát đắp lên vết bỏng để hạ nhiệt và tránhphỏng da.- Thân cây chuối non 1 đoạn, bóc bỏ bẹ lấy lõi rồi vắt lấy nước bôi hoặc tẩm bôngđắp vào vết bỏng giúp tránh hình thành nốt phỏng và nếu có nốt phỏng thì sẽ làmđỡ rát và tạo điều kiện cho vết thương mau lành. Vết bỏng thường thấy đau rát, sưng đỏ.- Lá sống đời (lá thuốc bỏng) 3-4 cái rửa thật sạch, giã nát rồi đắp lên vết bỏng. Cóthể kết hợp với các loại lá như lá mướp non, lá khoai lang, lá mít non.- Lá trầu không hoặc lá xương sông lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nướcrồi bôi lên vết bỏng.- Lá cây khoai nước rửa sạch, giã nát đắp vào vết bỏng.- Mỡ rắn, mỡ trăn (nếu được mỡ trăn “mặt hổ” hay trăn đất là tốt nhất) hoặc mỡrùa hoặc mỡ cá mập đã rán thành dầu bôi nhiều lần lên vết bỏng.- Dùng mật ong hoặc dầu cá hoặc dầu vừng bôi vào vết bỏng.- Da con sứa ở biển rửa sạch, đắp lên vết bỏng.- Khoai tây lượng vừa đủ rửa sạch, luộc chín, bóc bỏ vỏ rồi nghiền nát, đắp vào vếtbỏng.- Đậu phụ 1 miếng nghiền nát, trộn với đường trắng lượng vừa đủ rồi đắp lên vếtbỏng, khi khô lại thay bằng miếng khác.Các bài thuốc trên đây chỉ dùng để sơ cứu ngay sau khi bị bỏng và đối với bỏng độI (bỏng nhẹ, đỏ rát ngoài da, không gây nốt phỏng), độ II (có nốt phỏng da nhưngdiện tích nhỏ ở vị trí thông thường, không dùng cho vùng nguy hiểm như mắt, tầngsinh môn). Trường hợp bỏng nặng và diện rộng sau khi sơ cứu ngâm nước mát chođỡ rát mà không nên bôi thứ gì và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh việngần nhất.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: