Thông tin tài liệu:
Từ khi nhiếp ảnh ra đời cho đến này thì vấn đề đo sáng khi chụp ảnh luôn là một đề tài nóng bỏng và hấp dẫn. Bởi vì nhiếp ảnh là vẽ bằng ánh sáng nên việc xác định đúng lượng sáng cần thiết cho nội dung thể hiện của một tấm ảnh là cực kỳ quan trọng. Sự khác biệt giữa nhiếp ảnh gia Pro và nghiệp dư cũng nằm tại ánh sáng trong ảnh. Kỹ thuật đo sáng đã không ngừng phát triển mà thiết bị chuyên dụng nổi tiếng nhất là các máy đo sáng cầm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm để đo sáng
Kinh nghiệm đo sáng
Từ khi nhiếp ảnh ra đời cho đến này thì vấn đề đo sáng khi chụp ảnh luôn là
một đề tài nóng bỏng và hấp dẫn. Bởi vì nhiếp ảnh là vẽ bằng ánh sáng nên
việc xác định đúng lượng sáng cần thiết cho nội dung thể hiện của một tấm
ảnh là cực kỳ quan trọng. Sự khác biệt giữa nhiếp ảnh gia Pro và nghiệp dư
cũng nằm tại ánh sáng trong ảnh. Kỹ thuật đo sáng đã không ngừng phát
triển mà thiết bị chuyên dụng nổi tiếng nhất là các máy đo sáng cầm tay -
Exposure Meter. Vào thoảng thập niên 70 của thế kỷ XX thì sự tiến bộ vượt
bậc của máy đo sáng lắp sắn trong máy ảnh đã thật sự tạo một bước ngoặt và
đưa các thiết bị đo sáng cầm tay trở thành công cụ riêng của Studio. Cùng
với thời gian, kinh nghiệm và tiến bộ của khoa học thì các máy ảnh SLR và
dSLR gần đây cho kết quả đo sáng chính xác và ổn định. Nhưng chưa bao
giờ máy móc có thể thay thế con người 100%. Chính bạn là người duy nhất
biết mình cần một lượng sáng bao nhiêu cho tấm ảnh sẽ chụp. Máy móc giúp
bạn biết được các thông số kỹ thuật về ánh sáng nhưng nó không thể nói với
bạn chính xác cặp thông số khẩu độ ống kính/tốc độ chụp ảnh cần thiết là
bao nhiêu? Để có thể đo sáng đúng, hay xác định chính xác, lượng ánh sáng
này ta cần biết những nguyên tắc căn bản sau đây:
1. Tập cách phát hiện ánh sáng đẹp: NTL muốn nói ngay với bạn rằng
không phải khi trời nắng to thì cũng đồng nghĩa với ánh sáng đẹp. Ánh sáng
đẹp thường rất phức tạp, có nhiều độ chuyển, tạo khối tốt...Bạn có thể gặp
ánh sáng đẹp khi trời nắng, lúc ngày mưa hay thậm chí trong một buổi chiều
đông ảm đạm. Hãy tập thói quen quan sát và phát hiện.
2. Tập cách diễn giải ánh sáng thực địa: với kinh nghiệm của riêng cá
nhân mình thì một cảnh với ánh nắng chan hòa lại thường rất khó thể hiện
ảnh đẹp và nghệ thuật như ý muốn. Trái lại một ngày trời nhiều mây lại có
cơ hội sáng tác tốt. Trước khi bấm máy bạn nên để vài phút tự phân tích
hướng sáng, bóng đổ, sự khác biệt của tương phản giữa các vùng...Nhiều khi
cùng một cảnh nhưng với ánh sáng khác nhau sẽ cho những kết quả rất khác
biệt. Chính điều kiện ánh sáng là yếu tố quyết định bố cục và kỹ thuật của
ảnh. Chụp ảnh cũng cần sự kiên nhẫn đợi đến khi có ánh sáng thích hợp.
3. Tập cách ước lượng ánh sáng: đây là một việc làm không dễ, có vẻ như
rất Pro, thế nhưng nếu bạn thật sự muốn đạt được thì chỉ cần luyện tập
thường xuyên. Đầu tiên bạn hãy lấy ISO 100 làm chuẩn rồi tập tự đưa ra cặp
khẩu độ/tốc độ, sau đó dùng máy ảnh xác định lại kết quả này. Khi bạn có
khả năng ước lượng đúng ánh sáng thì hoàn toàn có thể xác định chính xác
độ chênh sáng giữa các vùng và có giải pháp hợp lý.
4. Cần biết mình muốn thể hiện cái gì? Một nhiếp ảnh gia nổi tiếng người
Nhật đã nói: cách đơn giản nhất để xác định đúng lượng sáng cần thiết cho
tấm ảnh là biết được mình nhìn tấm ảnh đó sáng hay tối. Nếu lấy trị số
0 làm mốc cho kết quả đo sáng của máy thì khi ta tiến tới + 2,5 Ev ảnh sẽ
rất sáng, khi tiến tới -2,5 Ev thì ảnh sẽ rât tối. Đây cũng là nguyên tắc căn
bản để tiến hành hiệu chỉnh kết quả đo sáng.
5. Cần biết ưu/nhược điểm của thiết bị chụp ảnh mà mình đang sử
dụng. Không phải ai cũng biết rằng giữa phim âm bản và dương bản có hai
nguyên tắc đo sáng rất khác nhau: phim âm bản cần ưu tiên vùng ánh sáng
thấp, phim dương bản cần ưu tiên vùng ánh sáng cao. Bên cạnh đó bạn cũng
cần biết chính xác Latitude d'exposition (Exposure Latitude) của từng loại
phim. Xin bạn đừng nhầm lẫn khái niệm này với Gamme Dynamique
(Dynamic Range) nhé. Còn với kỹ thuật số hiện tại thì trừ chiếc máy Fuji S3
ra tất cả các dSLR đều tuân thủ nguyên tắc ưu tiên vùng ánh sáng cao.
Để có thể sử dụng hiệu quả các thiết bị đo sáng thì trước hết cần hiểu hoạt
động của chúng. Ta có thể phân ra thành 2 dòng máy đo sáng chính:
1. Exposure Meter, gồm có:
- Light Meter: dùng để đo ánh sáng liên tục
- Flash Meter: dùng để đo ánh sáng đèn flash trong studio
2. TTL Meter: là loại thiết bị gắn sẵn trong máy ảnh SLR, dSLR, MF...
Hai dòng thiết bị này hoạt động trên hai nguyên tắc khắc hẳn nhau.
Exposure Meter đo ánh sáng chiếu tới chủ thể. Để biết kết quả đo sáng
chính xác ta cần đặt Meter gần nhất với chủ thể đồng thời hướng chính xác
hình bán cầu mầu trắng của máy về phía ống kính. Góc định hướng này có
ảnh hưởng rất quan trọng tới kết quả đo sáng. Thông thường người ta tìm
cách sao cho trục của ống kính máy ảnh thẳng hàng với hình bán cầu trắng
này. Ưu điểm của Meter cầm tay là nó không chịu ảnh hưởng của mầu sắc
hay độ sẫm, nhạt của chủ thể. Nhưng trái lại không phải lúc nào ta cũng có
thể tới gần để đo sáng như trong trường hợp ảnh phong cảnh xa. Mẹo để giải
quyết trường hợp này là bạn giơ cao Meter hơn đầu và hướng hình bán cầu
trắng theo hướng xa máy ảnh nhất. Kết quả đo sáng của Meter chỉ chính xác
theo từng vùng và đây là một nhược điểm lớn.
Loại TTL Meter đo ánh sáng phản xạ từ vật thể qua ống kính máy ảnh. Cách
đo sáng này chính xác theo phươ ...