Danh mục

kinh nghiệm đọc sách với sinh viên

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.94 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chia sẻ kinh nghiệm đọc sách với sinh viên Đọc sách không chỉ để thỏa mãn cái ham muốn hiểu biết về vũ trụ và về cuộc sống, mà còn là cách để nuôi dưỡng sự ham muốn đó. Một câu hỏi được giải đáp sẽ mở ra hai câu hỏi mới cần được giải đáp và dắt tay ta đến những trang sách mới”, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ kinh nghiệm đọc sach với sinh viên. GS Châu chia sẻ, “Các sinh viên của nhà trường và các sinh viên trẻ Việt Nam nói chung nên đến thư...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
kinh nghiệm đọc sách với sinh viên Chia sẻ kinh nghiệm đọc sách với sinh viên Đọc sách không chỉ để thỏa mãn cái ham muốn hiểu biết về vũ trụ và về cuộc sống, mà còn là cách để nuôi dưỡng sự ham muốn đó. Một câu hỏi được giải đáp sẽ mở ra hai câu hỏi mới cần được giải đáp và dắt tay ta đến những trang sách mới”, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ kinh nghiệm đọc sach với sinh viên. GS Châu chia sẻ, “Các sinh viên của nhà trường và các sinh viên trẻ Việt Nam nói chung nên đến thư viện để học hỏi kiến thức. Đọc thông tin trên Internet qua máy tính rất thú vị, nhưng nó dễ làm bạn sao nhãng khỏi việc nghiên cứu của mình. Tôi nghĩ rằng rất ở một mức độ nào đó, nên tách khỏi máy vi tính và Internet để tránh bị sao nhãng và tập trung vào đề tài nghiên cứu của mình một cách tốt nhất”. “… Tôi có rất nhiều sách. Có sách đã đọc, có sách đã đọc vài lần, có sách đọc một nửa, còn có quyển mới chỉ đọc vài trang. Nhưng mất quyển sách nào là tôi biết ngay. Và tôi rất ghét các bạn mược sách mà quên trả, trong khi bản thân tôi thì cũng đôi khi giả quên. Những quyển sách cũ hình thù xộc xệch vì thời gian là những quyển mà tôi cảm thấy gắn bó nhất. Quyển này từng vác sang Ấn Độ vào mùa mưa, trang giấy hút ẩm đến quăn queo, không bao giờ tìm lại được hình hài ban đầu. Quyển này vì để cả tháng trên bàn làm việc ở trên tầng bốn tràn đầy ánh nắng trong ngôi nhà của bố mẹ tôi ở Hà Nội, nên bìa đã phai màu. Nhìn những quyển sách úa đi đi với thời gian cũng thân thương như xem cha mẹ, người thân, bạn bè mỗi ngày một già. Sách là người bạn đặc biệt, lúc nào cũng sẵn sàng mở lòng với người đọc, lúc nào bạn cũng đợi ta ở trên kệ sách. Tôi không bao giờ viết hoặc bôi xanh bôi đỏ lên trang sách. Cũng như không bao giờ làm xấu bạn bè của mình. Cuộc sống của mỗi người bị hạn chế trong không gian và trong thời gian. Mỗi người chỉ có thể sống một cuộc sống, tại mỗi thời điểm chỉ có thể có một vị trí. Đọc sách không chỉ để thỏa mãn cái ham muốn hiểu biết về vũ trụ và về cuộc sống, mà còn là cách để nuôi dưỡng sự ham muốn đó. Một câu hỏi được giải đáp sẽ mở ra hai câu hỏi mới cần được giải đáp và dắt tay ta đến những trang sách mới. Trang sách chính là cửa sổ mở sang những cuộc đời khác, những thế giới khác. Và cũng là chỗ để ánh sáng mặt trời dọi vào cuộc đời mình. Mặc dù không phải cái gì mình cũng tìm được trong sách, vì cuộc sống luôn rộng lớn hơn sách vở. Có thứ sách không dạy được ta, vì nếu chưa được cuộc đời cho ăn đòn thì ta chưa hiểu. Cũng có những chuyện nói ra thành lời thì dễ hơn viết. Nhưng ngược lại ta có thể học bằng đọc sách nhiều hơn người ta tưởng. Lợi thế lớn nhất của sách là tính ổn định trong thời gian. Ngày nay, sách báo không thiếu nhưng vấn đề là làm thế nào để đọc được những thứ cần đọc. Tôi cho rằng đó chính là vai trò của môi trường khoa học, nơi cung cấp cho ta hướng đi đúng đắn. Có một cách hay để rút ngắn thời gian là hỏi những người đi trước, họ sẽ biết rất rõ sách nào nên và không nên đọc. Nhưng không phải có sách trong tay rồi thì đọc ngấu nghiến là sẽ có thể hiểu hết. Nếu chưa đặt ra câu hỏi, mình vẫn chưa thể tiếp cận được vấn đề. Tôi đã học được một điều là nếu có gì khúc mắc thì phải diễn đạt ra được bằng một câu hỏi rành mạch. Khi có câu hỏi tốt rồi thì vấn đề đã được giải quyết đến 50%. Nhìn chung, đơn thương độc mã tự giải quyết vấn đề sẽ thất bại nhưng ít ra, sau thất bại ấy, ta cũng đã có được những khúc mắc về vấn đề đang tìm hiểu. Thế nên, đầu tiên là phải khoanh vùng những gì cần học, cần đọc. Khi tìm được câu hỏi rồi thì quay lại vấn đề sẽ vỡ ra nhiều điều”. GS Châu chia sẻ, các sinh viên của nhà trường và các sinh viên trẻ Việt Nam nói chung nên đến thư viện để học hỏi kiến thức. Đọc thông tin trên Internet qua máy tính rất thú vị, nhưng nó dễ làm bạn sao nhãng khỏi việc nghiên cứu của mình. Tôi nghĩ rằng rất ở một mức độ nào đó, nên tách khỏi máy vi tính và Internet để tránh bị sao nhãng và tập trung vào đề tài nghiên cứu của mình một cách tốt nhất. ...

Tài liệu được xem nhiều: