Danh mục

Kinh nghiệm gia nhập và thực hiện các công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Cộng hòa Liên bang Đức

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.96 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Về kinh nghiệm gia nhập Hội nghị La Hay Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (HCCH) là một thiết chế được hình thành từ năm 1893, theo sáng kiến của nhà luật học T.M.C. Asser (người đã được trao giải Nô-ben vì hoà bình năm 1911). Năm 1955, Hội nghị La Hay chính thức trở thành một tổ chức quốc tế liên Chính phủ, trên cơ sở Hiến chương của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, có hiệu lực ngày 15/7/1955. Hiện nay, thành viên của tổ chức này gồm 72 thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm gia nhập và thực hiện các công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Cộng hòa Liên bang Đức Kinh nghiệm gia nhập và thực hiện các công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Cộng hòa Liên bang Đức 1. Về kinh nghiệm gia nhập Hội nghị La Hay Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (HCCH) là một thiết chế được hình thành từ năm 1893, theo sáng kiến của nhà luật học T.M.C. Asser (người đã được trao giải Nô-ben vì hoà bình năm 1911). Năm 1955, Hội nghị La Hay chính thức trở thành một tổ chức quốc tế liên Chính phủ, trên cơ sở Hiến chương của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, có hiệu lực ngày 15/7/1955. Hiện nay, thành viên của tổ chức này gồm 72 thành viên đại diện cho mọi châu lục. Một điều đáng chú ý là kể từ năm 2000, số lượng thành viên tham gia Hội nghị đã tăng lên gần gấp đôi. Chỉ tính riêng khu vực Châu Á, số lượng các quốc gia trở thành thành viên của Hội nghị đã lên tới 24 quốc gia. Một số nước ASEAN đã trở thành thành viên của Hội nghị như Phi-líp-pin, Ma-lai-xia hoặc đang có xu hướng gia nhập Hội nghị như Thái Lan. Hội nghị được đặt tại La Hay/Den Haag, Hà Lan, hiện có 72 thành viên (71 quốc gia thành viên và 1 thành viên là Liên minh Châu Âu). Bên cạnh đó, một số quốc gia chưa gia nhập Hội nghị, nhưng có gia nhập một số Công ước thuộc khuôn khổ của Hội nghị (trong đó có Việt Nam tuy chưa gia nhập Hội nghị nhưng đã là thành viên của Công ước La Hay ngày 29/5/1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế). Đức gia nhập Hội nghị La Hay năm 1955. Trước khi gia nhập Hội nghị, Bộ Tư pháp Liên bang Đức là cơ quan chủ trì đề xuất gia nhập Hội nghị La Hay, đã phối hợp chặc chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao trong việc xây dựng đề xuất gia nhập. Theo kinh nghiệm của Bộ Tư pháp Đức, để thực hiện tốt nhiệm vụ chủ trì đề xuất gia nhập Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế cần: a. Phải có sự đồng thuận của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao; b. Thảo luận về thành phần tham dự Hội nghị, trong đó phải có đại diện Bộ Tư pháp, Đại sứ quán Đức tại Amsterdam; c. Tuyên truyền về lợi ích của việc gia nhập HCCH cho các bộ, ngành. Sau khi gia nhập Hội nghị, bên cạnh các quyền lợi được hưởng, các quốc gia thành viên còn đối mặt với các thách thức như: (1) Cần góp sức thường xuyên với Hội nghị bằng cách gửi chuyên viên tham gia Hội nghị, tham gia xây dựng, soạn thảo, sửa đổi bổ sung các công ước. Nhằm nâng cao năng lực tham gia Hội nghị của các thành viên, Hội nghị La Hay cũng cho phép quốc gia thành viên cử cán bộ đến thực tập tại văn phòng Hội nghị tại La Hay, đây là cơ hội tốt để tạo lập quan hệ với đội ngũ chuyên gia, các nước. Tuy nhiên, người được cử đến phải có trình độ ngoại ngữ tốt; (2) Các quốc gia thành viên của Hội nghị phải cố gắng để phê chuẩn các Hiệp định, (3) Ngôn ngữ chính thức của Hội nghị là tiếng Anh, tiếng Pháp nên nhiều quốc gia không sử dụng hai thứ tiếng này gặp khó khăn khi tham gia. Hiện nay, tại Châu Á có xu thế gia nhập HCCH cũng như những Công ước của HCCH. Đồng thời, khi xây dựng Luật Tư pháp quốc tế, các quốc gia Châu Á bao gồm cả các quốc gia đã là thành viên và chưa là thành viên Hội nghị thường tham khảo các quy định của các Công ước La Hay. Ví dụ: a. Hàn Quốc: Là thành viên Hội nghị La Hay từ năm 1997, đã ban hành Luật Tư pháp quốc tế mà nội dung của luật này dựa vào nhiều nội dung của các Công ước La Hay. Trong những năm gần đây, Hàn Quốc tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động của HCCH; b. Nhật Bản: Tham gia Hội nghị La Hay từ năm 1957, đã ban hành Luật Tư pháp quốc tế năm 2007, Nhật Bản đã gia nhập 6 Công ước của HCCH; c. Trung Quốc: Là thành viên Hội nghị La Hay từ năm 1987, đã ban hành Luật Tư pháp quốc tế năm 2010; d. Đài Loan: Ban hành Luật Tư pháp quốc tế năm 2010. 2. Kinh nghiệm gia nhập và thực hiện các Công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế Việc gia nhập các Công ước của Hội nghị La Hay tạo điều kiện thuận lợi cho các nước không phải đàm phán, ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương về cùng một vấn đề. Bên cạnh đó, các chuyên gia Đức cũng cho biết hiện xuất hiện sự cạnh tranh giữa các hệ thống pháp luật với các Công ước. Một ví dụ điển hình là Liên minh Châu Âu (EU), mặc dù là thành viên Hội nghị La Hay nhưng đang cố gắng xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất và trên thực tế, nhiều quy định pháp luật riêng của EU có giá trị áp dụng hơn các quy định của các Công ước. Dù vậy, các Công ước La Hay hiện vẫn là sự lựa chọn tốt cho các nước mong muốn gia nhập. Đức khuyến khích các nước gia nhập các Công ước La Hay vì sự tiến bộ trong các quy định của các văn bản này. Thực tế, Đức hiện tham gia vào nhiều Công ước của Hội nghị, trong đó có một số Công ước liên quan trực tiếp đến tương trợ tư pháp được đề cập đến là Công ước về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại và Công ước về thu thập chứng cứ trong lĩnh vực dân sự và thương mại, Công ước miễn hợp pháp hóa các loại giấy tờ công vụ của nước ngoài. Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại là công ước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bị đơn. Tại cả 16 bang của Đức đều có cơ quan đầu mối thực hiện việc tống đạt giấy tờ, Sở Tư pháp Liên bang là cơ quan đầu mối thực hiện việc tống đạt giấy tờ ở trung ương. Bộ Tư pháp Liên bang chỉ giải quyết những vụ việc tống đạt giấy tờ liên quan đến Chính phủ, cơ quan nhà nước liên bang và những vụ việc có giá trị kinh tế lớn. Việc thực hiện Công ước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực tốt, nhân viên thực hiện có chuyên môn, các mối quan hệ tốt. Do đó, cần duy trì đội ngũ cán bộ làm việc lâu dài, ổn định, tránh thay đổi vị trí công tác. Bên cạnh đó, pháp luật quốc gia của Đức quy định rõ ràng trách nhiệm của mỗi cơ quan địa phương đối với những nhóm vụ việc cụ thể. Hiện mỗi năm Cộng hòa Liên bang Đức xử lý khoảng 40.000 vụ việc về tống đạt giấy tờ. Các quốc gia ở Châu Âu là thành viên của HCCH có xây dựng một hiệp đ ...

Tài liệu được xem nhiều: