Danh mục

KINH NGHIỆM GIÚP HỌC VIÊN CAO HỌC TIẾP CẬN VĂN BẢN NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.68 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Easy Notes là giải pháp quản lý thông tin nội bộ dành cho các tổ chức và doanh nghiệp. Thông qua việc hỗ trợ thu thập, tổ chức lưu trữ và chia sẻ thông minh các bộ sưu tập thông tin, Easy Notes hỗ trợ đắc lực trong việc phối hợp làm việc nhóm, quản lý công việc, quản lý quan hệ khách hàng. Easy Notes được thiết kế đặc biệt theo phương thức điều khiển hướng sự kiện (event driven), giúp cho quá trình sử dụng tự nhiên, dễ dàng. Tích hợp nhiều phân hệ Easy Notes tối...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH NGHIỆM GIÚP HỌC VIÊN CAO HỌC TIẾP CẬN VĂN BẢN NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH KINH NGHIỆM GIÚP HỌC VIÊN CAO HỌC TIẾP CẬN VĂN BẢN NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH Châu Kim Lang Khoa Sư phạm kỹ thuật Trong quá trình học tập và nhất là khâu nghiên cứu tìm tài liệu, sinh viên phải tham khảo tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài. Tham khảo tài liệu trên mạng Internet không còn xa lạ đối với sinh viên. Tuy nhiên một trở lực lớn gần như bức tường ngăn cách việc tham khảo tài liệu, đó là ngoại ngữ. Nhiều học viên cao học còn lúng túng khi tham khảo tài liệu ngoại văn mặc dù đầu vào ở trình độ B ngoại ngữ. Nhiều học viên nêu thắc mắc rất thiết thực là làm sao tiếp cận văn bản chuyên ngành tiếng nước ngoài được dễ dàng. Trong chương trình đại học hiện nay đều có môn ngoại ngữ chuyên ngành. Thế sao sinh viên còn lúng túng với tài liệu ngoại ngữ ? Có nhiều nguyên nhân, có thể là do phương pháp dạy và học ngoại ngữ chưa đạt trọng tâm chăng ? Kết quả khảo sát khả năng tiếng Anh trên 50 sinh viên năm 1 của ĐHQG TPHCM do Hội đồng Anh và ĐH Cambridge tiến hành cho thấy 100% sinh viên không đủ khả năng đọc hiểu tiếng Anh ở trình độ sơ cấp A theo tiêu chuẩn chung châu Âu (CEF). Sinh viên cũng chưa quen trả lời các câu hỏi liên quan đến cá nhân, mang tính sáng tạo nhưng lại rất thông thạo khi trả lời những câu hỏi được học thuộc từ trước [1]. Cách đây hơn 20 năm, trong bài “Về một phương pháp dạy ngoại ngữ” mở đầu rất hấp dẫn : “Chỉ cần qua một lớp, với 60 tiết học, có thể đọc được những tài liệu viết bằng tiếng Anh, theo một chuyên môn nhất định; điều đó không còn là một mong ước, mà đã thành hiện thực.” . Bài báo giải thích khái niệm tri giác văn bản : “.. những người không có điều kiện giao dịch bằng ngọai ngữ mà chỉ tiếp xúc với các văn bản thì tri giác văn bản, tức là đọc được văn bản, là mục tiêu quan trọng nhất. Đọc được văn bản nói ở đây có nghĩa là phải hiểu được nội dung những văn bản đó và biết chuyển dịch một chiều từ ngọai ngữ sang tiếng mẹ đẻ.” [2] Người tự học làm sao tiếp cận văn bản chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài? Đây là một vấn đề cốt lỏi đối với những người tự học, không có điều kiện đến trường theo các khóa học như sinh viên thuần tuý. Bài viết này giới thiệu cách tiếp cận văn bản tiếng nước ngoài trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định, qua các bước: chuyển mục đích thành mục tiêu cụ thể, sau đó xác 1 định đặc trưng của loại ngôn ngữ văn bản và trình độ thật của bản thân về ngôn ngữ muốn tiếp cận. Chuyển mục đích thành mục tiêu cụ thể Muốn giỏi tiếng Anh, mục đích đặt ra chưa rõ ràng. Giỏi tiếng Anh về mặt nào? (nghe, nói, đọc, viết), trong lĩnh vực gì? (kinh doanh, văn học, chính trị…). Nên dùng mô hình SMART để chuyển mục đích ra mục tiêu cụ thể. Mô hình SMART gồm 5 tiêu chí: S (Specific): Đặc trưng M (Measurable): Đo lường được A (Agreed): Đạt được đồng ý R (Realistic): Thực tế T (Time): Thời gian [3]. Khái niệm SMART được sử dụng trong truyền thông để có sự chia sẻ thông tin trong giao tiếp giữa đôi bên. Khái niệm này được dùng trong đào tạo : A (Achievable): Có thể đạt được R (Relevant): Thích đáng, có liên quan [4] SMART còn được triển khai theo hướng tự học (do D.B. Yout và L. Lipsett đề xuất năm 1989) gồm các thành phần: SM (Self-managed): Tự quản A (Awareness): Ý thức R (Responsability): Trách nhiệm T (Technical competence): Năng lực thực hiện trong kỹ thuật [5]. Yếu tố S (Đặc trưng) phải xác định thật cụ thể. Văn bản thuộc lĩnh vực hẹp, càng giới hạn càng rõ nét đặc trưng. Văn bản trong lĩnh vực giáo dục cũng còn quá rộng, chưa đặc trưng, phải giới hạn hẹp nữa, thí dụ: lý thuyết học tập (một môn học trong chương trình cao học ngành giáo dục học của Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM). Yếu tố M (Đo lường được): có khoảng bao nhiêu thuật ngữ về lý thuyết học tập? Muốn xác định số lượng phải dựa vào tài liệu chính xác: bản Index có khoảng 500 thuật ngữ [6]. Mỗi tác giả lý thuyết học tập có một số thuật ngữ đặc trưng, chẳng hạn lý thuyết học tập của B.F. Skinner có 48 thuật ngữ [6, trang 119-122]. Hiện nay có trên 50 lý thuyết học tập đa số thuộc trường phái thuyết cấu trúc (Constructivism) [7]. 2 Yếu tố A (Achievable) và R (Relevant) có liên quan chặt chẽ với phương tiện, tức là tài liệu học tập và nhất là từ điển chuyên ngành. Hiện nay nhiều ngành khoa học kỹ thuật đã có khá nhiều lọai từ điển này. Trong lĩnh vực giáo dục, từ điển chuyên ngành rất hiếm ở nước ta. Người tự học phải gia công tích lũy lần lần. Bền chí thì sẽ thành công. Yếu ...

Tài liệu được xem nhiều: