Thông tin tài liệu:
Bạn đã gặp những trường hợp khó xử như thế nào trong quá trình nói chuyện với trẻ ? Bạn đã giải quyết được hay không giải quyết được ? 2.Điều gì bạn thấy khó nhất khi bắt đầu nói chuyện với trẻ ? 3.Điều gì liên quan tới trẻ mà bạn thấy khó hỏi trẻ nhất
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm hoạt động ở nhóm lang thang
Kinh nghiệm hoạt
động ở nhóm lang
thang
Bạn đã gặp những trường hợp khó xử như thế nào trong quá trình
nói chuyện với trẻ ?
Bạn đã giải quyết được hay không giải quyết được ?
2.Điều gì bạn thấy khó nhất khi bắt đầu nói chuyện với trẻ ?
3.Điều gì liên quan tới trẻ mà bạn thấy khó hỏi trẻ nhất .?
4.Vấn đề gì bạn thấy trẻ cởi mở với mình nhất ? và những vấn đề gì mà
trẻ không muốn nói tới nhiều nhất ?
5. Khi tiếp xúc bạn thấy thái độ của trẻ như thế nào với mình ?
6.Bạn thấy khả năng của mình tiếp xúc với trẻ như thế là được chưa ?
Nếu chưa được thì bạn mong muốn mình sẽ có thêm những kiến thức về
những vấn đề gì ( giới tính , giáo dục .....) ?
7.Bạn có thể tự đánh giá cho mình thời gian đi tiếp xúc như vậy đã hợp
lý chưa ?
8.Bạn có yêu cầu gì với nhóm của mình hoạt động ,hay với toàn nhóm
lang thang ?
...... Trên đây chỉ là những câu hỏi gợi ý của mình để lang thang có thể
căn cứ vào đó để trả lời ,để từ đó thấy được những khó khăn mình gặp
phải . Ngoài ra nếu bạn có khó khăn gì liên quan tới trẻ thì hãy cùng
trao đổi nhé .
Những người hoạt động lâu năm trong nhóm , những ai có sự quan
tâm cũng như kinh nghiệm với trẻ lang thang hãy cùng thảo luận nhé
!
Tâm lí trẻ lang thang -tớ có đóng góp một chút
Sự đổ vỡ,tổn thương về tinh thần và tình cảm là điều khó tránh khỏi đối
với những trẻ lang thang bước ra đi từ một ra đình không hạnh phúc hay
một sự xâm phạm nặng nề nào đó về tinh thần hay thân thể-Đó là một
thực trạng nhức nhối của trẻ lang thang mà chúng ta đang phải đối mặt.
Có những đứa trẻ lang thang trong suốt những năm lăn lộn mưu sinh vẫn
mang trong mình những nỗi oán hận không dứt với những kẻ đã làm tổn
thương đến mình.Có những trẻ trở nên thờ ơ,lãng quên cuộc sống và để
chứng tỏ việc bị bỏ rơi chỉ làm mình được tự do hơn không ít những em
trai tuổi từ 12-16 đã lao vào tệ nạn một cách không hề kiểm soát hành
động của bản thân.Thực ra đó là một hình thức trốn chạy thực tế-các em
vẫn chưa đủ bản lĩnh tự tin để đối mặt với cú sốc:mình đã mất gia
đình.Và sa ngã là điều khó tránh khỏi.
Nhiều đứa trẻ lang thang-chúng tìm đến với nhau tạo thành một hộitệ
nạn trong tâm trạng đều bị tổn thương .Chỉ có chúng mới hiểu nỗi đau
đớn trong lòng chúng bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng trào sôi một cách
mạnh mẽ không lối thoát-Chúng tìm cách lãng quên,cách đối mặt nỗi
đau bằng khói thuốc và lang bạt một cách ngông cuồng(mọi người ơi-có
hướng nào tiếp cận với trẻ này để giúp họ không?)Tình trạng này cứ kéo
dài triền miên khiến không ít người trong xã hội nghĩ rằng các em đã
mất đi bản tính con người nhưng chúng ta không nghĩ thế-Khi đi sâu vào
tâm hồn các em chúng ta hiểu:các em cũng có những ước mơ giản dị
như bao người,nhưng em có những phần tâm hồn bị tổn thương và cả
những phần tâm hồn rất con người.Bạn có thể cảm nhận điều đó nếu như
bạn trở thành bạn thân của một trẻ lang thang đặc biệtnaof đó-giờ đây
chuyên móc túi trấn lột, nghiện hút...với cả tuổi thơ đã lang thang đánh
dầy với tâm hồn luôn đau nhói!!!!!!!!!!! Làm thế nào để hiểu tâm lý
của trẻ lang thang
Đó là những bức xúc của không ít những thành viên của lang thang khi
họ mới bắt đầu tiếp xúc trẻ-Đôi khi họ cảm thấy chán nản vì cảm thấy
bất lực vì không làm thế nào để hiểu tâm lí trẻ để giúp các em được
nhiều hơn, để có thể đi sâu vào tâm hồn và hòa nhập với các em như các
thành viên cũ của lang thang vẫn nói:đó là cách chúng ta đã giúp các em
một phần nào rồi.
. Theo lí thuyết thì phương pháp nghiên cứu tâm lí bao gồm:quan
sat,thực nghiệm,đàm thoại, điều tra. nghiên cứu sản phẩm hoạt
động,phân tích tiểu sử.....
Riêng về vấn đề tâm lí trẻ lang thang -nếu là một thành viên của lang
thang bạn đủ hiểu chúng ta không thể áp đặt một cách máy móc lí thuyết
đó.Nhưng bạn thử kiểm nghiệm lại xem-bản chất của phương pháp
không hề thay đổi-chỉ có điều để thành công chúng ta phải biết áp dụng
lí thuyết một cách khéo léo dựa trên cơ sở của sự cảm thông,chia sẻ và
tình yêu thương.
Nhưng với trẻ lang thang chúng ta phải có những cách thức riêng?Cách
thức này sẽ có hiệu quả nếu như bạn đã hiểu rõ mục đích của lang thang
là gì-ý nghĩa của lang thang với bạn là gì? Thứ nhất,Quan sát là loại tri
giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của đối tượng qua những
biểu hiện như hành động cử chỉ,cách nói năng... Với trẻ lang thang-có
thể nói phương pháp quan sát là một hình thức chúng ta vẫn thường
xuyên làm đó là cảm nhận.Khi bạn tiếp xúc trẻ lang thang,qua những
hành động cử chỉ, cách nói năng của trẻ bạn sẽ cảm nhận được đối tượng
trẻ của chúng ta thuộc đối tượng trẻ nào,làm nghề gì và một chút nào đó
nhận ra trong tâm hồn chúng đang ẩn chứa vết thương nào không?
Vậy quan sát lúc này được hiểu là cảm nhận đúng không? Thứ
hai,.Trong quá trình tiếp xúc trẻ chúng ta có thể chủ động gây ra biểu
hiện và diễn biễn tâm lí của trẻ bằnh cách lôi kéo một cách khéo léo trẻ
vào câu chuyện của mình và khiu bạn thành công nghĩa là lúc trẻ tự bộc
bạch bản thân một cách thoải mái,khơi ...