Thông tin tài liệu:
Bài viết này giúp bạn có vài lời khuyên về việc học, đọc, viết bằng tiếng anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm học và đọc hiệu quả
Kinh nghiệm học và
đọc
Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc
học, đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế
việc áp dụng những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy
nhất ngoài Việt Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các
bạn. Những gì tôi viết ra tôi đã từng nói hay nghĩ những lúc “trà đá, kẹo lạc” với các
bạn ở Thư Viện Quốc Gia Hà Nội. Tôi tổng kết lại ở đây để các bạn đọc và chúc các
bạn gặp nhiều may mắn trong con đường học tập của mình.
Khi ở Hà Nội, tôi thường lên Thư viện Quốc gia ở Tràng Thi để làm việc. Nói là để làm việc
cho oai, nhưng thực ra là còn nhiều lý do khác nữa. Một trong những lý do đấy là để nói
chuyện với các bạn khác lên học ở thư viện. Từ thời tôi còn đi học đại học đến nay cũng
được vài năm rồi nên so với các bạn sinh viên vẫn lên thư viện để học hành chuẩn bị cho thi
cử tôi bây giờ là thế hệ anh lớn. Anh lớn mà lại có chút thành đạt thì hay được các em hỏi han
về kinh nghiệm học hành thi cử. Cả kinh nghiệm và thành đạt của tôi, như nhiều người quen
tôi đều biết, gắn liến với việc thành công trong việc học tiếng Anh rồi sử dụng tiếng Anh để
đạt được các mục tiêu thiết thực khác.
Các bạn sinh viên bây giờ quan tâm đến việc chuẩn bị để đi học ở nước ngoài nhiều hơn thời
tôi còn đi học. Điều này cũng dễ hiểu. Ngày xưa, xin được học bổng đi học nước ngoài là
một ý định mà thành công phụ thuộc nhiều vào may rủi và hoàn cảnh. Ngày nay, vai trò của
may rủi và hoàn cảnh không còn nặng nề như thời trước. Có ý định, bạn sinh viên sẽ cần có
thêm ý chí, quyết tâm và đường đi nước bước dần dần sẽ tự mở ra trước mặt. Việc có được
học bổng tuy thế lại mới chỉ là một nửa thành công, nửa kia phụ thuộc vào việc bạn sẽ học
như thế nào khi ở nước ngoài. Điều này, các bạn đã đi học như tôi đều hiểu là rất quan trọng.
Việc học bằng ngoại ngữ trong một môi trường học vấn khác cơ bản môi trường học ở Việt
Nam là một trong những trở ngại làm nhiều sinh viên Việt Nam học giỏi chưa phát huy được
hết trình độ và khả năng của mình. Một vài lời khuyên từ những người đi trước sẽ có ích cho
bạn.
Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc học,
đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp dụng
những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài Việt
Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn. Những gì tôi
viết ra tôi đã từng nói hay nghĩ những lúc “trà đá, kẹo lạc” với các bạn ở Thư Viện Quốc Gia
Hà Nội. Tôi tổng kết lại ở đây để các bạn đọc và chúc các bạn gặp nhiều may mắn trong con
đường học tập của mình.
Cách học
1. Học như thế nào?
Như nhiều bạn quen đều biết, hiện nay (9/2001) tôi đang làm việc ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Xem xét dưới góc độ những vui buồn lịch sử, thì Bắc Kinh là một trong những địa điểm có
thể để lại cho một người Việt Nam nhiều suy nghĩ về quá khứ và sự ràng buộc của nó với
hiện tại.
Có thể nhiều bạn không đồng ý với tôi nhưng sau một thời gian sống ở Bắc Kinh và làm bạn
với nhiều người Trung Quốc, ấn tượng của riêng tôi là Trung Quốc với Việt Nam giống nhau
nhiều quá. Khi người ta nói hai địa điểm, hai quốc gia giống nhau, thông thường người ta chỉ
so sánh những điểm tương đồng địa lý, ví dụ như khi nói Li Băng là Thụy Sỹ của Trung Đông
là người ta so sánh đồi núi trập trùng và băng tuyết. Điểm tương đồng của Việt Nam với
Trung Quốc tuy thế lại không hạn chế về mặt địa lý mà là về tổng thể con người (human
landscape.)
Tôi sẽ bỏ qua không nói đến những nét tốt nét xấu trong tương quan so sánh tưởng như dĩ
nhiên này mà chỉ tập trung nói về cách học của những người trẻ tuổi ở cả hai nước. Bất kể
việc quan hệ Việt-Trung có một thời gian gần đây băng giá kéo dài, quan niệm về việc học
(như thế nào, cái gì, khi nào, ở đâu) của thanh niên hai nước gần như là dập khuôn của nhau.
Điều này, như các bạn có thể đã nghĩ trước một bước và nhận ra trước khi tôi kịp nói, có
nguồn gốc từ những tương đồng văn hóa sâu sắc và lâu dài.
Những điểm tương đồng này phần nhiều đều bắt nguồn từ hệ tư tưởng và học vấn Nho Giáo
mà hai nước chia xẻ. Đối với Việt Nam, ban đầu là bị ép buộc phải chấp nhận nó, về sau
chúng ta đã yêu thương nó thái quá và biến nó thành của mình. Tư tưởng Nho giáo Việt Nam
tuy có những khác biệt mang tính địa phương nhưng về tổng quan lại song hành từng bước
một với cái gốc của nó là Nho giáo Trung Quốc.
Ngày xưa khi thế giới quan của chúng ta chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là đáng kể, các cụ
chúng ta làm thơ hay viết văn vẫn dùng điển cố Trung Quốc; từ cách hành văn, chấm bài,
phạt phạm quy phạm húy đến cách mài mực, phạt học trò và vô số các thứ khác nữa mà các
bạn có thể tự tìm ra đều trích ngang từ cách làm Trung Quốc. Do những tương đồng xã hội và
chính trị thủa xa xưa, động cơ và phương pháp học, dù đặt ra bởi người dạy hay người ...