Thông tin tài liệu:
1. Xác định yêu cầu và lập dàn ý. Như tất cả các môn khác, chỉ cần lạc đề là khả năng… toi của bạn đã lên đến… 90% rồi, do đó đừng bao giờ “tiết kiệm” mấy phút trong quỹ thời gian mà bỏ qua khâu này đấy.
Khi ngồi viết liền một mạch, tình trạng quên ý, quên không viết vào bài rất thường xuyên xảy ra. Kết quả là bạn tiếc hùi hụi vì mất điểm ở những chỗ… lãng xẹt. Gạch ra nháp những ý dự định sẽ trình bày, cả các ý lớn và ý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm làm bài thi môn văn
Kinh nghiệm làm bài thi môn văn
1. Xác định yêu cầu và lập dàn ý.
Như tất cả các môn khác, chỉ cần lạc đề là khả năng… toi của bạn đã lên đến…
90% rồi, do đó đừng bao giờ “tiết kiệm” mấy phút trong quỹ thời gian mà bỏ qua
khâu này đấy.
Khi ngồi viết liền một mạch, tình trạng quên ý, quên không viết vào bài rất thường
xuyên xảy ra. Kết quả là bạn tiếc hùi hụi vì mất điểm ở những chỗ… lãng xẹt.
Gạch ra nháp những ý dự định sẽ trình bày, cả các ý lớn và ý nhỏ, sau đó dựa vào
đó để triển khai thành bài. Lưu ý lưu ý: trong bài cũng phải được trình bày thật rõ
ràng, càng dễ thấy càng tốt nhé, vì thi đại học thì chấm ý là chủ yếu mà!
2. Trau chuốt cho phần kết.
Nhiều bạn hay làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột”. Nếu phần mở bài tạo ra sự hấp
dẫn, tò mò thì phần kết chính là sự đọng lại và cự kỳ quan trọng tạo nên ấn tượng
về bài viết của bạn. Nhớ đầu tư cho nó thật hợp lý để có được bài thi hay nhé!
3. Phân bổ thời gian hợp lý.
Thông thường một đề văn thi đại học có 3 câu, thang điểm cho mỗi câu có sự
chênh lệch đáng kể.
Câu đầu tiên thường hỏi về tác giả, hoàn cảnh sang tác… với khoảng 2 điểm. Đây
cũng là câu dễ đạt điểm tối đa nhất. Vì vậy bạn nên chú ý đến độ chính xác, đầy đủ
nhưng ngắn gọn thôi. 30 phút là thích hợp nhất.
Câu thứ 2 thì nằm trong dạng bài phân tích, bình giảng… một bài ngắn với khoảng
3 điểm. Vì rất có “nguồn” để viết nên nhiều người đã mất khá nhiều thời gian cho
câu này và dĩ nhiên thời gian cho câu làm văn 5 điểm quá ít ỏi, dẫn đến tình trạng
sơ sài, không hoàn thiện…
Bí quyết nhỏ: Thời gian làm bài là 180 phút, tương ứng với 10 điểm, do đó 1 điểm
nên làm trong 18 phút. Cứ thế nhân lên trong từng câu, đảm bảo bạn không phải
lúng túng khi sử dụng thời gian nữa!
4. Chữ viết
Các thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm chấm thi đều trả lời rằng chữ viết đẹp, cách
trình bày sạch sẽ, khoa học cực kỳ gây được thiện cảm, thậm chí nó sẽ khiến bài
bạn được “nhân nhượng” một số sai sót nhỏ. Còn những bài toàn… giun dế khiến
người chấm đã mệt càng mệt, và bài viết bị “soi như con voi” là chuyện… thường
tình.
5 MẸO TRÌNH BÀY BÀI KIỂM TRA VĂN
1. Mở bài khoảng 5 đến 7 dòng là Okie đấy.
Ngắn quá chắc chắn bạn không nêu hết vấn đề, dài quá thì lại lẫn vào than bài mất
rùi. Vì vậy số lượng khoảng 7 dòng là vừa đủ bạn giới thiệu tác giả, tác phẩm và
các vấn đề mà đề bài yêu cầu. Nếu bạn phải phân tích hoặc bình luận tác phẩm
thông qua một nhận định thì nhất thiết phải mở ngoặc kép và “paste” nhận định ấy
vào. Điều này có ý nghĩa khá lớn thể hiện bạn có bám chắc đề bài hay không.
2. Xuống dòng sau mỗi đoạn.
Mục đích:
Các ý rõ ràng và rành mạch, thầy cô chấm bài sẽ nắm được vấn đề
bạn nêu ra một cách nhanh nhất, trực tiếp nhất.
Bài văn có bố cục rõ ràng, và nhất là trông cực kỳ thoáng.
Toàn bộ bài viết sẽ dài ra đáng kể.
3. Dành một đoạn để tiểu kết.
Tiểu kết khác với kết luận, nhớ chưa nào! Bạn nên dành khoảng 7 đến 10 dòng để
đánh giá, tổng kết, so sánh tác phẩm hoặc vấn đề bạn đang “xử lý” với các tác
phẩm khác và các vấn đề được nêu lên cùng thời. Như vậy bài viết sẽ trở nên chặt
chẽ và cô đọng.
4. Viết bút đen, chữ thoáng, để lề rộng.
Đây là kinh nghiệm cô dạy Văn khuyên chúng tớ thực hiện trong tất cả các bài
kiểm tra suốt 3 năm học cấp III. Màu bút đen không bị chói. Chữ bạn dù không
đẹp nhưng trình bày sạch sẽ, bài viết thoáng, lượng chữ trên một trang giấy vừa
phải và không chói mắt thì đã cộng một điểm vì dành được thiện cảm đầu tiên.
Vậy tội gì mà không ẵm một điểm ngon ơ ấy cơ chứ!
5. Không dùng bút xoá.
Bút xoá không thể khô ngay được. Trong khi chờ nó khô, bạn chuyển sang viết
phần khác. Viết lia viết lịa, đến khi nộp bài rồi mới ngớ ra mình chưa viết lại
những gì đã xoá đi. Thế là “teo”! Bút xoá nếu dùng không khéo trông sẽ rất lem
nhem. Cách tốt nhất là bạn dùng thước kẻ xoá đi những gì bạn muốn, rồi viết ngay
lại cho hết câu.
...