Trong quá trình công tác dần dần mỗi người thầy đều rút ra được những kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Với nghề dạy học chúng ta không có hi vọng rút ra được các kinh nghiệm độc đáo tạo ra sự vượt trội rất xa so với các bạn đồng nghiệp. Những điều giản dị được tích lũy chắt chiu có tác dụng hữu ích cho việc học tập của học sinh đều rất quý. Bản thân tôi cũng đã rất để tâm đến việc rút ra các kinh nghiệm trong quá trình công tác, những điều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH NGHIỆM NGHỀ GIÁO KINH NGHIỆM NGHỀ GIÁO ------- ------- Nguyễn Lương Phùng THPT Chuyên Phan Bội Châu-NA Trong quá trình công tác dần dần mỗi người thầy đều rút ra được những kinh nghiệm nâng caohiệu quả giảng dạy. Với nghề dạy học chúng ta không có hi vọng rút ra được các kinh nghiệm độcđáo tạo ra sự vượt trội rất xa so với các bạn đồng nghiệp. Những điều giản dị được tích lũy chắtchiu có tác dụng hữu ích cho việc học tập của học sinh đều rất quý. Bản thân tôi cũng đã rất đểtâm đến việc rút ra các kinh nghiệm trong quá trình công tác, những điều liên quan đến hoạt độngthường nhật của nghề giáo. Đó là những vướng mắc, những nhược điểm, những khó khăn và cảnhững thành công mà mỗi người thầy chúng ta đều nếm trãi. Sau đây xin nêu ra một số nội dung để cùng trao đổi. 1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng giờ lên lớp 2. Kinh nghiệm sử dụng câu hỏi trong giảng dạy 3. Kinh nghiệm chưa bao giờ cũ 4. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia 5. Cách viết sáng kiến kinh nghiệm A. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ LÊN LỚP Công tác giảng dạy của giáo viên được thực hiện qua từng tiết lên lớp,bao gồm các nội dung:soạn giáo án, tiến trình giảng dạy và rút kinh nghiệm giờ dạy.Đây là việc làm thường nhật của mỗigiáo viên, ở mọi cấp học.Đã có bao nhiêu nghiên cứu bàn đến cùng sự thực hiện của hàng triệuthầy cô giáo .Mặc dù đã được học lý luận dạy học, dự giờ của các bạn đồng nghiệp, tham gianhiều cuộc hội thảo song việc thực hiện tốt các tiết học vẫn là điều không dễ dàng đối với nhữngngười hàng ngày làm công tác giảng dạy. Sau đây là những điều mà bản thân tôi nêu lên trao đổicùng các bạn I. SOẠN GIÁO ÁNViệc soạn giáo án là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của giờ dạy và có tính chấtbắt buộc đối với mọi giáo viên trước lúc thực hiện giờ lên lớp. Đó là điều hiển nhiên mà ai cũngbiết thế nhưng vấn đề này vẫn đang còn phải trao đổi thêm.Hiện nay trên trang giáo án điện tửcủa mạng Internet của tất cả các môn học đều có các giáo án sẵn và thế là một bộ phận giáo viênđã tải về sử dụng, không dành nhiều thời gian nghiên cứu, không trăn trở nhiều cho việc chuẩn bịphương án giảng dạy vì thế hiệu quả của giờ dạy còn nhiều hạn chế. Mặc dù giáo viên THPT cótrình độ Đại học nhưng điều đó không có nghĩa là việc hiểu và giảng dạy chương trình phổ thônglà một việc quá đơn giản. Chúng ta đã từng chứng kiến có những giáo viên gần về hưu nhưng mộtsố điều trình bày trong sách giáo khoa hiểu vẫn không thấu đáo. Dù sự giao lưu trao đổi giáo ángiữa những người làm công tác giảng dạy hiện nay rất thuận lợi thì việc mỗi người tự mình trăntrở xây dựng phương án giảng dạy cho riêng mình là điều cực kì quan trọng không ai thay thếđược.Tuy nhiên để có một giáo án có chất lượng cũng không phải là điều dễ dàng. Sau đây tôi xinđược trao đổi thêm về vấn đề này. Tiến trình của việc soạn giáo án được thực hiện theo các bước sau:- Bước 1: đọc kĩ sách giáo khoa, tóm tắt cuối bài, câu hỏi và bài tập mà sách giáo khoa đưa ra: Tóm tắt chính là những kiến thức cốt lõi , câu hỏi và bài tập là những yêu cầu về kiến thức và kỹnăng của bài cần đạt được- Bước 2: xác định mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài: 1 Có người cho rằng, các kiến thức có trong bài cứ khai thác cho hết, thế là đạt mục tiêu bài học.Đó chỉ là quan niệm có tính chất đơn giản. Thực tế đây là điều rất quan trọng quyết định hướng đicủa tiết dạy.Nếu xác định đúng bài giảng sẽ trở nên ngắn gọn, tinh giản ,vững chắc, đạt được mụctiêu, nếu xác định không đúng bài giảng sẽ trở nên ôm đồm, dàn trãi, các kiến thức trọng tâm, kiếnthức cốt lõi khắc hoạ không rõ nét,phân bố thời gian không hợp lý , mất nhiều thời gian vào cáckiến thức không trọng tâm, không hoàn thành được khối lượng kiến thức và kỹ năng, không đạtđược mục tiêu bài học .Vậy làm thế nào để xác định đúng mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thứccốt lõi của bài. Điều này đòi hỏi phải đọc kĩ nội dung sách giáo khoa và xác định vị trí của bài tronghệ thống kiến thức của chương,của giáo trình. Trong đó tóm tắt sách giáo khoa , câu hỏi và bàitập cuối bài là gợi ý tốt về kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi mà học sinh phải nắm được saukhi học.- Bước 3: đọc tài liệu tham khảo về các nội dung liên quan đến bài giảng: Sách giáo khoa viết rất cô đọng và súc tích. Nếu không dành thời gian thích đáng cho việc đọctài liệu tham khảo thì những điều chúng ta trình bày sẽ rất đơn sơ, ít có sức thuyết phục và dễmắc phải lỗi về mặt kiến thức, điều này thể hiện rõ trong các trường hợp thầy giáo giảng giãi cáckiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế. Việc đọc các tài liệu tham khảo về nội dung liên quanđến bài giảng giúp chúng ta hiểu sâu , hiểu thấu đáo các kiến thức, điều đó làm cho việc trình bàybài giảng được thực hiện một cách tự tin, chính xác, sâu sắc.Tuy nhiên, trong giờ giảng chỉ trìnhbày ở một mức độ nhất định phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của bài , của cấp học. Có giáo viênđể thể hiện bài giảng sâu bằng cách đưa vào bài giảng quá nhiều ví dụ, nhiều kiến thức phức tạp,thậm chí dùng cả kiến thức đại học .Điều đó chỉ làm cho bài giảng trở nên ôm đồm gây rối trí mấtthời gian vô ích của học sinh và đương nhiên không đạt được mục tiêu của bài học. Bài giảng sâuđược thể hiện ở chỗ là người thầy làm cho học sinh hiểu rõ , hiểu đúng, nắm được bản chất củakiến thức và vận dụng được các kiến thức của bài học để trả lời các tình huống lý thuyết, bài tậpvà thực tiễn đặt ra Khi soạn bài phải lưu ý đến tính thực tiễn, xác định xem những kiến thức nào của bài cần cónhững ví dụ minh hoạ hoặc vận dụng để giải quyết các tình huống lý thuyết, t ...