Danh mục

Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Điếu La Sơn - Trung Quốc: Bài học vận dụng cho các vườn quốc gia tại Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.49 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Điếu La Sơn - Trung Quốc: Bài học vận dụng cho các vườn quốc gia tại Việt Nam" không đi sâu vào việc thảo luận khái niệm hoặc các nội dung liên quan đến lý luận về sự phát triển du lịch sinh thái bền vững mà tập trung nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái thành công tại một điểm cụ thể trên thế giới, từ đó giới thiệu và đề xuất các giải pháp cho các trường hợp có các điều kiện và hoàn cảnh tương đồng tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Điếu La Sơn - Trung Quốc: Bài học vận dụng cho các vườn quốc gia tại Việt Nam KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA ĐIẾU LA SƠN - TRUNG QUỐC: BÀI HỌC VẬN DỤNG CHO CÁC VƯỜN QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM Nguyễn Giang Nam1 Tóm tắt: Phát triển du lịch sinh thái bền vững là một trong những vấn đề đang nhận được nhiều quan tâm trong cả nghiên cứu và quản lý, đặc biệt tại các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Bài toán hài hòa giữa bảo tồn và phát huy hệ sinh thái động thực vật tự nhiên gắn với lợi ích và phát triển kinh tế của người dân sống trong khu vực luôn khó có lời giải thỏa đáng. Bài viết không đi sâu vào việc thảo luận khái niệm hoặc các nội dung liên quan đến lý luận về sự phát triển du lịch sinh thái bền vững mà tập trung nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái thành công tại một điểm cụ thể trên thế giới, từ đó giới thiệu và đề xuất các giải pháp cho các trường hợp có các điều kiện và hoàn cảnh tương đồng tại Việt Nam. Từ khóa: Bài học vận dụng; Du lịch sinh thái; Bền vững; Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái bền vững.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch sinh tháilà du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, vớinhững mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoangdã và những giá trị văn hóa được khám phá (Hector Ceballos-Lascurain, 1987). Dulịch sinh tháilà loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địaphương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường(Luật Du lịch Việt Nam, 2017). Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới đưa ra tại Hội nghị về môi trườngvà phát triển của Liên hợp quốc tại Brazil (UNWTO, 1992): “Du lịch bền vững là việcphát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịchvà người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồntài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Như vậy, phát triểndu lịch bền vững có thể xem là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữaba mặt: phát triển bền vững kinh tế, phát triển bền vững xã hội và bền vững về môitrường. Đối với phát triển bền vững về xã hội, du lịch cần phải đảm bảo đem lại lợiích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn, việc làm cho người lao động, góp phần nângcao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư và ổn định về xã hội, đồngthời bảo tồn các giá trị về văn hoá, xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống; giữ1 Khoa Du lịch, Đại học Văn Lang.Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 261gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xãhội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tàinguyên tự nhiên và nhân văn. Xét về vai trò, du lịch sinh thái vừa là công cụ vừa là mục tiêu trong phát triểnbền vững của các địa phương tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Do đó, phát triểndu lịch bền vững ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có thể là động lực thúcđẩy sự phát triển của nhiều địa phương, góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện 17 mụctiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, mục tiêu cải thiện môi trường và điều kiệnsống của người dân. Câu hỏi lớn đặt ra là: Làm thế nào để nhận thức đúng, đủ và chọnlọc được kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái bền vững ở những nơi có các điềukiện tương đồng, từ đó rút ra được những bài học vận dụng, góp phần phát huy sángkiến và tìm giải pháp tiếp tục phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Việt Nam phụcvụ phát triển bền vững trong toàn quốc? Trung Quốc có nhiều đặc điểm tương đồngvới Việt Nam bao gồm yếu tố văn hóa, lịch sử, thổ nhưỡng và các điều kiện phát triểnkinh tế, văn hóa… Vườn quốc gia Điếu La Sơn nằm ở phía đông nam đảo Hải Nam,thuộc thị trấn Đại Lý, tỉnh Hải Nam, nơi có điều kiện tự nhiên khá giống một số vườnquốc gia của Việt Nam như: Vườn quốc gia Cát Bà, Vườn quốc gia Phú Quốc, Vườnquốc gia Côn Đảo, Vườn quốc gia Cần Giờ. Tham khảo các mô hình đã phát triểnthành công để làm bài học áp dụng cho mình, tiếp thu kinh nghiệm và vận dụng phùhợp với hoàn cảnh và điều kiện, giúp rút ngắn thời gian và tránh được sai lầm là điềucần làm. Trong phát triển du lịch sinh thái bền vững cũng vậy.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với mong muốn cung cấp một số thông tin hữu ích mang tính thực tiễn liên quanđến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiêncho các nhà hoạch định, quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và cá nhân tham gia pháttriển sản phẩm du lịch sinh thái bền vững trên địa bàn cả nước. Nghiên cứu này dựachủ yếu vào các nguồn dữ liệu thứ cấp ở ngoài nước, cụ thể tại Vườn Quốc gia ĐiếuLa Sơn, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thu thập và nghiên cứu, xử lý thông tin trongcác tài liệu thứ cấp có được; khảo sát thực địa (tập trung những vườn quốc gia Cát Bà,Phú Quốc, Bạch Mã, Núi Chúa, Côn Đảo, Cần Giờ trong những chuyến công tác hoặctham dự hội nghị, với những trải nghiệm và chứng kiến tận mắt hoạt động du lịch sinhthái bền vững trên địa bàn cả nước); phỏng vấn chuyên gia; và tổng hợp. Kế thừa các cơ sở lý thuyết và tổng hợp, phân tích các nghiên cứu đã có liên quanđến phát triển du lịch sinh thái bền vững; kết hợp trao đổi với các bên liên quan, bàiviết tập trung tổng quan kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườnquốc gia Điếu La Sơn, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vận dụng cho các vườn quốc gia,khu bảo tồn thiên nhiên cả nước. Trên các cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách, giải262 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: