Danh mục

Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch sức khỏe tại Tây Bắc

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 399.25 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết của tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình để tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia nhằm rút ra những bài học để Tây Bắc Việt Nam có thể vận dụng để phát triển loại hình du lịch này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch sức khỏe tại Tây Bắc Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỨC KHỎE TẠI TÂY BẮC Bùi Phú Mỹ, Trần Thị Minh Hòa Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn * Email: buiphumy@haui.edu.vn Tóm tắt: Du lịch sức khỏe được hiểu là du lịch gắn liền với việc theo đuổi việc duy trì hoặc nâng cao sức khỏe cánhân. Trên thế giới loại hình du lịch này đang nổi lên với sức tăng trưởng mạnh mẽ với những con số rất ấn tượng nhưtốc độ tăng hàng năm đạt 6,5 %, tức gấp đôi mức tăng trung bình của tổng thể ngành du lịch (3,2 %). Theo dự đoán đếnnăm 2022 tốc độ tăng trưởng của loại hình này sẽ là 7,5 % với giá trị thị trường đạt tới 919 tỉ đô la. Nhiều quốc giatrong đó có Nhật Bản, Thái Lan đã gặt hái được thành công đáng kể với du lịch sức khỏe. Để bắt kịp xu thế, Việt Namnói chung và vùng Tây Bắc nói riêng cần có những chiến lược và hành động phù hợp để vừa bảo tồn đa dạng sinh học,vừa khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và sinh thái của mình cho phát triển du lịch sức khỏe. Bài viết của tác giả sửdụng phương pháp nghiên cứu điển hình để tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia nhằm rút ra những bài học để TâyBắc Việt Nam có thể vận dụng để phát triển loại hình du lịch này. Từ khóa: Du lịch sức khỏe, Du lịch Tây Bắc, phát triển bền vững.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, con người càng ngày càng chú ý đến sức khỏe của mình, do đó họ muốn duy trì thói quen lànhmạnh khi đi du lịch. Trong khi đó, theo báo cáo Kinh tế du lịch sức khỏe toàn cầu, du lịch ngày nay có thể có hạicho sức khỏe của con người. Những vấn đề như sự căng thẳng tại nhà ga, sân bay, những rắc rối về giao thông,say tàu xe, thiếu ngủ, gián đoạn thói quen tập thể dục, ăn uống quá nhiều, phơi nắng quá lâu,… có thể khiến dukhách căng thẳng và giảm sút sức khỏe hơn sau chuyến đi. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Columbia vềkhách du lịch công vụ cho thấy việc di chuyển thường xuyên thậm chí có thể làm tăng các yếu tố nguy cơ timmạch (béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao). Từ đây hình thành và gia tăng một bộ phận khách du lịch thực hiệncác chuyến đi đặc biệt tập trung vào việc duy trì và cải thiện sức khỏe cá nhân và hạnh phúc của họ. Điều nàyđang thúc đẩy sự tăng trưởng của du lịch sức khỏe. Mặc dù du lịch chăm sóc sức khỏe là một phân khúc tương đối mới trong ngành du lịch và du lịch toàn cầu,nhưng thực hành du lịch chăm sóc sức khỏe không phải là mới. Từ thời cổ đại, con người đã đến Biển Chết vì cácđặc tính trị liệu của nó, người La Mã đi đến nhà tắm, suối nước nóng và khu nghỉ mát bên bờ biển để tận hưởngkhí hậu lành mạnh, thanh lọc cơ thể và thực hiện nghi lễ tâm linh hay người Nhật đã hình thành cả một nền vănhóa onsen (suối nước nóng) với mục đích chữa bệnh và gia tăng tính cộng đồng. Với những đặc điểm và nguyêntắc hướng đến việc nâng cao sức khỏe của khách hàng, du lịch sức khỏe là loại hình du lịch rất phù hợp với mụctiêu phát triển bền vững của các quốc gia, vùng và địa phương. Nằm ở phía Tây của miền Bắc Việt Nam với 6 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và YênBái, Tây Bắc có nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc, rất tiềm năng để phát triểnlại hình du lịch này. Tại Việt Nam nói chung và Tây Bắc nói riêng, những hoạt động như tắm khoáng nóng, tắmbùn, tắm lá thuốc của người Dao,… từ lâu đã được khách du lịch trong nước và quốc tế ưa chuộng, tuy nhiên vẫnmang tính đơn phát, nhỏ lẻ, thiếu điểm nhấn. Để phát triển loại hình này, việc nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệmcủa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về loại hình du lịch sức khỏe là rất cần thiết. Do đó, bài viết nàytác giả tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của hai trong số các quốc gia đứng đầu về loại hình du lịch sức khỏe, từđó rút ra bài học kinh nghiệm đối với cấp quốc gia và đối với vùng Tây Bắc nói riêng để phát triển loại hình dulịch đặc biệt này.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện nghiên cứu này, phương pháp chính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu điển hình. Đốitượng nghiên cứu là những kinh nghiệm phát triển du lịch sức khỏe tại hai quốc gia châu Á là Nhật Bản và TháiLan. Cơ sở của việc lựa chọn mẫu này đó là: 1) sự tương đồng về mặt tự nhiên và văn hóa giữa hai quốc gia nàyvà Việt Nam và 2) những kết quả tích cực của hoạt động du lịch sức khỏe tại hai quốc gia đó.Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch sức khỏe tại Tây Bắc 4713. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1. Quan niệm về du lịch sức khỏe Các công trình nghiên cứu về du lịch sức khỏe hầu như mới chỉ xuất hiện từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.Định nghĩa về du lịch chăm sóc sức khỏe đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua, nó không còn chỉ là về cácphương pháp điều trị spa. Nó có thể là bất kỳ trải nghiệm du lịch nào mà du khách chọn để duy trì hoặc nâng caosức khỏe tinh thần và thể chất của chính họ. Đối với một số người, đó có thể là những hoạt động tích cực như chèothuyền kayak, yoga, đi bộ đường dài hoặc tĩnh tâm. Đối với những người khác, nó có thể thụ động hơn và đơngiản là kết nối với thiên nhiên, chánh niệm hoặc tìm kiếm trải nghiệm thực phẩm tươi sống lành mạnh của địaphương khi đi du lịch. Müller và Lanz Kaufmann (2001) đưa ra khái niệm về du lịch sức khỏe như sau: “Du lịch sức khỏe là tổnghợp của tất cả các mối quan hệ và hiện tượng xuất phát từ một hành trình và nơi cư trú của những người có độngcơ chính là bảo tồn hoặc tăng cường sức khỏe của họ. Họ ở tro ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: