Danh mục

Kinh nghiệm trong việc đưa tình huống thực tế vào ví dụ trong giảng dạy môn Kiểm toán

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.27 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có nhiều phương thức để giúp việc học dễ dàng hơn từ việc thiết kế slide bài giảng hấp dẫn đến việc đưa tình huống thực tế vào nội dung giảng dạy. Bài viết "Kinh nghiệm trong việc đưa tình huống thực tế vào ví dụ trong giảng dạy môn Kiểm toán" được thực hiện nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm trong việc đưa tình huống thực tế vào giảng dạy môn kiểm toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm trong việc đưa tình huống thực tế vào ví dụ trong giảng dạy môn Kiểm toán Kinh nghiệm trong việc đưa tình huống thực tế vào ví dụ trong giảng dạy môn kiểm toán. Phạm Minh Vương Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Mở TPHCM Đinh Thị Thu Hiền Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Mở TPHCMTóm tắt Giảng dạy là thay đổi. Thay đổi tư duy và nhận thức của người học để từđó hình thành kỹ năng hoặc kiến thức mới. Việc thay đổi này không phải dongẫu nhiên và tính chất của việc thay đổi sẽ khác nhau tùy thuộc vào đối tượnghọc. Giảng dạy không phải là năng khiếu bẩm sinh mà cần có quá trình hìnhthành (Bruner, 2002). Người giảng viên giỏi là người biết hoàn thiện kiến thứcvà kỹ năng trong quá trình cố gắng không ngừng. Có nhận định cho rằng mộttrong những tiền đề quan trọng để trở thành người giảng viên giỏi là việc thấuhiểu quá trình dạy và học (Sequeira, 2012). Điều này có thể đưa đến cái nhìn tốthơn về nghề giáo nói chung cũng như của quá trình giáo dục nói riêng. Vai tròtruyền thống của người thầy là nguồn cung cấp tri thức; có thể hình dung về vaitrò truyền thống này với hình ảnh học trò ngồi thành hàng và lắng nghe các kiếnthức được truyền thụ bởi người thầy cùng với các minh họa trên phấn trắng vàbảng đen. Điều này ngày nay không còn đúng. Vai trò của người thầy hiện đạinên là người hỗ trợ, người cố vấn cho người học để việc học trở nên dễ dàng. Cónhiều phương thức để giúp việc học dễ dàng hơn từ việc thiết kế slide bài giảnghấp dẫn đến việc đưa tình huống thực tế vào nội dung giảng dạy. Bài viết nàynhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm trong việc đưa tình huống thực tế vào giảngdạy môn kiểm toán.Từ khóa: Phương pháp giảng dạy; Kiểm toán; Nghiên cứu Tình huống. 1. Tổng quan Kiểm toán là môn học cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản nhằmgiúp người học nắm bắt được các khía cạnh, yêu cầu của ngành nghề kiểm toán.Đặc điểm của môn học này mang tính chất ngành nghề và điều này khiến cho 63việc tìm hiểu và học tập gặp khó khăn, đặc biệt với người học chưa có kinhnghiệm thực tế. Do đó, nhiệm vụ của người giảng viên là lồng ghép các tìnhhuống thực tế vào bài giảng để tăng tính minh họa cũng như tính hấp dẫn. Cáctình huống thực tế có thể đến từ kinh nghiệm nghề nghiệp hoặc đến từ việc thamkhảo các tình huống thực tế của các giảng viên có kinh nghiệm khác. Một điềucó thể nhận ra rằng việc có kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế là một lợi điểm choviệc giảng dạy nói chung và cho việc giảng dạy môn kiểm toán nói riêng. Mộttrong những lợi điểm chính của việc đưa tình huống thực tế vào bài giảng là sựtăng cường khả năng phân tích của người học (Ruder, 2006) – đây cũng là mộttrong những kỹ năng mềm thiết thực cho quá trình làm việc trong tương lai. Tuynhiên, các tình huống, ví dụ thực tế cần được đưa vào nội dung giảng dạy theomột nguyên tắc nhất định nếu không muốn gây phản tác dụng. Các tình huống thực tế đưa ra cần nhắm vào mục tiêu của bài giảng vàthông thường có ba loại tình huống thực tế: tình huống thực tế dùng để minh họavề các khái niệm trừu tượng, tình huống thực tế mang tính khái quát và tìnhhuống thực tế phục vụ việc thảo luận. Phần dưới đây sẽ thảo luận về từng loạitình huống nói trên. 2. Tình huống thực tế để minh họa về các khái niệm trừu tượng Rất nhiều thuật ngữ giảng dạy trong môn kiểm toán mang tính trừu tượngvà khó nắm bắt. Tuy nhiên, việc hiểu các thuật ngữ này chính là một trongnhững mục tiêu cơ bản của môn học. Bài toán này có thể giải quyết bằng cáctình huống thực tế minh họa. Chẳng hạn như trong trường hợp sau. Một trongcác thuật ngữ được đánh giá khó hiểu thuộc dạng bậc nhất trong môn kiểm toánlà “kiểm soát nội bộ”. Kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một quá trình đượcthiết kế và vận hành bởi con người trong một tổ chức nhằm đảm bảo hợp lý việcđạt được ba mục tiêu cơ bản về hoat động hữu hiệu và hiệu quả, độ tin cậy thôngtin và tính tuân thủ phát luật và các quy định của tổ chức đó (Vũ Hữu Đức vàcộng sự, 2011). Đây là một khái niệm rắc rối và gây khó hiểu cho người học.Khái niệm này có thể được tiếp thu tốt hơn nếu giảng viên sử dụng một tìnhhuống thực tế để minh họa. Kiểm soát nội bộ thực chất là nói đến các quy định,chính sách và quy trình trong bất kỳ một đơn vị nào. Do đó, giảng viên có thể sửdụng một tình huống thực tế gần gũi để giải thích về thuật ngữ này. Một trong sốđó là quy định về việc mang thẻ sinh viên, học viên khi đến lớp. Quy định nàynhằm giúp trường đại học đảm bảo việc hạn chế các đối tượng không phải làsinh viên và học viên vào lớp học từ đó có thể hạn chế các tổn thất về tài sản vàgiúp cho các lớp học diễn ra hiệu quả. Rõ ràng, với việc sử dụng tình huống thực 64tế gần gũi như kể trên có thể giúp cho người học phần nào nắm bắt được cáckhái niệm trừu ...

Tài liệu được xem nhiều: