Thông tin tài liệu:
Kể từ năm 1997, cải cách khu vực công trở thành nội dung trung tâm trongchương trình nghị sự của Chính phủ Vương quốc Anh. Thực chất, đây là làn sóngcác cuộc cải cách đồng bộ tạo nên những thay đổi sâu sắc về cách thức hoạt độngcủa toàn bộ khu vực công. Nhiều chính phủ trên thế giới tổ chức tìm hiểu, họchỏi kinh nghiệm này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH NGHIỆM VỀ CẢI CÁCH KHU VỰC CÔNG CỦA ANH VÀ PHÁP NHÌN RA THẾ GIỚIKINH NGHIỆM VỀ CẢI CÁCH KHU VỰC CÔNG CỦA ANH VÀ PHÁP ThS. PHẠM ĐỨC TOÀN Phó Chánh Văn Phòng Bộ Nội vụ A. Kinh nghiệm của Vương Quốc Anh: Kể từ năm 1997, cải cách khu vực công trở thành nội dung trung tâm trongchương trình nghị sự của Chính phủ Vương quốc Anh. Thực chất, đây là làn sóngcác cuộc cải cách đồng bộ tạo nên những thay đổi sâu sắc về cách thức hoạt độngcủa toàn bộ khu vực công. Nhiều chính phủ trên thế giới tổ chức tìm hiểu, họchỏi kinh nghiệm này. Truyền thống cải cách khu vực công của Anh có thể tính từ thế kỷ thứ 19.Cải cách khu vực công là trọng tâm ưu tiên của các chính phủ kế tiếp nhau trongsuốt hơn 30 năm qua. Ưu tiên của Đảng Bảo thủ từ năm 1979-1997 là tư nhânhoá, định rõ vai trò của nhà nước, và giới thiệu văn hoá quản lý vào hoạt động củacác cơ quan chính phủ. Trọng tâm cải cách được thay đổi vào năm 1997 với việcthắng cử của Đảng Lao động. Chất lượng dịch vụ công (cụ thể là trường học vàbệnh viện) được đặt thành nội dung trung tâm của chiến dịch vận động. Trọngtâm ban đầu về tính hiệu quả của một số dịch vụ công cụ thể, tiếp đó, được nânglên thành một chiến lược tổng thể. Từ năm 1997, chương trình cải cách này - vớicách tiếp cận tổng thể về lập ngân sách, về lập các mục tiêu và về quản lý việcthực thi bao gồm năm thành tố chính: 1. Cốt lõi của chương trình cải cách là việc ban hành một bộ thoả ước dịchvụ công (Public Service Agreements – PsAs): là các hợp đồng thực hiện công việcgiữa các bộ với chính phủ trung ương, sau khi đã tiến hành rà soát, đánh giá cácmục tiêu chính sách và ngân sách từng cơ quan. 2. Trọng tâm của các thoả ước dịch vụ công (PSAs) về tính hiệu quả củacác dịch vụ công được tiếp tục bổ sung thông qua việc xác lập các mục tiêu vềtính hiệu suất. Trong các năm 2003-2004, chính phủ tiến hành rà soát đánh giá độclập về tính hiệu suất, do một cựu lãnh đạo ngành công nghiệp và là người đứngđầu chức năng mua sắm của chính phủ chỉ đạo. Báo cáo này (cũng như bản đánhgiá kế tiếp, được báo cáo vào tháng 4 năm 2009) đã công bố công khai, rõ ràng cácmục tiêu hiệu suất của từng cơ quan. 3. Vương quốc Anh là một trong những quốc gia có chính phủ tập quyềnnhất trong số các nước đã phát triển. Nước Anh đã tiến hành một số cuộc cảicách từ năm 1997 nhằm phân giao quyền lực cho các vùng và khu vực địa phương.Ví dụ như trong lĩnh vực y tế, với 152 chức năng chi trả của địa phương trên cảnước, đã xác lập các ưu tiên mang tính địa phương và phân bổ rõ ngân sách. Cácnhà cung ứng nào hoạt động với chất lượng cao hơn sẽ giành được quyền tự chủlớn hơn. 4. Đã tổ chức triển khai hàng loạt sáng kiến tập trung vào việc nâng cao cáckỹ năng trong khu vực công. Bên cạnh những kỹ năng truyền thống về hoạch địnhchính sách, chính phủ đã đề ra những năng lực cốt yếu cần có đối với các côngchức cao cấp, bao gồm các kỹ năng trong quản lý chung và trong tác nghiệp thựchiện các công vụ cụ thể. Từ năm 2005, các mặt mạnh, mặt yếu của từng cơ quanchính phủ được tổ chức đánh giá thông qua các cuộc rà soát về năng lực, do trungương chỉ đạo thực hiện. 5. Trong một số lĩnh vực hoạt động, chính phủ đã nỗ lực hỗ trợ công dân cótiếng nói và ảnh hưởng lớn hơn đối với các dịch vụ công. Ví dụ như phụ huynhcó nhiều lựa chọn hơn về trường học cho các con; bệnh nhân có nhiều thông tinđể quyết định đến điều trị tại bệnh viện nào. Việc tiếp cận các dữ liệu trên mạngđiện tử rất thuận tiện, giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp. Các cuộc cải cách kể từ năm 1997 được chỉ đạo rất sâu sát, quyết liệt, thểhiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ. Đặc biệt là trong những năm đầu cải cách, cácmục tiêu do cấp trung ương đề ra đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác địnhcác phương án cải cách ưu tiên và lộ trình thực hiện. Tuy nhiên, cách tiếp cận nàycòn gây tranh luận. Nhóm các nhà chỉ trích cho rằng cách thức này có nguy cơ làmchệch các nguồn lực vào những hoạt động nhằm đạt được một số mục tiêu dựkiến thay vì tập trung tạo ra các kết quả tốt. Tiếp thu các ý kiến tham gia, nhiềuđịa phương đã xây dựng các mục tiêu cải cách theo cách thức hướng tới kết quảcụ thể. Một số nguồn lực mạnh hơn nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực cải cách đượctạo lập trong năm 2001 tại chính phủ trung ương. Tổ công tác của Thủ tướng, từ30 - 40 người được thành lập để báo cáo Thủ tướng về những vấn đề cải cáchquan trọng nhất và kịp thời giúp các cơ sở tiến hành cải tiến việc cung ứng dịchvụ trên thực tế. Cải cách khu vực công của Vương quốc Anh vẫn còn một chặng đường dàitrước mặt và đang phải đương đầu với những thách thức mới, xuất phát từ hậuquả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng kinh nghiệm cải cách từtrước đến nay của đất nước này là những bài học tham khảo có giá trị lý luận vàthực t ...