Danh mục

Kinh nghiệm xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới cho địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.73 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hợp tác xã ngày nay có vị trí và vai trò rất quan trọng, khi vừa hỗ trợ các thành viên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vừa thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bản chất mô hình hợp tác xã kiểu mới là việc giải phóng sức lao động, sức sáng tạo, trên cơ sở phân chia lợi ích phù hợp giữa các thành viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới cho địa bàn tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 47 - 50 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI CHO ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Nguyễn Thị Lan Anh1*, Đào Thị Hương2 1 Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 2 TÓM TẮT Hợp tác xã ngày nay có vị trí và vai trò rất quan trọng, khi vừa hỗ trợ các thành viên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vừa thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bản chất mô hình hợp tác xã kiểu mới là việc giải phóng sức lao động, sức sáng tạo, trên cơ sở phân chia lợi ích phù hợp giữa các thành viên. Yếu tố mang lại thành công của các hợp tác xã kiểu mới đến từ nhiều phía, trong đó nổi bật lên vấn đề “lợi ích” phải được đặt lên hàng đầu và đóng góp của từng thành viên phải được ghi nhận và trả công tương xứng. Do vậy, mỗi hợp tác xã cần được bố trí, sắp xếp lại tổ chức hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn lợi ích của thành viên với lợi ích của hợp tác xã, tạo động lực khuyến khích để thành viên gắn bó lâu dài với hợp tác xã, có như vậy mới hình thành một mô hình hợp tác xã kiểu mới vận hành và gắn kết lợi ích của thành viên tham gia có hiệu quả. Từ khóa: Hợp tác xã, hợp tác xã kiểu mới, mô hình hợp tác xã kiểu mới, tỉnh Bắc Kạn ĐẶT VẤN ĐỀ* Việc tham gia hợp tác xã (HTX) kiểu mới theo Luật HTX năm 2012 [6], các thành viên HTX được hưởng rất nhiều lợi ích: Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên; được vay vốn từ HTX với lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn; được mua nguyên liệu sản xuất với giá thấp hơn so với trước khi vào HTX (HTX đứng ra mua nguyên liệu với số lượng lớn, giá rẻ, bán lại cho thành viên). Đặc biệt là việc HTX đứng ra là người đại diện cho các thành viên để giải quyết các vấn đề như xây dựng thương hiệu, đàm phán gia nhập thị trường, tổ chức lại sản xuất hiệu quả… đã góp phần hỗ trợ tốt hơn cho cá nhân, hộ gia đình yên tâm, sản xuất, không phải tự bươn trải giống như trước đây. [1] Nhà nước với vai trò quan trọng, trong việc ban hành ra các cơ chế chính sách phù hợp hỗ trợ HTX phát triển; Nhà khoa học với vai trò là người tạo động lực cho HTX phát triển thông qua việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong quá trình sản xuất và Nhà doanh nghiệp với tư cách là đối tác cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các thành viên tham gia HTX [4]. Các đối tượng * Tel: 0916 258995, Email: ctminhanh@gmail.com này tác động qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, phát triển của HTX trong nền kinh tế thị trường [2] Nhà doanh nghiệp là đối tác chính của HTX kiểu mới trong mối quan hệ gắn bó sản xuất kinh doanh [5]. Các doanh nghiệp vừa cung ứng nguyên liệu, dịch vụ cho HTX sản xuất kinh doanh vừa là đối tượng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cho HTX. Tuy nhiên, hiện tại mối quan hệ này chưa chặt chẽ, vẫn còn xuất hiện ở đâu đó việc ép giá mua, giá bán làm thiệt hại cho người sản xuất, đặc biệt là nông dân, gây tâm lý hoang mang, không yên tâm sản xuất của một bộ phận nông dân.[1] THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HTX TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Trong giai đoạn 2015-2017, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có số lượng các HTX biến động liên tục, năm 2015 có 23 HTX, năm 2016 có 43 HTX và năm 2017 có 38 HTX [3]. Các HTX được thành lập và hoạt động rất đa dạng, theo đặc thù của sản phẩm chủ lực của từng huyện/lỵ, với mục tiêu giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm, ổn định thu nhập cho người dân địa phương, tiêu biểu như HTX sản xuất miến dong, HTX sản xuất hồng không hạt, HTX sản xuất cam, quýt, … 47 Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Trên thực tế, số lao động được các HTX giải quyết hàng năm còn khiêm tốn, năm 2015 giải quyết 356 lao động, năm 2016 giải quyết 332 lao động và năm 2017 giải quyết 306 lao động. Khả năng tiêu thụ sản phẩm còn chưa ổn định, điệp khúc được mùa mất giá thường xuyên xảy ra. Thu nhập còn thấp, mức bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2017 đạt 39,6 triệu đồng/người/năm, tăng 5,07% so với năm 2016, tăng 8,11% so với năm 2015, và chỉ đạt 52% so với bình quân chung cả nước (năm 2017 cả nước đạt 53,5 triệu đồng) [3]. Số lượng lao động không ổn định cùng với thu nhập chưa được nâng lên làm cho khả năng phát triển HTX tại địa bàn còn hạn chế. Hiện nay, các HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung có quy mô về vốn, tổ chức nhân lực còn nhỏ, phạm vi hoạt động chưa được mở rộng, chưa có nhiều mô hình HTX điển hình tiên tiến; nhận thức về tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập còn rất hạn chế. Nhiều HTX vẫn trong tình trạng khó khăn, yếu kém kéo dài, năng lực nội tại của các HTX còn yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ lạc hậu; năng lực, trình độ cán bộ quản lý của HTX còn nhiều hạn chế, các thành viên không gắn kết với nhau, sản phẩm sản xuất không tiêu thụ được, không đáp ứng nhiệm vụ sản xuất k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: