Kinh nghiệm xây dựng trung tâm tài chính khu vực - Góc nhìn từ hệ thống ngân hàng
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 257.64 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tổng hợp kinh nghiệm xây dựng hệ thống ngân hàng ở hai trung tâm tài chính lớn của khu vực là Hồng Kông và Singapore. Mặc dù hệ thống ngân hàng ở hai trung tâm tài chính này có những nét khác biệt nhưng đều phục vụ cho mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của trung tâm tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm xây dựng trung tâm tài chính khu vực - Góc nhìn từ hệ thống ngân hàng HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 13. 1Hoàng Thị Phương Thảo* Trần Thị Ngọc Mai* Tóm tắt Bài viết này tổng hợp kinh nghiệm xây dựng hệ thống ngân hàng ở hai trung tâm tài chính lớn của khu vực là Hồng Kông và Singapore. Mặc dù hệ thống ngân hàng ở hai trung tâm tài chính này có những nét khác biệt nhưng đều phục vụ cho mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của trung tâm tài chính. Tuy vậy, tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm riêng mà hệ thống ngân hàng được xây dựng một cách phù hợp nhằm tận dụng lợi thế của từng quốc gia. Kinh nghiệm có được từ hai trung tâm tài chính hàng đầu khu vực sẽ giúp Việt Nam lựa chọn chính sách cho mình khi xây dựng trung tâm tài chính khu vực trong tương lai. Từ khóa: Trung tâm tài chính khu vực, thị trường ngoại hối, ngân hàng. 1. Vai trò các trung tâm tài chính Trong những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế, cụ thể là tài chính đã có những dịch chuyển và bước tiến rõ rệt với sự đa dạng và toàn cầu hóa những dịch vụ tài chính xuyên quốc gia cùng với sự hình thành các môi trường đầu tư năng động và hấp dẫn ở những thị trường mới nổi. Sự phát triển này đã đem lại hàng loạt cơ hội cho các quốc gia trong việc tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu và đổi mới tài chính. Các quốc gia cũng đang tận dụng những thay đổi trong hệ thống tài chính để thu hút vốn đầu tư nhằm kích thích tăng trưởng, và trung tâm tài chính khu vực được xem là một trong những trọng tâm của sự chuyển đổi này. Việc phát triển thành trung tâm tài chính khu vực sẽ đem lại rất nhiều lợi thế cho quốc gia. Khi các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính, và các sàn giao dịch chứng khoán đều tập trung lại một thành phố hoặc vùng sẽ làm tăng 1 *Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: phuongthao@ueh.edu.vn 185 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM sự dịch chuyển về vốn, thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra nguồn thu thuế từ các công ty đặt trụ sở chính tại đây. Ngoài ra, trở thành một trung tâm tài chính sẽ đáp ứng được những nhu cầu xã hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đưa thành phố trở thành một khu đô thị sầm uất. Châu Á được xem là thị trường tiềm năng thu hút các nhà đầu tư với vị trí địa lý thuận lợi cùng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và nhanh chóng. Những lợi thế đó đã làm tăng dòng chảy vốn về cho các quốc gia này. Đây được xem là địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư tài chính thế giới. Các trung tâm nổi bật phải đề cập đến là Hồng Kông, Singapore, Tokyo và Seoul. Bài viết này sẽ tổng hợp những kinh nghiệm về những chiến lược và chính sách của 2 trung tâm tài chính Hồng Kông và Singapore, nhằm đưa ra các tham khảo cho Việt Nam trong định hướng phát triển các thành phố trở thành trung tâm tài chính khu vực. Kế hoạch phát triển toàn diện để đưa một thành phố trở thành trung tâm tài chính liên quan đến rất nhiều khía cạnh, tuy nhiên trong phạm vi giới hạn của bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết và cụ thể việc xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng. 2. Kinh nghiệm từ Hồng Kông Mặc dù Hồng Kông không phải là trung tâm ngân hàng quốc tế lớn so với các khu vực kinh tế khác như New York hay Tokyo, nhưng tại châu Á, Hồng Kông sở hữu một hệ thống tài chính vững mạnh và giữ vị trí quan trọng trong khu vực. Rất nhiều tranh luận đã được đưa ra để lý giải tại sao Hồng Kông có thể phát triển thành trung tâm tài chính toàn cầu. Theo C. R. Schenk (2002), nguyên nhân chủ yếu do sự kết hợp giữa chính sách tự do kinh tế (Laissez-faire) và hệ thống ngân hàng nội địa sôi động đã đưa Hồng Kông trở thành một đặc khu quan trọng của toàn cầu trong những năm 1950 và 1960, đồng thời góp phần trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Sự tham gia của các ngân hàng nội địa đã tạo nét riêng biệt cho Hồng Kông so với các trung tâm tài chính của các nước đang phát triển khác, nơi có khu vực ngân hàng nước ngoài tách biệt với khu vực trong nước. Chính sách tự do kinh tế có lẽ là điểm nổi bật nhất trong sự phát triển kinh tế vượt bậc của Hồng Kông. Chính sách tự do kinh tế được ban hành ở Hồng Kông đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tự do thương mại và các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Bằng cách giảm bớt các biện pháp kiểm soát tỷ giá hối đoái và không kiểm soát dòng vốn quốc tế, thêm vào đó là không xây dựng ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ, Hồng Kông đã tạo ra một môi trường tự do hàng đầu khu vực, thu hút dòng vốn quốc tế, đặc biệt trong những năm 1960. Theo Chung (1983), “Hồng Kông là nơi duy nhất ở châu Á không có bất cứ sự kiểm soát nào về dòng vốn quốc tế và không có sự phân biệt đối với khu vực nước ngoài. Thuế 186 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ở Hồng Kông rất ít và đơn giản. Tỷ suất thuế hiệu lực không vượt quá 15% trên tổng thu nhập. Thuế tiền lãi trên các khoản tiền gửi bằng nội tệ là 10% và không có thuế đánh trên việc rút các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ”. Hồng Kông khởi nguồn từ một làng chài vào thế kỷ 19 và trở thành cảng trung chuyển từ đầu thế kỷ 20 để phục vụ giao thương giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Cho đến những năm 1930, Thượng Hải vẫn thống trị nền kinh tế tài chính quốc tế Đông Á, mặc dù nhiều ngân hàng đã lập chi nhánh ở Hồng Kông. Nhưng những bất ổn về kinh tế và chính trị xảy ra ở Trung Quốc t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm xây dựng trung tâm tài chính khu vực - Góc nhìn từ hệ thống ngân hàng HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 13. 1Hoàng Thị Phương Thảo* Trần Thị Ngọc Mai* Tóm tắt Bài viết này tổng hợp kinh nghiệm xây dựng hệ thống ngân hàng ở hai trung tâm tài chính lớn của khu vực là Hồng Kông và Singapore. Mặc dù hệ thống ngân hàng ở hai trung tâm tài chính này có những nét khác biệt nhưng đều phục vụ cho mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của trung tâm tài chính. Tuy vậy, tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm riêng mà hệ thống ngân hàng được xây dựng một cách phù hợp nhằm tận dụng lợi thế của từng quốc gia. Kinh nghiệm có được từ hai trung tâm tài chính hàng đầu khu vực sẽ giúp Việt Nam lựa chọn chính sách cho mình khi xây dựng trung tâm tài chính khu vực trong tương lai. Từ khóa: Trung tâm tài chính khu vực, thị trường ngoại hối, ngân hàng. 1. Vai trò các trung tâm tài chính Trong những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế, cụ thể là tài chính đã có những dịch chuyển và bước tiến rõ rệt với sự đa dạng và toàn cầu hóa những dịch vụ tài chính xuyên quốc gia cùng với sự hình thành các môi trường đầu tư năng động và hấp dẫn ở những thị trường mới nổi. Sự phát triển này đã đem lại hàng loạt cơ hội cho các quốc gia trong việc tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu và đổi mới tài chính. Các quốc gia cũng đang tận dụng những thay đổi trong hệ thống tài chính để thu hút vốn đầu tư nhằm kích thích tăng trưởng, và trung tâm tài chính khu vực được xem là một trong những trọng tâm của sự chuyển đổi này. Việc phát triển thành trung tâm tài chính khu vực sẽ đem lại rất nhiều lợi thế cho quốc gia. Khi các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính, và các sàn giao dịch chứng khoán đều tập trung lại một thành phố hoặc vùng sẽ làm tăng 1 *Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: phuongthao@ueh.edu.vn 185 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM sự dịch chuyển về vốn, thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra nguồn thu thuế từ các công ty đặt trụ sở chính tại đây. Ngoài ra, trở thành một trung tâm tài chính sẽ đáp ứng được những nhu cầu xã hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đưa thành phố trở thành một khu đô thị sầm uất. Châu Á được xem là thị trường tiềm năng thu hút các nhà đầu tư với vị trí địa lý thuận lợi cùng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và nhanh chóng. Những lợi thế đó đã làm tăng dòng chảy vốn về cho các quốc gia này. Đây được xem là địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư tài chính thế giới. Các trung tâm nổi bật phải đề cập đến là Hồng Kông, Singapore, Tokyo và Seoul. Bài viết này sẽ tổng hợp những kinh nghiệm về những chiến lược và chính sách của 2 trung tâm tài chính Hồng Kông và Singapore, nhằm đưa ra các tham khảo cho Việt Nam trong định hướng phát triển các thành phố trở thành trung tâm tài chính khu vực. Kế hoạch phát triển toàn diện để đưa một thành phố trở thành trung tâm tài chính liên quan đến rất nhiều khía cạnh, tuy nhiên trong phạm vi giới hạn của bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết và cụ thể việc xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng. 2. Kinh nghiệm từ Hồng Kông Mặc dù Hồng Kông không phải là trung tâm ngân hàng quốc tế lớn so với các khu vực kinh tế khác như New York hay Tokyo, nhưng tại châu Á, Hồng Kông sở hữu một hệ thống tài chính vững mạnh và giữ vị trí quan trọng trong khu vực. Rất nhiều tranh luận đã được đưa ra để lý giải tại sao Hồng Kông có thể phát triển thành trung tâm tài chính toàn cầu. Theo C. R. Schenk (2002), nguyên nhân chủ yếu do sự kết hợp giữa chính sách tự do kinh tế (Laissez-faire) và hệ thống ngân hàng nội địa sôi động đã đưa Hồng Kông trở thành một đặc khu quan trọng của toàn cầu trong những năm 1950 và 1960, đồng thời góp phần trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Sự tham gia của các ngân hàng nội địa đã tạo nét riêng biệt cho Hồng Kông so với các trung tâm tài chính của các nước đang phát triển khác, nơi có khu vực ngân hàng nước ngoài tách biệt với khu vực trong nước. Chính sách tự do kinh tế có lẽ là điểm nổi bật nhất trong sự phát triển kinh tế vượt bậc của Hồng Kông. Chính sách tự do kinh tế được ban hành ở Hồng Kông đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tự do thương mại và các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Bằng cách giảm bớt các biện pháp kiểm soát tỷ giá hối đoái và không kiểm soát dòng vốn quốc tế, thêm vào đó là không xây dựng ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ, Hồng Kông đã tạo ra một môi trường tự do hàng đầu khu vực, thu hút dòng vốn quốc tế, đặc biệt trong những năm 1960. Theo Chung (1983), “Hồng Kông là nơi duy nhất ở châu Á không có bất cứ sự kiểm soát nào về dòng vốn quốc tế và không có sự phân biệt đối với khu vực nước ngoài. Thuế 186 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ở Hồng Kông rất ít và đơn giản. Tỷ suất thuế hiệu lực không vượt quá 15% trên tổng thu nhập. Thuế tiền lãi trên các khoản tiền gửi bằng nội tệ là 10% và không có thuế đánh trên việc rút các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ”. Hồng Kông khởi nguồn từ một làng chài vào thế kỷ 19 và trở thành cảng trung chuyển từ đầu thế kỷ 20 để phục vụ giao thương giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Cho đến những năm 1930, Thượng Hải vẫn thống trị nền kinh tế tài chính quốc tế Đông Á, mặc dù nhiều ngân hàng đã lập chi nhánh ở Hồng Kông. Nhưng những bất ổn về kinh tế và chính trị xảy ra ở Trung Quốc t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trung tâm tài chính Hệ thống ngân hàng Thị trường ngoại hối Sàn giao dịch chứng khoán Chính sách tự do kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 339 0 0
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 167 0 0 -
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 5: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng
13 trang 157 0 0 -
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn bằng việc củng cố thị phần trong phân phối
61 trang 150 0 0 -
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính II
75 trang 141 0 0 -
335 trang 97 4 0
-
9 trang 85 0 0
-
357 trang 82 3 0
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 6 - ThS. Hà Lâm Oanh
5 trang 64 1 0 -
Giáo trình Kinh doanh ngoại hối: Phần 1
267 trang 59 0 0