Kính ngữ trong tiếng Nhật nhìn từ góc độ văn hóa
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 836.70 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tổng quan về kính ngữ trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đến việc thể hiện chi tiết cách dùng kính ngữ ở các tình huống phù hợp trong công ty. Kính ngữ trong doanh nghiệp được thể hiện rất rõ trong giao tiếp hằng ngày đối với cấp trên và đồng nghiệp, cách nhận và gọi điện thoại cho đối tác hoặc khách hàng, đến việc sử dụng kính ngữ trong các cuộc họp và các buổi thuyết trình dự án của công ty, kính ngữ trong các bản hợp đồng đối với các đối tác khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kính ngữ trong tiếng Nhật nhìn từ góc độ văn hóa KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA Nguyễn Phan Hạnh Nguyên, Nguyễn Võ Thuỳ Ngân, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Võ Đ nh Gia Phúc Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lưu Thế Bảo Anh TÓM TẮT Qua một thời gian tìm hiểu, chúng tôi đã có những hiểu biết sâu sắc về việc sử dụng kính ngữ trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Từ việc tổng quan về kính ngữ trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đến việc thể hiện chi tiết cách dùng kính ngữ ở các tình huống phù hợp trong công ty. Kính ngữ trong doanh nghiệp được thể hiện rất rõ trong giao tiếp hằng ngày đối với cấp trên và đồng nghiệp, cách nhận và gọi điện thoại cho đối tác hoặc khách hàng, đến việc sử dụng kính ngữ trong các cuộc họp và các buổi thuyết trình dự án của công ty, kính ngữ trong các bản hợp đồng đối với các đối tác khác. Các công ty Nhật Bản đã xây dựng được nét văn hóa đặc trưng riêng, từ đó đã đem lại hiệu quả cao trong quá trình làm việc và mang đến những kết quả thực tế cho nền công nghiệp Nhật Bản. Từ đó, có thể nhận thấy được sự tinh tế và tầm quan trọng của kính ngữ trong văn hóa doanh nghiệp đến từ đất nước Mặt Trời Mọc. Từ khóa: kính ngữ, Nhật Bản, tiếng Nhật, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa Nhật Bản. 1 KHÁI NIỆM “KÍN NGỮ TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN” Kính ngữ (KN) là những từ ngữ, cách nói được thêm hoặc thay vào trong câu để thể hiện sự tôn trọng, kính nể của người nói đối với hành vi hoặc trạng thái của đối tượng được nhắc đến trong câu; trong trường hợp đối tượng là những người có kinh nghiệm, chức vụ cao hơn trong công việc, những người lớn tuổi. Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là những hành vi, những giá trị tinh thần được tạo ra và chia sẻ bởi những thành viên trong doanh nghiệp, tạo thành bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Hình 1. Mức độ tôn kính của các cách nói kính ngữ 2861 2 CÁC DẠNG THỨC TÔN KÍNH NGỮ Trong tiếng Nhật chúng ta thấy có ba dạng thức tôn KN như sau: 2.1 Động từ chia theo dạng thức ở thể bị động Động từ ở thể bị động có thể được dùng làm động từ tôn kính. Cách chia: V ます + られます. VD: 山田さんは本を借りています。 Anh Yamada đang mượn sách. 山田先輩は本を借りられています。 Tiền bối Yamada đang mượn sách. 2.2 Động từ chia theo dạng thức “お + V ます + になります” Động từ chia お + V ます + になります có mức độ tôn kính cao hơn động từ ở thể bị động; chỉ dùng với động từ nhóm I và động từ nhóm II có 2 âm tiết trở lên. VD: ここに掛けます。 Hãy ngồi chỗ này. こちらにお掛けになってください。 Xin mời ngồi vị trí này. 2.3 Động từ chia theo dạng thức tôn kính ngữ đặc biệt Một số động từ bất quy tắc mang ý nghĩa tôn kính, không theo cấu trúc お + V ます + になり ます nhưng mức độ tôn kính vẫn tương đương. Lưu ý những động từ いらっしゃいます、 おっしゃいます、 くださいます、なさいます là động từ nhóm I nhưng khi chia thể thì sẽ biến đổi theo hàng ら trừ thể ます. Bảng 1. Một số động từ tôn kính ngữ đặc biệt Động từ thể ます Tôn kính ngữ (尊敬語) Động từ thể ます Tôn kính ngữ (尊敬語) います いらっしゃいます 死にます お亡くなりになります 行きます いらっしゃいます 食べます 召し上がります 来ます おいでになります 飲みます 言います おっしゃいます 見ます ご覧になります くれます くださいます あります ございます します なさいます 着ます お召しになります 知っています ご存じです 寝ます お休みになります 2862 Ngoài ra còn có cách nói dùng để thay thế cho mẫu ngữ pháp V てください khi muốn nhờ vả hoặc mời ai làm một việc gì đó, chúng ta dùng cách nói này để thể hiện sự kính trọng. Đối với những động từ nhóm I và II: お+V ます +ください. Đối với những động từ nhóm III: ご+V します +ください. Lưu ý không dùng cách nói này với những tôn KN đặc biệt nhưng đối với động từ 召し上が ります thì chúng ta có thể nói là お召し上がりください (Xin mời anh/chị dùng bữa) và ご覧 になります sẽ thành ご覧ください (Xin mời anh/chị xem). 2.4 Động từ chia theo dạng thức V ます +まして Khi muốn nói một cách lịch sự, đôi khi động từ thể て còn được biến đổi thành V ます +まし て. Trong câu dùng KN, để đảm bảo tính nhất quán thì まして thường được dùng. VD: 昨日彼女は買い物をして、コーヒーを飲みました。 Hôm qua, cô ấy đã đi mua sắm rồi đi uống cà phê. 昨日彼女はお買い物をしまして、コーヒーを召し上がりました。 Hôm qua, cô ấy đã đi mua sắm rồi đi uống cà phê. 2.5 Dạng thức kính ngữ của danh từ, tính từ, phó từ Ngoài động từ thì một bộ phận danh từ, tính từ, phó từ có thể trở thành KN khi chúng ta thêm お hoặc ご vào trước chúng. Tùy từng từ nhưng nhìn chung thì お được dùng với những từ thuần Nhật (âm kun), còn ご được dùng với những từ có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc (âm on). Không thêm vào trước các từ ngoại lai như コーヒー、レストラン… và trước danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên, đồ vật công cộng, động vật, thực vật. Danh từ, tính từ, phó từ không được phân thành dạng tôn KN hay khiêm nhường ngữ mà chỉ thể hiện sự trang trọng hơn cho câu văn. Một số danh từ, tính từ, phó từ đặc biệt: Bảng 2. Danh từ, tính từ, phó từ tôn kính ngữ đặc biệt Danh từ/tính từ/phó từ Kính ngữ Danh từ/tính từ/phó từ Kính ngữ 私 わたくし ここ こちら 今 ただ今 そこ そちら 2863 Danh từ/tính từ/phó từ Kính ngữ Danh từ/tính từ/phó từ Kính ngữ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kính ngữ trong tiếng Nhật nhìn từ góc độ văn hóa KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA Nguyễn Phan Hạnh Nguyên, Nguyễn Võ Thuỳ Ngân, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Võ Đ nh Gia Phúc Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lưu Thế Bảo Anh TÓM TẮT Qua một thời gian tìm hiểu, chúng tôi đã có những hiểu biết sâu sắc về việc sử dụng kính ngữ trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Từ việc tổng quan về kính ngữ trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đến việc thể hiện chi tiết cách dùng kính ngữ ở các tình huống phù hợp trong công ty. Kính ngữ trong doanh nghiệp được thể hiện rất rõ trong giao tiếp hằng ngày đối với cấp trên và đồng nghiệp, cách nhận và gọi điện thoại cho đối tác hoặc khách hàng, đến việc sử dụng kính ngữ trong các cuộc họp và các buổi thuyết trình dự án của công ty, kính ngữ trong các bản hợp đồng đối với các đối tác khác. Các công ty Nhật Bản đã xây dựng được nét văn hóa đặc trưng riêng, từ đó đã đem lại hiệu quả cao trong quá trình làm việc và mang đến những kết quả thực tế cho nền công nghiệp Nhật Bản. Từ đó, có thể nhận thấy được sự tinh tế và tầm quan trọng của kính ngữ trong văn hóa doanh nghiệp đến từ đất nước Mặt Trời Mọc. Từ khóa: kính ngữ, Nhật Bản, tiếng Nhật, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa Nhật Bản. 1 KHÁI NIỆM “KÍN NGỮ TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN” Kính ngữ (KN) là những từ ngữ, cách nói được thêm hoặc thay vào trong câu để thể hiện sự tôn trọng, kính nể của người nói đối với hành vi hoặc trạng thái của đối tượng được nhắc đến trong câu; trong trường hợp đối tượng là những người có kinh nghiệm, chức vụ cao hơn trong công việc, những người lớn tuổi. Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là những hành vi, những giá trị tinh thần được tạo ra và chia sẻ bởi những thành viên trong doanh nghiệp, tạo thành bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Hình 1. Mức độ tôn kính của các cách nói kính ngữ 2861 2 CÁC DẠNG THỨC TÔN KÍNH NGỮ Trong tiếng Nhật chúng ta thấy có ba dạng thức tôn KN như sau: 2.1 Động từ chia theo dạng thức ở thể bị động Động từ ở thể bị động có thể được dùng làm động từ tôn kính. Cách chia: V ます + られます. VD: 山田さんは本を借りています。 Anh Yamada đang mượn sách. 山田先輩は本を借りられています。 Tiền bối Yamada đang mượn sách. 2.2 Động từ chia theo dạng thức “お + V ます + になります” Động từ chia お + V ます + になります có mức độ tôn kính cao hơn động từ ở thể bị động; chỉ dùng với động từ nhóm I và động từ nhóm II có 2 âm tiết trở lên. VD: ここに掛けます。 Hãy ngồi chỗ này. こちらにお掛けになってください。 Xin mời ngồi vị trí này. 2.3 Động từ chia theo dạng thức tôn kính ngữ đặc biệt Một số động từ bất quy tắc mang ý nghĩa tôn kính, không theo cấu trúc お + V ます + になり ます nhưng mức độ tôn kính vẫn tương đương. Lưu ý những động từ いらっしゃいます、 おっしゃいます、 くださいます、なさいます là động từ nhóm I nhưng khi chia thể thì sẽ biến đổi theo hàng ら trừ thể ます. Bảng 1. Một số động từ tôn kính ngữ đặc biệt Động từ thể ます Tôn kính ngữ (尊敬語) Động từ thể ます Tôn kính ngữ (尊敬語) います いらっしゃいます 死にます お亡くなりになります 行きます いらっしゃいます 食べます 召し上がります 来ます おいでになります 飲みます 言います おっしゃいます 見ます ご覧になります くれます くださいます あります ございます します なさいます 着ます お召しになります 知っています ご存じです 寝ます お休みになります 2862 Ngoài ra còn có cách nói dùng để thay thế cho mẫu ngữ pháp V てください khi muốn nhờ vả hoặc mời ai làm một việc gì đó, chúng ta dùng cách nói này để thể hiện sự kính trọng. Đối với những động từ nhóm I và II: お+V ます +ください. Đối với những động từ nhóm III: ご+V します +ください. Lưu ý không dùng cách nói này với những tôn KN đặc biệt nhưng đối với động từ 召し上が ります thì chúng ta có thể nói là お召し上がりください (Xin mời anh/chị dùng bữa) và ご覧 になります sẽ thành ご覧ください (Xin mời anh/chị xem). 2.4 Động từ chia theo dạng thức V ます +まして Khi muốn nói một cách lịch sự, đôi khi động từ thể て còn được biến đổi thành V ます +まし て. Trong câu dùng KN, để đảm bảo tính nhất quán thì まして thường được dùng. VD: 昨日彼女は買い物をして、コーヒーを飲みました。 Hôm qua, cô ấy đã đi mua sắm rồi đi uống cà phê. 昨日彼女はお買い物をしまして、コーヒーを召し上がりました。 Hôm qua, cô ấy đã đi mua sắm rồi đi uống cà phê. 2.5 Dạng thức kính ngữ của danh từ, tính từ, phó từ Ngoài động từ thì một bộ phận danh từ, tính từ, phó từ có thể trở thành KN khi chúng ta thêm お hoặc ご vào trước chúng. Tùy từng từ nhưng nhìn chung thì お được dùng với những từ thuần Nhật (âm kun), còn ご được dùng với những từ có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc (âm on). Không thêm vào trước các từ ngoại lai như コーヒー、レストラン… và trước danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên, đồ vật công cộng, động vật, thực vật. Danh từ, tính từ, phó từ không được phân thành dạng tôn KN hay khiêm nhường ngữ mà chỉ thể hiện sự trang trọng hơn cho câu văn. Một số danh từ, tính từ, phó từ đặc biệt: Bảng 2. Danh từ, tính từ, phó từ tôn kính ngữ đặc biệt Danh từ/tính từ/phó từ Kính ngữ Danh từ/tính từ/phó từ Kính ngữ 私 わたくし ここ こちら 今 ただ今 そこ そちら 2863 Danh từ/tính từ/phó từ Kính ngữ Danh từ/tính từ/phó từ Kính ngữ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kính ngữ trong tiếng Nhật Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản Văn hóa Nhật Bản Giao tiếp tiếng Nhật Kính ngữ trong giao tiếpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 2
170 trang 254 0 0 -
Biểu tượng hoa trong thơ haiku của Matsuo Basho và Yosa Buson
10 trang 230 0 0 -
Sự khác nhau của mỗi vùng miền chứa đựng trong món Ozoni truyền thống ngày tết Nhật Bản
6 trang 223 0 0 -
Biểu hiện văn hóa Nhật Bản qua tiếng Nhật thư tín
4 trang 148 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 109 0 0 -
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản: Sân khấu truyền thống Nhật Bản
120 trang 99 0 0 -
N5 TRY! 日本語能力試験 N5 文法から伸ばす日本語 英語版: Phần 1
66 trang 90 0 0 -
138 trang 87 0 0
-
Sổ tay cư trú người nước ngoài
28 trang 83 0 0 -
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 1
180 trang 65 0 0